THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1733
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: Hóa học 12 - Kim Loại Kiềm, Kim Loại Kiềm Thổ, Nhôm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5088

Ôn tập trắc nghiệm Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng Hóa Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Kim loại nào sau đây được dùng để chế tạo tế bào quang điện?

A.
Na
B.
Li
C.
K
D.
Cs
Câu 2

Hợp chất nào sau đây dùng để trộn vữa xây nhà, khử chua đất trồng trọt?

A.
K2CO3
B.
Ca(OH)2
C.
KOH
D.
CaSO4
Câu 3

Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong dung dịch Z là

A.
Ba(HCO3)2 và NaHCO3.               
B.
Na2CO3.
C.
NaHCO3.                     
D.
NaHCO3 và Na2CO3
Câu 4

Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy xuất hiện

A.
kết tủa trắng và bọt khí.
B.
không có hiện tượng gì.
C.
kết tủa trắng.
D.
bọt khí thoát ra.
Câu 5

Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?

 

A.
Na
B.
Al
C.
Fe
D.
Mg
Câu 6

Dãy các oxit kim loại nào sau đây đều tan được trong nước tạo dung dịch có tính bazơ?

A.
K2O và Al2O3.
B.
CaO và CrO3.
C.
Cr2O3 và MgO.
D.
Na2O và BaO.
Câu 7

Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng tốt với nước ở điều kiện thường là

A.
Na, K, Mg, Ca.
B.
Ba, Na, K, Ca.
C.
Be, Mg, Ca, Ba.
D.
K, Na, Ca, Zn.
Câu 8

Ở nhiệt độ thường, kim loại Ca phản ứng với nước tạo thành

A.
CaO và O2.
B.
Ca(OH)2 và H2.
C.
CaO và H2.      
D.
CaCO3 và H2.
Câu 9

Cho các nhận định sau:

            (a) Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với các kim loại khác.

            (b) Các kim loại kiềm đều tan trong nước ở điều kiện thường.

            (c) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh.

            (d) Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.

Số nhận định đúng là

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 10

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A.
Cs
B.
Na
C.
Al
D.
Mg
Câu 11

Nhận xét nào sau đây là sai?

A.
Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, mềm và nhẹ.
B.
Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
C.
Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
D.
Các kim loại kiềm từ Li đến Cs, khả năng tác dụng với nước tăng dần.
Câu 12

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

(1) X1 + H2O \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2Caerbw5usTq % vATv2CaerbuLwBLnhiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwz % YbItLDharqqtubsr4rNCHbGeaGqiVGI8VfYJH8YrFfeuY-Hhbbf9v8 % qqaqFr0xc9pk0xbba9q8WqFfeaY-biLkVcLq-JHqpepeea0-as0Fb9 % pgeaYRXxe9vr0-vr0-vqpWqaaiaacaWaamaadaGabiaaeaGaauaaaO % qaamaaoWcaleaacaqGXdGaaeyAaiaabwgacaqGKdGaaeOBaiaabcca % caqGWbGaaeiAaiaabggacaqGIdGaaeOBaaqaaiaabogacaqGVbGaae % y+aiaabccacaqGTbGaaeyyaiaabIpacaqGUbGaae4zaiaabccacaqG % UbGaae4zaiaabggacaqGQdGaaeOBaaGccaGLsgcaaaa!550C! \xrightarrow[{{\text{ có màng ngăn}}}]{{{\text{ điện phân dung dịch}}}}\) X2 + X3 + X4.            

(2) X2 + X5 → X6 + BaCO3 + H2O.

(3) X2 + X6 → Na2CO3 + H2O.                                  

(4) X3 + X7 → FeCl3.

Nhận định nào sau đây là sai?

A.
Ở nhiệt độ cao, X4 khử được CuO thành Cu.
B.
X5 có công thức là Ba(HCO3)2.
C.
X3 là khí Cl2.
D.
X2 có công thức là NaHCO3.
Câu 13

Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là?

A.
Li
B.
Ca
C.
K
D.
Be
Câu 14

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

 

A.
Li
B.
Cs
C.
Na
D.
K
Câu 15

Điều chế kim loại K bằng phương pháp

A.
Cho CO phản ứng với K2O ở nhiệt độ cao.
B.
Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
C.
Điện phân KCl nóng chảy.
D.
Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
Câu 16

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A.
Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.
B.
Điện phân dung dịch MgSO4.
C.
Điện phân nóng chảy MgCl2.
D.
Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
Câu 17

Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là

A.
điện phân nóng chảy CaCl2
B.
 điện phân dung dịch CaCl2
C.
dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
D.
nhiệt phân CaCl2
Câu 18

Trong công nghiệp, các kim loại như Na, K, Mg, Ca được điều chế bằng phương pháp?

A.
Điện phân nóng chảy.
B.
Thủy luyện
C.
Điện phân dung dịch.
D.
Nhiệt luyện.
Câu 19

Các kim loại natri, kali được điều chế bằng phương pháp:

A.
Nhiệt luyện.
B.
Thuỷ luyện.
C.
Điện phân dung dịch.
D.
Điện phân nóng chảy.
Câu 20

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là 

A.
2,88.
B.
2,16.
C.
4,32.
D.
5,04.
Câu 21

Cho a mol kim loại Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng dung dịch thu được chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên.

