THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1380
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 10 - Động lực học chất điểm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3894

Ôn tập trắc nghiệm Lực ma sát Vật Lý Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Một vật khối lượng 200g treo vào lực kế trong một thang máy chuyển động biến đổi đều. Xác định hướng chuyển động của thang máy khi số chỉ của lực kế là 1,6N. Lấy (g = 10m/s2 )

A.
Thang máy đi lên nhanh dần đều
B.
Thang máy đi xuống chậm dần đều
C.
Thang máy đi lên chậm dần đều
D.
Thang máy đi xuống thẳng đều
Câu 2

Hệ quy chiếu nào sau đây là hệ quy chiếu phi quán tính

A.
Hệ quy chiếu gắn với một toa tàu đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi so với mặt đất.
B.
Hệ quy chiếu gắn với bánh xe trước của một xe đạp đang chuyển động thẳng đều
C.
Hệ quy chiếu gắn với một ghế ngồi trên một đu quay
D.
Hệ quy chiếu gắn với một ô tô đang bắt đầu chuyển bánh
Câu 3

Khi nào thì trọng lượng của một vật tăng hoặc giảm?

A.
Khi một vật di chuyển từ xích đạo tới một địa cực, trọng lượng của nó tăng lên
B.
Khi một người đi thang máy, trọng lượng của người đó có thể tăng hoặc giảm
C.
Khi một nhà du hành vũ trụ ở trong con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất, trọng lượng của người đó giảm xuống bằng 0
D.
Trọng lượng của một vật có giá trị khác nhau tùy theo cách chuyển động của người đó.
Câu 4

Một toa tàu đang chuyển động theo chiều mũi tên. Chiếc lò xo dãn ra. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A.
Toa tàu đang chạy chậm dần
B.
Toa tàu đang chạy nhanh dần
C.
Toa tàu đang chạy với vận tốc không đổi
D.
Toa tàu đang phanh gấp
Câu 5

Đâu là biểu thức đúng của lực quán tính:

A.
\( \overrightarrow {{F_{qt}}} = m\vec a\)
B.
\( \overrightarrow {{F_{qt}}} =- m\vec a\)
C.
\( \overrightarrow {{F_{qt}}} = m a\)
D.
\( \overrightarrow {{F_{qt}}} =- m a\)
Câu 6

Hệ quy chiếu phi quán tính là:

A.
Hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.
B.
Hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động không có gia tốc.
C.
Hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động thẳng đều
D.
Hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển đứng yên
Câu 7

Một người đứng yên trên một cân lò xo trước khi vào thang máy, thấy kim chỉ 60kg. Khi đứng trên đó trong thang máy chuyển động thấy kim chỉ 72kg. Điều đó xảy ra trong trường hợp nào sau đây?

A.
Thang máy sắp dừng lại khi đang chuyển động trở lên
B.
Thang máy sắp dừng lại khi đang chuyển động trở xuống
C.
Thang máy đang chuyển động đều trở lên
D.
Thang máy đang chuyển động đều trở xuống
Câu 8

Lò xo có độ cứng (50N/m ), vật có khối lượng (400g ) gắn vào lò xo, một đầu lò xo cố định như hình sau. Biết hệ số ma sát của vật m với A là (10-6  = 0,1), xe A chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc (4m/s2). Độ biến dạng của lò xo là:

A.
1,15cm
B.
2cm
C.
2,4cm
D.
3,4cm
Câu 9

Xe chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương ngang, trong xe có treo một con lắc đơn. Lấy g = 10m/s2 , Gia tốc của xe có giá trị là bao nhiêu để góc lệch của con lắc so với phương thẳng đứng là 300

A.
1,12m/s2
B.
2,24m/s2
C.
4,32m/s2
D.
5,77m/s2
Câu 10

Áp lực của một vật nặng 40kg được đặt cố định trên sàn thang máy trong các trường hợp sau có giá trị là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2. Thang máy đi thẳng đều

A.
400N
B.
800N
C.
40N
D.
80N
Câu 11

Vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng nhãn dài (l = 10m ), góc nghiêng (\(\alpha = 30^0\)) . Hỏi vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang bao lâu khi xuống hết mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát với mặt phẳng ngang là ( 10-6 = 0,1 ).

