THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 20
Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề: #156
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 696

Bài tập trắc nghiệm phần địa lý kinh tế

Câu 1
Trữ lượng quặng bôxít lớn nhất nước ta tập trung ở :
A.
Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
B.
Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C.
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D.
Tây Nguyên.
Câu 2
Dầu mỏ, khí đốt có tiềm năng và triển vọng lớn của nước ta tập trung ở :
A.
Bể trầm tích sông Hồng.
B.
Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
C.
Bể trầm tích Cửu Long.
D.
Bể trầm tích Nam Côn Sơn.
Câu 3
Dựa vào đặc điểm, tính chất tự nhiên và mục đích sử dụng có thể phân chia tài nguyên thiên nhiên theo:
A.
Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.
B.
Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên có thể phục hồi lại được.
C.
Tài nguyên không bị hao kiệt.
D.
Tài nguyên bị hao kiệt, nhưng có thể phục hồi được.
Câu 4
Xét theo công dụng, thì khoáng sản phi kim loại như apatit, pirit, foforit là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành :
A.
Công nghiệp hoá chất, phân bón.
B.
Công nghiệp sản xuất vật liệu.
C.
Dùng làm chất trợ dung cho một số ngành công nghiệp nặng.
D.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 5
Loại khoáng sản thuận lợi trong khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta là :
A.
Than đá.
B.
Vật liệu xây dựng.
C.
Quặng sắt và crôm.
D.
Quặng thiếc và titan ở ven biển.
Câu 6
Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là :
A.
Dầu - khí và than nâu.
B.
Quặng bôxit.
C.
Quặng thiếc và titan.
D.
Quặng sắt và crôm.
Câu 7
So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta :
A.
Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng, hạn chế về tiềm năng.
B.
Phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, rất khó khăn trong khai thác.
C.
Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí.
D.
Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.
Câu 8
Khoáng sản kim loại đen ở nước ta bao gồm :
A.
Quặng titan, crôm, sắt, mangan.
B.
Quặng sắt, bôxít, niken, mangan.
C.
Quặng crôm, titan, apatit, bôxit.
D.
Quặng bôxit, mangan, titan, sắt.
Câu 9
Khoáng sản phi kim loại của nước ta bao gồm :
A.
Quặng photphorit, apatit, pyrit, sét xi măng, cao lanh, cát thủy tinh, đá quý.
B.
Quặng pyrit, sét xi măng, photphorit, bôxit, apatit, than đá, mangan.
C.
Quặng apatit, pyrit, đá vôi, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh.
D.
Quặng pyrit, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh, titan.
Câu 10
Đây là 2 nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
A.
Hoà Bình, Tuyên Quang.
B.
Thác Bà, Sơn La.
C.
Đại Thị, Sơn La.
D.
Bản Vẽ, Na Hang
Câu 11
Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở :
A.
Đồng bằng sông Cửu Long.
B.
Đông Nam Bộ.
C.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
D.
Bắc Trung Bộ.
Câu 12
Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ :
A.
Có cơ sở hạ tầng phát triển.
B.
Gần vùng nguyên liệu.
C.
Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.
D.
Có truyền thống lâu đời.
Câu 13
Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
A.
Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B.
Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
C.
Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
D.
Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.
Câu 14
Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi.
A.
Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
B.
Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế.
C.
Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường.
D.
Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu.
Câu 15
Vùng trồng và chế biến thuốc lá hàng đầu của nước ta hiện nay là :
A.
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B.
Bắc Trung Bộ.
C.
Nam Trung Bộ.
D.
Đông Nam Bộ.
Câu 16
Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :
A.
Có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B.
Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C.
Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D.
Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 17
Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành.
A.
Công dụng của sản phẩm.
B.
Đặc điểm sản xuất.
C.
Nguồn nguyên liệu.
D.
Phân bố sản xuất.
Câu 18
Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm :
A.
Muối.
B.
Nước mắm.
C.
Chè.
D.
Đồ hộp.
Câu 19
Cà Ná là nơi sản xuất muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh :
A.
Nam Định.
B.
Quảng Ngãi.
C.
Ninh Thuận.
D.
Kiên Giang.
Câu 20
Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :
A.
Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
B.
Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C.
Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.
D.
Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.