THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1406
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: Hóa học 12 - Polime Và Vật Liệu Polime
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 586

Ôn tập trắc nghiệm Đại cương về polime Hóa Học Lớp 12 Phần 3

Câu 1

Đốt polietilen rồi cho sp qua bình Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 10 gam kết tủa.Hãy tính m trong bình thay đổi như thế nào?

A.
Tăng 4,4 gam       
B.
Tăng 6,2 gam
C.
Giảm 3,8 gam     
D.
Giảm 5,6 gam
Câu 2

Trùng hợp 5,6lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là 

A.
4,3 gam.       
B.
7,3 gam.        
C.
5,3 gam.      
D.
6,3 gam.
Câu 3

Nhiệt phân nhựa cây gutta peccha được một chất lỏng X chứa 88,23% C; 11,76% H. Cứ 0,34 g X phản ứng với dd Br2 dư cho 1,94 g một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Biết X phản ứng với H2 dư được isopentan và khi trùng hợp X được polime có tính đàn hồi. CTCT của X là

A.
CH2=C=C(CH3)2.  
B.
HC≡C–CH(CH3)2.
C.
CH2=C(CH3)–CH=CH2.  
D.
CH2=CH–CH=CH2.
Câu 4

Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là      

A.
1:2       
B.
1:1      
C.
2:1      
D.
3:1
Câu 5

Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:    

Metan → (hs 15%)  Axetilen → (hs 95%)  Vinyl clorua → (hs 90%) PVC

Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)?

A.
5589m3       
B.
5883m3
C.
2941m3           
D.
5880m3
Câu 6

Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy cho lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m g, bình 2 có 100 g kết tủa. Giá trị của m là   

A.
9
B.
18
C.
36
D.
54
Câu 7

Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch trong bình thay đổi như thế nào?

A.
Tăng 4,4g    
B.
Tăng 6,2g
C.
Giảm 3,8g      
D.
Giảm 5,6g
Câu 8

Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng ta thêm 400 ml dung dịch nước brom 0,125M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là

A.
4,16 gam. 
B.
5,20 gam.       
C.
1,02 gam.       
D.
2,08 gam.
Câu 9

Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X là polime nào dưới đây?

A.
Polipropilen 
B.
Tinh bột
C.
Polivinyl clorua (PVC)     
D.
Polistiren (PS)
Câu 10

Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất 90%?

A.
13500n (kg)         
B.
13500 g
C.
150n (kg)         
D.
13,5 (kg)
Câu 11

Đốt cháy 1V hidrocacbon Y cần 6V khí oxi và tạo ra 4V khí CO2. Từ hidrocacbon Y trên tạo ra được bao nhiêu polime trùng hợp? 

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 12

Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)

Gỗ → (35%)  glucôzơ → (80%) ancol etylic → (60%) Butađien-1,3 → (100%) Cao su Buna.

Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?

A.
35,714 tấn.   
B.
17,857 tấn.     
C.
8,929 tấn.      
D.
18,365 tấn.
Câu 13

Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là

A.
4
B.
6
C.
5
D.
3
Câu 14

Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là:

A.
1:3   
B.
1:2       
C.
2:3          
D.
3:5
Câu 15

Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 16

Một loại cao su chứa 2% S. Hỏi cứ bao nhiêu mắt xích izopren thì có một cầu nối ddiissunfua –S-S-?

A.
46        
B.
64          
C.
80   
D.
40
Câu 17

huỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là

A.
453       
B.
382    
C.
328         
D.
479
Câu 18

Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là

A.
PE         
B.
PP       
C.
PVC     
D.
Teflon
Câu 19

Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là

A.
1 : 1.    
B.
1 : 2.   
C.
2 : 3    
D.
1 : 3
Câu 20

Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là

A.
80% ; 22,4 gam.    
B.
90% ; 25,2 gam.
C.
20% ; 25,2 gam.       
D.
10%; 28 gam.
Câu 21

Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là

A.
12.000     
B.
13.000        
C.
15.000    
D.
17.000
Câu 22

Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)     

A.
2,55      
B.
2,8    
C.
2,52    
D.
3,6
Câu 23

Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

A.
113 và 152. 
B.
121 và 114. 
C.
121 và 152. 
D.
113 và 114.
Câu 24

Cứ 5,668 gam cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,642 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ của mắt xích butadien và stiren nằm trong cao su buna – S là:

A.
1 : 4
B.
2 : 3
C.
1 : 5
D.
1 : 2
Câu 25

Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023)

A.
1,3.10-3.    
B.
1.      
C.
7224.1017.     
D.
6501,6.1017.
Câu 26

Trùng hợp 8,96 lít etilen (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng polime thu được là