A.
5s
B.
10s
C.
15s
D.
20s
Câu 12

Từ mặt đất ném một vật khối lượng (5kg ) lên cao theo phương thẳng đứng. Thời gian đạt độ cao cực đại là t1 và thời gian trở lại mặt đất là t2. Biết \( {t_1} = \frac{{{t_2}}}{2}\) , (g = 10m/s2) . Lực cản của không khí (xem như không đổi) có giá trị là:

A.
83,33N
B.
44,1N
C.
30N
D.
56,67N
Câu 13

Vật được thả trượt trên mặt phẳng nghiêng dài AB = 2,5m, góc nghiêng α = 300 như hình vẽ, có hệ số ma sát µ = 0,2. Cho g = 10m/s2. Tính vận tốc vật đạt được ở chân mặt phẳng nghiêng và thời gian vật đi hết mặt phẳng nghiêng

A.
3m/s; 6s
B.
4,05m/s; 6s
C.
3m/s; 2,6s          
D.
4,05m/s; 1,24s
Câu 14

Cho cơ hệ như hình vẽ, hai vật m1, m2 được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không giãn, bắc qua một ròng rọc nhỏ. Biết m= 2 kg; m2 = 3 kg; α = 30o; β = 45o; g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát, xác định gia tốc của cơ hệ và sức căng của sợi dây? 

A.
1m/s2; 10N
B.
3,5m/s2; 16N
C.
2,2m/s2; 14,5N
D.
4m/s2; 16N
Câu 15

Một vật lúc đầu nằm trên một máng nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

A.
 lực ma sát.
B.
 phản lực.
C.
lực tác dụng ban đầu
D.
quán tính.
Câu 16

Chọn câu đúng. Khi tác dụng lực lên vật mà vật vẫn đứng yên trên mặt sàn nằm ngang , lực ma sát nghỉ luôn

A.
Cùng hướng với ngoại lực.
B.
Có giá trị xác định và không thay đổi.
C.
Cân bằng với trọng lực.
D.
Cân bằng với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
Câu 17

Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là lực:

A.
 ma sát
B.
 ma sát lăn
C.
 ma sát nghỉ
D.
ma sát trượt
Câu 18

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay đẩy vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì

A.
Quán tính
B.
 Lực đẩy của tay
C.
 Lực ma sát
D.
Trọng lực
Câu 19

Câu nói về lực ma sát nào sau đây là sai??

A.
 Lực ma sát thường cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên và mài mòn vật.
B.
Lực ma sát lăn lớn hơn cả ma sát trượt và ma sát nghỉ.
C.
 Lực ma sát cần thiết cho sự chuyển động của người, của vật, của xe cộ trên mặt đất.
D.
Lực ma sát sẽ cân bằng với lực kéo khi vật chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.
Câu 20

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ

A.
Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
B.
Quả bóng lăn trên mặt đường.
C.
Chuyển động của cành cây khi gió thổi
D.
Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc
Câu 21

Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:

A.
20000N
B.
Lớn hơn 20000N
C.
Nhỏ hơn 20000N
D.
Không thể tính được
Câu 22

Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:

A.
Fms = 35N
B.
 Fms = 50N
C.
Fms > 35N
D.
Fms < 35N
Câu 23

Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là:

A.
500N
B.
 Lớn hơn 500N
C.
Nhỏ hơn 500N
D.
Chưa thể tính được
Câu 24

Ý nghĩa của vòng bi là:

A.
thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt
B.
thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
C.
thay ma sát lăn bằng ma sát trượt
D.
thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt
Câu 25

Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để:

A.
tăng ma sát lăn
B.
 tăng ma sát trượt
C.
tăng quán tính
D.
 tăng ma sát nghỉ
Câu 26

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

A.
Ma sát làm mòn lốp xe
B.
 Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C.
Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
D.
Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 27

Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.

A.
Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc
B.
 Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động
C.
Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động
D.
Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 28

Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát.

A.
Phanh xe để xe dừng lại
B.
Khi đi trên nền đất trơn.
C.
Khi kéo vật trên mặt đất
D.
Để ô tô vượt qua chỗ lầy
Câu 29

Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.

A.
Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống
B.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén
C.
Lực xuất hiện làm mòn lốp xe
D.
Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động
Câu 30

Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

A.
Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn
B.
 Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
C.
Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
D.
Để tiết kiệm vật liệu
Câu 31

Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?

