THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #184
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1573

Bài tập trắc nghiệm phần địa lý kinh tế

Câu 1
Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :
A.
Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.
B.
Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.
C.
Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.
D.
Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.
Câu 2
Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là :
A.
Đồng bằng sông Hồng.
B.
Duyên hải miền Trung.
C.
Đông Nam Bộ.
D.
Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3
Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp :
A.
Số 3.
B.
Số 4.
C.
Số 5.
D.
Số 6.
Câu 4
Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung.
A.
Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.
B.
Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
C.
Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
D.
Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
Câu 5
Việt Trì là một trung tâm công nghiệp :
A.
Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.
B.
Có quy mô rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương.
C.
Có quy mô trung bình có ý nghĩa vùng.
D.
Không phải là một trung tâm công nghiệp, chỉ là một điểm công nghiệp.
Câu 6
Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :
A.
Quy mô và chức năng của các trung tâm.
B.
Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
C.
Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
D.
Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.
Câu 7
Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp :
A.
Hà Tĩnh.
B.
Thừa Thiên - Huế.
C.
Đà Nẵng.
D.
Ninh Thuận.
Câu 8
Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?
A.
Quy Nhơn.
B.
Tĩnh Túc.
C.
Bắc Giang.
D.
Hạ Long.
Câu 9
Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?
A.
Khu chế xuất.
B.
Khu công nghệ cao.
C.
Khu công nghiệp tập trung.
D.
Khu kinh tế mở.
Câu 10
Đây là các khu công nghiệp tập trung của nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam :
A.
Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.
B.
Tân Thuận, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Đồ Sơn.
C.
Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.
D.
Đồ Sơn, Chân Mây, Hoà Khánh, Nhơn Hội, Tân Thuận.
Câu 11
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
A.
Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.
B.
Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
C.
Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D.
Tất cả các ý trên.
Câu 12
Khu công nghiệp tập trung ở nước ta ra đời vào thời kì :
A.
Từ năm 1960 ở miền Bắc.
B.
Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất.
C.
Từ sau Đổi mới nền kinh tế - xã hội.
D.
Từ thập niên 90 của thế kỉ XX.
Câu 13
Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :
A.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
B.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
C.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.
D.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.
Câu 14
Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta.
A.
Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
B.
Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
C.
Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.
D.
Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.
Câu 15
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trẻ tuổi nhất của nước ta là :
A.
Điểm công nghiệp.
B.
Khu công nghiệp.
C.
Trung tâm công nghiệp.
D.
Vùng công nghiệp.
Câu 16
Đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
A.
Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
B.
Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
C.
Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
D.
Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.
Câu 17
Đây là hai thành phố được nối với nhau bằng đường sắt.
A.
Hải Phòng - Hạ Long.
B.
Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh.
C.
Đà Lạt - Đà Nẵng.
D.
Hà Nội - Thái Nguyên.
Câu 18
Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta.
A.
Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.
B.
Hơn một nửa đã được trải nhựa.
C.
Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
D.
Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.
Câu 19
Đường quốc lộ 1A không đi qua thành phố này :
A.
Cần Thơ.
B.
Việt Trì.
C.
Thanh Hoá.
D.
Biên Hoà.
Câu 20
Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sông của nước ta là :
A.
Chỉ phát triển chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B.
Bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.
C.
Lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ít, phân tán.
D.
Sông ngòi có nhiều ghềnh thác, chảy chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam.
Câu 21
Từ Bắc vào Nam, đường quốc lộ 1A đi qua lần lượt các tỉnh thành :
A.
Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Cần Thơ, An Giang.
B.
Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ.
C.
Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, Cần Thơ.
D.
Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai.
Câu 22
Đây là phương thức truyền dẫn cổ điển, hiện nay được thay thế bằng các phương thức tiên tiến hơn.
A.
Viba.
B.
Cáp quang.
C.
Viễn thông quốc tế.
D.
Dây trần.
Câu 23
Dựa vào bảng số liệu sau đây về khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo loại hình vận tải.
(Đơn vị : nghìn tấn)


Nhận định nào chưa chính xác ?
A.
Đường sông là ngành có tỉ trọng lớn thứ hai nhưng là ngành tăng chậm nhất.
B.
Đường biển là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi.
C.
Đường ô tô là ngành có tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong các loại hình.
D.
Đường sắt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất vì cơ sở vật chất còn nghèo và lạc hậu.
Câu 24
Đây là một cảng sông nhưng lại được xem như một cảng biển
A.
Sài Gòn.
B.
Vũng Tàu.
C.
Nha Trang.
D.
Đà Nẵng.
Câu 25
Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á là :
A.
Đường bộ.
B.
Đường sông.
C.
Đường biển.
D.
Đường hàng không.
Câu 26
Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là :
A.
Đường sắt Thống Nhất.
B.
Quốc lộ 1A.
C.
Đường biển.
D.
Tuyến Bắc - Nam.
Câu 27
Hướng chuyên môn hóa vận tải hàng hóa và hành khách của giao thông vận tải đường thủy nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng :
A.
Đồng bằng sông Hồng.
B.
Bắc Trung Bộ.
C.
Đông Nam Bộ.
D.
Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 28
Năm 2002, khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta cao nhất xếp theo thứ tự là :
A.
Vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển.
B.
Vận tải đường bộ, đường sông, đường sắt.
C.
Vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường sông.
D.
Vận tải đường sông, đường biển, đường bộ, đường sắt.
Câu 29
Trong các loại hình vận tải, thì giao thông vận tải đường bộ (ô tô) ở nước ta :
A.
Có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
B.
Chiếm ưu thế cả về khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển.
C.
Phát triển không ổn định.
D.
Có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao nhất.
Câu 30
Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là :
A.
Đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không.
B.
Đường sắt, đường sông, đường hàng không.
C.
Đường sông, đường hàng không, đường biển.
D.
Đường biển.
Câu 31
Các cảng lớn của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc là :
A.
Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.
B.
Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Cái Lân, Hải Phòng.
C.
Trà Nóc, Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Hải Phòng, Cái Lân.
D.
Cam Ranh, Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây, Vũng Áng, Nghi Sơn.
Câu 32
Sân bay đang hoạt động ở Bắc Trung Bộ là :
A.
Huế, Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát.
B.
Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai.
C.
Phú Bài, Chu Lai, Vinh.
D.
Vinh, Phú Bài.
Câu 33
Sân bay nội địa đang hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ bắc vào nam là :
A.
Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
B.
Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
C.
Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
D.
Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Cam Ranh.
Câu 34
Về điện thoại quốc tế, hiện nay nước ta có các cửa chính để liên lạc trực tiếp là :
A.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
B.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
C.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
D.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương.
Câu 35
Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin :
A.
Cấp quốc gia.
B.
Cấp vùng.
C.
Cấp tỉnh (thành phố).
D.
Quốc tế.
Câu 36
Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là :
A.
Nhà nước.
B.
Tập thể.
C.
Tư nhân, cá thể.
D.
Nước ngoài.
Câu 37
Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới.
A.
Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê.
B.
Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.
C.
Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.
D.
Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.
Câu 38
Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A.
Lương thực, thực phẩm.
B.
Nguyên, nhiên vật liệu.
C.
Máy móc thiết bị.
D.
Hàng tiêu dùng.
Câu 39
Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36 978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác ?
A.
Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD.
B.
Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD.
C.
Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%.
D.
Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.
Câu 40
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là :
A.
Hàng may mặc.
B.
Hàng thuỷ sản.
C.
Gạo.
D.
Dầu thô.