THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #219
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2974

Bài tập chuyên đề thiên nhiên phân hóa đa dạng

Câu 1
Càng về phía Nam thì:
A.
Nhiệt độ trung bình càng tăng
B.
Biên độ nhiệt càng tăng
C.
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm
D.
Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm
Câu 2
Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc:
A.
Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
B.
Cận xích đạo gió mùa
C.
Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
D.
Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 3
Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là:
A.
Sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh
B.
Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía Nam
C.
Góc nhập xạ tăng, đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ 16°B trở vào
D.
Do càng vào Nam, càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam
Câu 4
Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:
A.
Có một mùa đông lạnh.
B.
Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam
C.
Gần chí tuyến.
D.
Câu A + C đúng
Câu 5
Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam) là sự phân hóa của
A.
Địa hình.
B.
Khí hậu.
C.
Đất đai.
D.
Sinh vật.
Câu 6
Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc là (°C)
A.
18 – 20.
B.
20 – 22.
C.
22 – 24.
D.
24 – 26
Câu 7
Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở:
A.
Bắc Trung Bộ.
B.
Tây Bắc.
C.
Đông Bắc.
D.
Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 8
Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Nam và Bắc (ranh giới là dãy Bạch Mã), không phải do sự khác nhau về
A.
Lượng mưa.
B.
Số giờ nắng.
C.
Lượng bức xạ.
D.
Nhiệt độ trung bình.
Câu 9
Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A.
Đới rừng gió mùa cận xích đạo.
B.
Đới rừng xích đạo.
C.
Đới rừng gió mùa nhiệt đới.
D.
Đới rừng nhiệt đới.
Câu 10
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở vào):
A.
Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.
B.
Quanh năm nóng.
C.
Về mùa khô có mưa phùn.
D.
Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 11
Sự khác nhau về thiên nhiên giữa các vùng núi theo Đông – Tây chủ yếu do:
A.
Kinh tuyến.
B.
Hướng núi với sự tác động của các luồng gió.
C.
Độ cao của núi.
D.
Câu B + C đúng.
Câu 12
Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A.
Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
B.
Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng
C.
Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng.
D.
Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu..
Câu 13
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
A.
Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn
B.
Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm
C.
Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp
D.
Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
Câu 14
Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió:
A.
Đông Nam.
B.
Tây Nam.
C.
Đông Bắc.
D.
Tất cả đều đúng.
Câu 15
Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là
A.
Mưa và thu đông (từ tháng IX, X – I, II).
B.
Có một mùa khô sâu sắc
C.
Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X).
D.
Về mùa hạ có gió Tây khô nóng.
Câu 16
 Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới?
A.
Dẻ, re.
B.
Sa mu, pơ mu.
C.
Dẻ, pơ mu.
D.
Dầu, vang.
Câu 17
Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?
A.
Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).
B.
Thú có móng vuốt
C.
Thú có lông dày (gấu, chồn,...).
D.
Trăn, rắn, cá sấu
Câu 18
Biểu hiện của mối quan hệ chặt chẽ giữa dải đồi núi phía Tây với vùng biển phía Đông là:
A.
Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
B.
Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá ở đồng bằng ven biển miền Trung là hệ quả tác động kết hợp giữa biển và vùng đồi núi phía Tây
C.
Dải đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
D.
Tất cả đều đúng.
Câu 19
Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A.
Đông – Tây.
B.
Bắc – Nam.
C.
Đất đai.
D.
Sinh vật.
Câu 20
Đai cao nào không có ở miền núi nước ta?
A.
Ôn đới gió mùa trên núi.
B.
Nhiệt đới chân núi.
C.
Nhiệt đới gió mùa chân núi.
D.
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
Câu 21
Nhóm đất vó diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:
A.
Đất đồng bằng
B.
Đất feralit
C.
Đất feralit vùng đồi núi thấp.
D.
Đất mùn núi cao.
Câu 22
Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của:
A.
Khí hậu.
B.
Sinh vật.
C.
Đất đai.
D.
Câu A + B đúng.
Câu 23
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình từ (m):
A.
500 – 600.
B.
600 – 700.
C.
700 – 800.
D.
800 – 900.
Câu 24
Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là :
A.
Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 25 °C
B.
Tổng nhiệt độ năm trên 4500°C
C.
Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm
D.
Câu A + C đúng.
Câu 25
Đai nhiệt đới gió mùa trên núi Miền Bắc ở độ cao (m):
A.
Dưới 600 – 700.
B.
Từ 600 – 700.
C.
Từ 600 – 700 đến 1600 – 1700.
D.
Trên 1600 – 1700.
Câu 26
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi Miền bắc có độ cao (m):
A.
Từ 600 – 700 đến 2400.
B.
Từ 600 – 700 đến 2500.
C.
Từ 600 – 700 đến 2600.
D.
Từ 600 – 700 đến 2700.
Câu 27
Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm
A.
Mát mẻ, không có tháng nào trên 20°C
B.
Tổng nhiệt độ năm trên 5400°C
C.
Lượng mưa giảm khi lên cao.
D.
Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi.
Câu 28
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, vì miền này.
A.
Nằm gần xích đạo.
B.
Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C.
Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
D.
Chủ yếu có địa hình thấp.
Câu 29
Khoáng sản nổi bật ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A.
Dầu khí và bôxit.
B.
Thiết và khí tự nhiên.
C.
Vật liệu xây dựng vá quặng sắt.
D.
Than đá và apatit.
Câu 30
Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
A.
Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.
B.
Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.
C.
Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo.
D.
Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.
Câu 31
Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì :
A.
Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
B.
Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
C.
Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
D.
Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
Câu 32
Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A.
Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền
B.
Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng
C.
Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng
D.
Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
Câu 33
Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì :
A.
Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.
B.
Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.
C.
Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.
D.
Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.
Câu 34
Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là :
A.
Độ vĩ.
B.
Độ lục địa.
C.
Địa hình.
D.
Mạng lưới sông ngòi.
Câu 35
Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên.
A.
Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông.
B.
Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn.
C.
Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.
D.
Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Câu 36
Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là :
A.
Đèo Ngang.
B.
Dãy Bạch Mã.
C.
Đèo Hải Vân.
D.
Dãy Hoành Sơn.
Câu 37
Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do :
A.
Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
B.
Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em).
C.
Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan (TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm).
D.
Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí Xích đạo (Em).
Câu 38
Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông nghiệp :
A.
Nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh.
B.
Có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.
C.
Phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
D.
Phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Câu 39
Nhiễu động về thời tiết ở nước ta thường xảy ra vào :
A.
Mùa đông ở miền Bắc và mùa khô ở Tây Nguyên.
B.
Nửa đầu mùa hè ở Bắc Trung Bộ.
C.
Thời gian chuyển mùa.
D.
Nửa sau mùa hè đối với cả vùng Duyên hải miền Trung.
Câu 40
Từ vĩ độ 160B trở vào nam, do tính chất khá ổn định về thời tiết và khí hậu, việc bố trí cây trồng thích hợp là :
A.
Các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất
B.
Cây ngắn ngày ở những vùng có mùa khô kéo dài.
C.
Cây trồng thích hợp với một mùa mưa cường độ cao.
D.
Các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt đới gió mùa.