A.
Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
B.
Rắc cát trên đường ray xe lửa
C.
Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn
D.
Tra dầu vào xích xe đạp
Câu 32

Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?

A.
Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm
B.
Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột
C.
Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt
D.
Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe
Câu 33

Hiển đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

A.
Lăn vật
B.
Kéo vật
C.
 Cả 2 cách như nhau
D.
Không so sánh được.
Câu 34

Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. 

A.
Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
B.
Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
C.
Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
D.
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 35

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

A.
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
B.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C.
 Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
D.
.Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Câu 36

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ

A.
 Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
B.
 Quả dừa rơi từ trên cao xuống
C.
 Chuyển động của cành cây khi gió thổi
D.
Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 37

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn

A.
Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
B.
 Ma sát khi đánh diêm
C.
Ma sát tay cầm quả bóng
D.
Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 38

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt

A.
Viên bi lăn trên cát
B.
Bánh xe đạp chạy trên đường
C.
Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động
D.
Khi viết phấn trên bảng
Câu 39

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A.
ma sát trượt
B.
ma sát nghỉ
C.
ma sát lăn
D.
lực quán tính
Câu 40

 Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

A.
 tăng ma sát trượt
B.
 tăng ma sát lăn
C.
 tăng ma sát nghỉ
D.
tăng quán tính
Câu 41

Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A.
 Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
B.
Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C.
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
D.
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 42

 Có mấy loại lực ma sát?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 43

Một vật có khối lượng m = 500 g trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v0, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \(\mu=0,3\) góc nghiêng  (lấy g = 10m/s2 ), sau 1,5 (s) vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận tốc là v = 12m/s, sau đó vật tiếp tục trượt trên mặt sàn nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là \(\mu' =0,5\). Quãng đường vật đi được trên mặt sàn ngang là

A.
14,4 m              
B.
17,2 m              
C.
3,6 m                    
D.
7,2 m
Câu 44

Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 300) , được truyền một vận tốc ban đầu v0=2m/s. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Sau khi đạt tới độ cao H, vật sẽ chuyển động như thế nào ?

A.
Vậy vật đổi chiều chuyển động, chuyển động chậm dần đều xuống với gia tốc 0,19m/s2
B.
Vậy vật đổi chiều chuyển động, chuyển động nhanh dần đều xuống với gia tốc 0,29 m/s2
C.
Vậy vật đổi chiều chuyển động, chuyển động nhanh dần đều xuống với gia tốc 0,19m/s2
D.
Vậy vật đổi chiều chuyển động, chuyển động chậm dần đều xuống với gia tốc 0,29 m/s2
Câu 45

Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 300) , được truyền một vận tốc ban đầu v0=2m/s. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Tính độ cao lớn nhất (H) mà vật đạt tới.

A.
13,1 cm
B.
13,2 cm
C.
13,3 cm
D.
13,4 cm
Câu 46

Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 300) , được truyền một vận tốc ban đầu v0=2m/s Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Gia tốc của vật.

A.
-5,45 m/s2
B.
- 6,45 m/s2
C.
- 7,45 m/s2
D.
- 8,45 m/s2
Câu 47

Một vật có khối lượng 1,0 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm nó đi được 80 cm trong 2 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực kéo có độ lớn là

A.
3,34N
B.
4,34N
C.
5,34N
D.
2,34N
Câu 48

Một xe trượt khối lượng m =80 kg, trượt từ trên đỉnh núi xuống. Sau khi đã thu được vận tốc 10 m/s nó tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Tính lực ma sát tác dụng lên xe trên đoạn đường nằm ngang, nếu biết rằng xe đó dừng lại sau khi đã đi được 40m?

A.
-50N
B.
-100N           
C.
-150N
D.
-200N
Câu 49

Một xe trượt khối lượng m =80 kg, trượt từ trên đỉnh núi xuống. Sau khi đã thu được vận tốc 5 m/s nó tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Tính lực ma sát tác dụng lên xe trên đoạn đường nằm ngang, nếu biết rằng xe đó dừng lại sau khi đã đi được 40m?

A.
-20 N
B.
-25 N
C.
-30 N
D.
- 35 N
Câu 50

Một vận động viên môn hockey (khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là bao nhiêu biết quả bóng dừng lại sau khi đi được quãng đường 51m. Cho g= 9,8m/s2.

A.
0,03.              
B.
0,01          
C.
0,10.                        
D.
0,20.