THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 20
Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề: #157
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 4601
Bài tập trắc nghiệm phần địa lý kinh tế
Câu 1
Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta.
A.
Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B.
Chế biến chè, thuốc lá.
C.
Chế biến hải sản.
D.
Xay xát.
Câu 2
Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta.
A.
Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên).
B.
Phú Quốc ( Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
C.
Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).
D.
Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên).
Câu 3
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì :
A.
Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
B.
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
C.
Có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác.
D.
Tất cả các lí do trên.
Câu 4
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có ngành chế biến sữa phát triển vì :
A.
Có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào.
B.
Có thị trường tiêu thụ lớn.
C.
Có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất.
D.
Tất cả các lí do trên.
Câu 5
Vùng công nghiệp sản xuất đường mía phát triển nhất nước ta là :
A.
Đông Nam Bộ.
B.
Đồng bằng sông Cửu Long.
C.
Nam Trung Bộ.
D.
Bắc Trung Bộ
Câu 6
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố :
A.
Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B.
Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.
C.
Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
D.
Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.
Câu 7
Hai nhân tố chính làm cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trở thành ngành trọng điểm của nước ta là :
A.
Có thế mạnh lâu dài để phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
B.
Có thế mạnh lâu dài để phát triển và có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
C.
Đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
D.
Có thế mạnh lâu dài để phát triển và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
Câu 8
Cơ sở công nghiệp đánh dấu sự ra đời của công nghiệp dệt nước ta là :
A.
Nhà máy dệt Đông Xuân Hà Nội.
B.
Nhà máy dệt Nam Định.
C.
Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội.
D.
Nhà máy dệt kim Hà Nội.
Câu 9
Công nghiệp dệt thường tập trung ở các thành phố lớn vì :
A.
Thuận lợi để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm sang các nước.
B.
Thường có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
C.
Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
D.
Có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, thu hút được đầu tư nước ngoài.
Câu 10
Tân Mai là tên một nhà máy giấy lớn của tỉnh :
A.
Phú Thọ.
B.
Đồng Nai.
C.
Hà Tây.
D.
Bình Dương.
Câu 11
Đây không phải là một phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
A.
Công nghiệp dệt - may.
B.
Công nghiệp sành - sứ - thuỷ tinh.
C.
Công nghiệp sản xuất giấy.
D.
Công nghiệp sản xuất đồ nhựa.
Câu 12
Vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp dệt - may nhất của nước ta hiện nay là :
A.
Đông Nam Bộ.
B.
Đồng bằng sông Cửu Long.
C.
Duyên hải miền Trung.
D.
Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13
Hai phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường gây ô nhiễm môi trường nên ít được phân bố gần các thành phố lớn là :
A.
In và văn phòng phẩm.
B.
Dệt nhuộm.
C.
Sản xuất giấy và thuộc da.
D.
Sành - sứ - thuỷ tinh.
Câu 14
Khó khăn lớn nhất của ngành dệt của chúng ta hiện nay là :
A.
Thiếu nguyên liệu.
B.
Chất lượng lao động chưa đảm bảo.
C.
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường.
D.
Việc chậm đổi mới trang thiết bị.
Câu 15
Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 2000 - 2005.
Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A.
Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.
B.
Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, gấp 3 lần.
C.
Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.
D.
Giai đoạn 2003 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.
Câu 16
Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là:
A.
Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.
B.
Giải quyết việc làm.
C.
Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.
D.
Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 17
Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là :
A.
Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.
B.
Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.
C.
Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.
D.
Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.
Câu 18
Điểm khác nhau giữa công nghiệp dệt và công nghiệp may của chúng ta hiện nay là :
A.
Công nghiệp dệt là ngành truyền thống, công nghiệp may là ngành mới ra đời.
B.
Công nghiệp dệt phát triển chậm và hiệu quả không cao bằng ngành may.
C.
Công nghiệp dệt thường gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp may gắn với thị trường.
D.
Công nghiệp may phân bố rộng rãi hơn công nghiệp dệt.
Câu 19
Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất của ngành công nghiệp may của nước ta là :
A.
Nguyên liệu.
B.
Lao động.
C.
Thị trường.
D.
Máy móc thiết bị.
Câu 20
Đây là đặc điểm chung của hai nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai :
A.
Có quy mô lớn nhất nước ta.
B.
Liên doanh với nước ngoài.
C.
Chưa khai thác hết công suất.
D.
Tất cả các đặc điểm trên.