THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #192
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3755

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1
So với diện tích đất đai của nước ta, địa hình đồi núi chiếm:
A.
5/6.
B.
4/5.
C.
3/4.
D.
2/3.
Câu 2
Trong diện tích đồi núi, địa hình đồi núi thấp chiếm (%):
A.
40.
B.
50.
C.
60.
D.
70.
Câu 3
Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:
A.
Dãy núi vùng Tây Bắc.
B.
Dãy núi vùng Đông Bắc.
C.
Vùng núi Trường Sơn Nam.
D.
Câu A + C đúng.
Câu 4
Hướng vòng cung là hướng chính của:
A.
Vùng núi Đông Bắc.
B.
Các hệ thống sông lớn.
C.
Dãy Hoàng Liên sơn.
D.
Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 5
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?
A.
Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B.
Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
C.
Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
D.
Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...
Câu 6
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A.
Có địa hình cao nhất nước ta
B.
Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
C.
Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
D.
Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam
Câu 7
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A.
Gồm các khối núi và cao nguyên.
B.
Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C.
Có bốn cánh cung lớn.
D.
Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 8
Địa hình nào sau đây ứng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ, phía tây là địa hình núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?
A.
Tây Bắc.
B.
Đông Bắc
C.
Trường Sơn Bắc.
D.
Trường Sơn Nam.
Câu 9
Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là:
A.
Tây Côn Lĩnh.
B.
Phanxipăng.
C.
Ngọc Linh.
D.
Bạch Mã.
Câu 10
Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là:
A.
Đông Bắc.
B.
Trường Sơn Nam.
C.
Trường Sơn Bắc.
D.
Tây Bắc.
Câu 11
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:
A.
Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B.
Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
C.
Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo.
D.
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng.
Câu 12
Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:
A.
Tây Bắc.
B.
Đông Bắc.
C.
Trường Sơn Bắc.
D.
Trường Sơn Nam.
Câu 13
Thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là:
A.
Sông Chu.
B.
Sông mã.
C.
Sông Cầu.
D.
Sông Đà.
Câu 14
Kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở Việt Nam là rừng:
A.
Thưa, cây bụi gai khô hạn.
B.
Mưa ôn đới núi cao.
C.
Nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi thấp.
D.
Á nhiệt đới trên núi.
Câu 15
Cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng, thể hiện ở:
A.
Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
B.
Hướng núi Tây bắc – Đông nam chiếm ưu thế
C.
Địa hình có nhiều kiểu khác nhau
D.
Đồi núi thấp chiếm ưu thế
Câu 16
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là:
A.
Đồi núi thấp chiếm ưu thế
B.
Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam
C.
Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D.
Có nhiều khối núi cao, đồ sộ.
Câu 17
Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:
A.
Lương thực
B.
Thực phẩm.
C.
Công nghiệp.
D.
Hoa màu.
Câu 18
Cơ sở cho phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở vùng miền núi nước ta là:
A.
Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới
B.
Đất feralit có diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau
C.
Nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm
D.
Câu A + B đúng.
Câu 19
Thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu là địa hình của:
A.
Các cao nguyên badan và cao nguyên đá vôi
B.
Bán bình nguyên đồi và trung du
C.
Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới
D.
Câu A + B đúng
Câu 20
Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:
A.
Nguồn khoáng sản dồi dào.
B.
Tiềm năng thủy điện lớn
C.
Phong cảnh đẹp, mát mẻ.
D.
Địa hình đồi núi thấp
Câu 21
Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là:
A.
Động đất
B.
Khan hiếm nước
C.
Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc
D.
Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất)
Câu 22
Núi thấp ở nước ta có độ cao trung bình từ (m)
A.
500 – 100.
B.
500 – 1500.
C.
600 – 1000.
D.
500 – 1200
Câu 23
Đỉnh phanxipăng cao bao nhiêu (m)?
A.
3 143.
B.
3 134.
C.
3 144.
D.
3 343
Câu 24
Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:
A.
Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B.
Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn , hướng Tây bắc – Đông Nam
C.
Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D.
Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Câu 25
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:
A.
Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam
B.
Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình
C.
Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m
D.
Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.
Câu 26
Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:
A.
Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.
B.
Có nhiều sông ngòi, kênh rạch
C.
Diện tích 40 000 km²
D.
Có hệ thống đê sông và đê biển
Câu 27
Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có:
A.
Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B.
Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
C.
Hệ thống kênh rạch chằng chịt
D.
Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.
Câu 28
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do:
A.
Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
B.
Địa hình thấp và bằng phẳng
C.
Có nhiều vùng trũng rộng lớn
D.
Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.
Câu 29
Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A.
Hẹp ngang
B.
Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C.
Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.
D.
Được hình thành do các sông bồi đắp
Câu 30
Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình:
A.
Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng
B.
Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng
C.
Vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng ; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng
D.
Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng ; vùng thấp trũng.
Câu 31
Địa hình cao ở rìa phía Tây, tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A.
Đồng bằng sông Cửu Long
B.
Đồng bằng ven biển miền Trung
C.
Đồng bằng sông Hồng.
D.
Câu B + C đúng
Câu 32
Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hằng năm đe dọa, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là:
A.
Bão.
B.
Sạt lỡ bờ biển.
C.
Cát bay, cát chảy.
D.
Động đất.
Câu 33
Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm :
A.
Rộng 15 000 km²
B.
Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông
C.
Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D.
Có các bậc ruộng cao bạc màu
Câu 34
Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:
A.
Cả.
B.
Thu Bồn.
C.
Đà Rằng.
D.
Mã-Chu.
Câu 35
Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:
A.
Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu
B.
Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
C.
Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông
D.
Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
Câu 36
Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:
A.
Động đất, bão và lũ lụt.
B.
Lũ quét, sạt lở, xói mòn
C.
Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.
D.
Mưa giông, hạn hán, cát bay
Câu 37
Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A.
Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B.
Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
C.
Địa bàn thuận lộ để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
D.
Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 38
Mỗi năm, nước triều lấn mạnh làm cho số diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn là:
A.
1/3
B.
2/3
C.
3/4
D.
3/2
Câu 39
Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là:
A.
Đồng bằng sông Mã.
B.
Đồng bằng sông Cả
C.
Cả hai đều sai.
D.
Cả hai đều đúng.
Câu 40
Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là:
A.
Đồng bằng miền Nam.
B.
Đồng bằng Tây Nam Bộ
C.
Đồng bằng phù sa.
D.
Đồng bằng Chín Rồng