A.
6,3 gam 
B.
7,2 gam 
C.
8,4 gam 
D.
8,96 gam
Câu 27

Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 g Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu

A.
2/3. 
B.
1/2. 
C.
3/5. 
D.
1.3.
Câu 28

Polime X có khối lượng phân tử là 400000 g/mol và hệ số trùng hợp là n = 4000. X là

A.
[-CH2-CH(CH3)-]n
B.
[-CH2-CHCl-]n
C.
[-CF2-CF2-]n
D.
[-CH2-CH2-]n.
Câu 29

Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là

A.
1544.
B.
1454. 
C.
1640. 
D.
1460.
Câu 30

Cho các câu sau:

(1) PVC là chất vô định hình.

(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.

(3) Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.

(4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.

(5) Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.

(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.

(7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.

Số nhận định không đúng là 

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 31

Có các phát biểu sau:

(1) Thủy tinh hữu cơ có cấu trúc mạch polime phân nhánh.

(2) Sục C2H4 vào dung dịch KMnO4 có xuất hiện kết tủa

(3) Muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.

(4) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong môi trường NH3 tạo ra Ag.

Số phát biểu đúng là:

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 32

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)?

A.
Tơ tằm. 
B.
Tơ nilon-6,6. 
C.
Bông. 
D.
Tơ visco.
Câu 33

Polime có cấu trúc mạng không gian ( mạng lưới) là:

A.
PE. 
B.
amilopectin. 
C.
PVC. 
D.
nhựa baketit.
Câu 34

Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon - 6,6. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 35

Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ xenlulozo axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enan. Số tơ nhân tạo là:

A.
4
B.
3
C.
2
D.
5
Câu 36

Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?

A.
Tơ tằm. 
B.
Tơ nilon-6,6. 
C.
Tơ nitron. 
D.
Tơ visco.
Câu 37

Trong các polime sau: (1) poli ( metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; poli (etylen- terephtalat); (5) nilon- 6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

A.
(1), (3), (6). 
B.
(1), (2), (3).
C.
(3), (4), (5). 
D.
(1), (3), (5).
Câu 38

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A.
Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường
B.
Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định
C.
Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ
D.
Các polime dễ bay hơi
Câu 39

Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac, tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất trong phân tử chúng có chứa nhóm –NH-CO-?

A.
4
B.
5
C.
6
D.
3
Câu 40

Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A.
Tơ visco 
B.
Tơ nilon-6,6 
C.
Tơ nitron 
D.
Tơ tằm
Câu 41

Trong các polime sau : polietilen, poli vinyl colrua, nilon - 6,6 ; tơ nitron, cao su buna S, poli phenol- fomandehit, tơ visco, poli metyl metacrylat. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là

A.
5
B.
4
C.
6
D.
3
Câu 42

Phát biểu nào sau đây không đúng

A.
Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm
B.
phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy
C.
Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit nhưng xenlulozo có thể kéo thành sợi còn tinh bột thì không
D.
Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử và lực liên kết phân tử lớn
Câu 43

Loại polime có chứa nguyên tố halogen là:

A.
PE.
B.
PVC. 
C.
cao su buna. 
D.
tơ olon.
Câu 44

Loại plime nào sau đây khí đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?

A.
Polietilen. 
B.
Tơ olon. 
C.
Nilon-6,6 
D.
Tơ tằm.
Câu 45

Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, cao su buna – S, tơ nilon 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là

A.
5
B.
4
C.
6
D.
7
Câu 46

Polime nào sau đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?

A.
Glicogen 
B.
Amilozo 
C.
Cao su lưu hóa 
D.
Xenlulozo
Câu 47

Polime nào sau đây được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng ?

A.
Sợi olon 
B.
Sợi lapsan
C.
Nhựa poli(vinyl – clorua) 
D.
cao su buna.
Câu 48

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

A.
Polietilen 
B.
Poli(vinyl clorua) 
C.
Amilopectin 
D.
Nhựa bakelit
Câu 49

Monome được dùng để điều chế polietilen bằng một phản ứng trùng hợp

A.
CH2=CH-CH3 
B.
CH≡CH 
C.
CH2=CH-CH=CH2 
D.
CH2=CH2
Câu 50

Cho các polime sau: (1) polietilen (PF); (2) poli ( vinyl clorua) ( PVC); (3) cao su lưu hóa; (4) polistiren (PS); (5) amilozơ; (6) amilozơpectin; (7) xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là:

A.
7
B.
5
C.
4
D.
6