A.
a < b.
B.
b < a < b +c. 
C.
b < a < b +c.
D.
b < a < 0,5(b + c).
Câu 22

Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là 

A.
Ba.
B.
Ca.
C.
Be.
D.
Mg.
Câu 23

Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại R hóa trị n bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Kim loại R đó là 

A.
Al.
B.
Ba.
C.
Zn.
D.
Mg.
Câu 24

Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A.
Ca
B.
K
C.
Na
D.
Ba
Câu 25

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

A.
Mg
B.
Ca
C.
Be
D.
Cu
Câu 26

Cho V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, thu được 22,1 gam sản phẩm rắn X. Giá trị của V là 

A.
1,12 lít.
B.
3,36 lít.
C.
5,6 lít.
D.
4,48 lít.
Câu 27

Cho các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, NaHSO4. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 28

Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do

A.
kiểu mạng tinh thể khác nhau.
B.
bán kính nguyên tử khác nhau.
C.
lực liên kết kim loại yếu.
D.
bán kính ion khá lớn.
Câu 29

Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) ?

A.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. 
B.
Tinh thể có cấu trúc lục phương.
C.
Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.    
D.
Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +2.
Câu 30

Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) từ từ vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,6M; KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,4M. Kết thúc phản ứng thu được 27,58 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị lớn nhất của V thỏa mãn điều kiện của bài toán là

A.
12,678 lít
B.
13,245 lít
C.
14,784 lít.
D.
15,903 lít
Câu 31

Dẫn từ từ 5,6 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch chứa đồng thời các chất NaOH 0,3M; KOH 0,2M; Na2CO3 0,1875M; K2CO3 0,125M thu được dung dịch X. Thêm dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch X, số gam kết tủa thu được là:

A.
7g
B.
7,5g
C.
8g
D.
8,5g
Câu 32

Hoà tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước, thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà Y bằng H2SO4, sau đó cô cạn dung dịch, thu được 22,9 gam muối. Giá trị của V là

A.
 6,72.
B.
4,48.
C.
3,36. 
D.
2,24.
Câu 33

Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng nhóm IA. Lấy 6,2 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít hiđro (đktc). A, B là

A.
Li, Na.
B.
Na, K.
C.
K, Rb.
D.
Rb, Cs.
Câu 34

Cho 4,017 gam một kim loại kiềm M hòa tan vào nước dư được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 0,103 mol HCl. Kim loại X là 

A.
Na.
B.
Li.
C.
Rb.
D.
K.
Câu 35

Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng : (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp ; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân ; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện ; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Phát biểu đúng là

A.
1, 2, 3, 5.  
B.
1, 2, 3, 4.
C.
1, 3, 4, 5.
D.
1, 2, 4, 5.
Câu 36

Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân tăng dần ?

A.
Bán kính nguyên tử giảm dần.   
B.
Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C.
Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần.  
D.
Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.
Câu 37

Cho 20 lít  hỗn hợp khí A gồm N2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M thì thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CO2 trong hỗn hợp A là?

A.
11,2% hoặc 78,4%.     
B.
11,2%.
C.
22,4% hoặc 78,4%. 
D.
11,2% hoặc 22,4%.
Câu 38

Hấp thụ hết V lít CO2 ở đktc vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05 M thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V là

A.
4,48 lít hoặc 5,6 lít.  
B.
3,36 lít.  
C.
4,48 lít.  
D.
3,36 lít hoặc 5,60 lít.
Câu 39

Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên.

Giá trị của a và b là

A.
0,2 và 0,4.         
B.
0,2 và 0,5.
C.
0,2 và 0,3.         
D.
0,3 và 0,4.
Câu 40

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa FeClvà AlCl3 thu được đồ thị sau. Giá trị n gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A.
68,92 gam
B.
80,67 gam
C.
45,47 gam
D.
70,63 gam
Câu 41

Cho m gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau:

Giá trị của m là:

A.
29,5 gam
B.
32,4 gam
C.
26,7 gam
D.
31,6 gam
Câu 42

Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thì biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau:

Giá trị của b là:

A.
0,1 
B.
0,15
C.
0,2
D.
0,25
Câu 43

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm X mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tổng (x + y + z) là:

A.
1,0
B.
1,1
C.
1,2
D.
1,3
Câu 44

Dung dịch A là dung dịch NaOH. Lấy 100 ml dung dịch A trộn với 400 ml dung dịch AlCl3 0,1M thì lượng kết tủa sinh ra bằng với lượng kết tủa khi lấy 500 ml dung dịch A trộn với 400 ml dung dịch AlCl3 0,1M. Giá trị CM dung dịch NaOH là:

A.
0,2M
B.
0,1M
C.
0,4M
D.
0,3M
Câu 45

Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A.
46,6 gam
B.
45,78 gam
C.
26,3 gam
D.
34,67 gam
Câu 46

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X vào nước, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A.
19,7 gam
B.
94,56 gam
C.
58,6 gam
D.
85,47 gam
Câu 47

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A.
19,7 gam
B.
9,85 gam
C.
39,4 gam
D.
29,55 gam
Câu 48

Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dd HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dd chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là?

A.
7,62 gam
B.
6,89 gam
C.
0,45 gam
D.
8,94 gam
Câu 49

Cho các chất: Na2CO3; NaHCO3; NaHSO4; HCl; BaCl2; CuO; Fe. Số cặp chất có thể tác dụng trực tiếp với nhau ở nhiệt độ thường là?

A.
10
B.
9
C.
8
D.
7
Câu 50

Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3); CaCO3; NaHCO3; Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được chất rắn B gồm?

A.
NaHCO3; Na2CO3
B.
CaO; Na2CO3
C.
CaO; NaHCO3
D.
Ca(HCO3); Na2CO3