THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 20
Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề: #155
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 3237
Bài tập trắc nghiệm phần địa lý kinh tế
Câu 1
Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:
A.
Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B.
Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C.
Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D.
Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 2
Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.
A.
Thanh Hoá.
B.
Vinh.
C.
Đà Nẵng.
D.
Nha Trang.
Câu 3
Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
A.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B.
Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
C.
Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
D.
Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
Câu 4
Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:
A.
Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
B.
Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C.
Có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
D.
Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Câu 5
Dựa vào bảng số liệu sau đây về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo hai nhóm A và B.
(Đơn vị : %)
Nhận định đúng nhất là:
(Đơn vị : %)
Nhận định đúng nhất là:
A.
Tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A tăng liên tục.
B.
Công nghiệp nhóm A luôn chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp nhóm B.
C.
Giai đoạn 1985 - 1990 có biến động phức tạp hơn giai đoạn 1990 - 2005.
D.
Đã cân đối tỉ trọng về giá trị sản lượng giữa hai nhóm A và B.
Câu 6
Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về:
A.
Luyện kim, cơ khí.
B.
Dệt may, vật liệu xây dựng.
C.
Năng lượng.
D.
Hoá chất, giấy.
Câu 7
Công nghiệp hoá dầu nằm trong nhóm ngành:
A.
Công nghiệp năng lượng.
B.
Công nghiệp vật liệu.
C.
Công nghiệp sản xuất công cụ.
D.
Công nghiệp nhẹ.
Câu 8
Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là:
A.
Chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
B.
Sản xuất hàng tiêu dùng.
C.
Điện năng.
D.
Khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 9
Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện ở:
A.
Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
B.
Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.
C.
Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.
D.
Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
Câu 10
Trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhóm B được chú trọng phát triển vì :
A.
Có nhu cầu sản phẩm rất lớn.
B.
Phục vụ xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ.
C.
Tạo điều kiện tích luỹ vốn.
D.
Có điều kiện thuận lợi hơn và đáp ứng được yêu cầu.
Câu 11
Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là:
A.
Quảng Ninh.
B.
Lạng Sơn.
C.
Đồng bằng sông Hồng.
D.
Cà Mau.
Câu 12
Đường dây 500 KV nối :
A.
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
B.
Hoà Bình - Phú Lâm.
C.
Lạng Sơn - Cà Mau.
D.
Hoà Bình - Cà Mau.
Câu 13
Nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là :
A.
Phú Mỹ.
B.
Phả Lại.
C.
Hiệp Phước.
D.
Hoà Bình.
Câu 14
Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A.
Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B.
Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C.
Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D.
Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 15
Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đang được xây dựng ở Nghệ An là :
A.
A Vương.
B.
Bản Mai.
C.
Cần Đơn.
D.
Đại Ninh.
Câu 16
Đây là đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta :
A.
Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.
B.
Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô.
C.
Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
D.
Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu.
Câu 17
Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích :
A.
Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B.
Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C.
Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D.
Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Câu 18
Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ :
A.
Bể trầm tích Trung Bộ.
B.
Bể trầm tích Cửu Long.
C.
Bể trầm tích Nam Côn Sơn.
D.
Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 19
Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta có đặc điểm :
A.
Là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
B.
Có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác.
C.
Ra đời sớm nhất trong các ngành công nghiệp.
D.
Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 20
Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là :
A.
Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B.
Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
C.
Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
D.
Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.