THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Địa lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #229
Lĩnh vực: Địa lý
Nhóm:
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 2056
Bài tập chuyên đề đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Câu 1
Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ
A.
10
B.
11
C.
12
D.
13
Câu 2
Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là :
A.
In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
B.
In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
C.
In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
D.
In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
Câu 3
Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là :
A.
Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao.
B.
Dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số.
C.
Trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số.
D.
Lực lượng lao động chiến 59,3% dân số.
Câu 4
Dân số nước ta năm 2006 là (triệu người)
A.
84,1.
B.
84,2.
C.
84,3.
D.
84,4
Câu 5
Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố:
A.
Điều kiện tự nhiên.
B.
Trình độ phát triển kinh tế.
C.
Tính chất của nền kinh tế.
D.
Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 6
Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ
A.
Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B.
Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C.
Gánh nặng phụ thuộc lớn.
D.
Khó hạ tỉ lệ tăng dân.
Câu 7
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do:
A.
Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
B.
Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C.
Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D.
Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Câu 8
Vùng có mật độ dân số thấp nhất là:
A.
Tây Nguyên.
B.
Tây Bắc.
C.
Đông Bắc.
D.
Cực Nam Trung Bộ.
Câu 9
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:
A.
Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
B.
Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C.
Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D.
Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
Câu 10
Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số nước ta thời kì 1901 - 2005. (Đơn vị : triệu người)
Nhận định đúng nhất là:
Nhận định đúng nhất là:
A.
Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.
B.
Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.
C.
Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.
D.
Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.
Câu 11
Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do:
A.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
B.
Cấu trúc dân số trẻ.
C.
Dân số đông.
D.
Tất cả các câu trên.
Câu 12
Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:
A.
Việc phát triển giáo dục và y tế.
B.
Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C.
Vấn đề giải quyết việc làm.
D.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 13
Để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến:
A.
Các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư.
B.
Các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp.
C.
Vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, biên giới hải đảo.
D.
Tất cả các câu trên.
Câu 14
Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng:
A.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới.
B.
Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C.
Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư.
D.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.
Câu 15
Gia tăng dân số được tính bằng:
A.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
B.
Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C.
Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư.
D.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.
Câu 16
Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ :
A.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
B.
Có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện
C.
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức
D.
Tất cả các câu trên
Câu 17
Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì:
A.
Từ 1943 đến 1954.
B.
Từ 1954 đến 1960.
C.
Từ 1960 đến 1970.
D.
Từ 1970 đến 1975.
Câu 18
Số dân tộc hiện sinh sống ở nước ta là
A.
51.
B.
52.
C.
53.
D.
54.
Câu 19
Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là :
A.
Từ 18 tuổi đến 24 tuổi.
B.
Từ 24 tuổi đến 30 tuổi.
C.
Từ 30 tuổi đến 35 tuổi.
D.
Từ 35 tuổi đến 40 tuổi.
Câu 20
Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :
A.
Loài người định cư khá sớm.
B.
Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C.
Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D.
Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
Câu 21
Dân tộc Kinh chiếm (%)
A.
84,2.
B.
85,2.
C.
86,2.
D.
87,2.
Câu 22
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta năm 2005 (%) là
A.
1,30.
B.
1,31.
C.
1,32.
D.
1,33
Câu 23
Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện
A.
Công tác kế hoạch hóa gia đình
B.
Việc giáo dục dân số
C.
Pháp lệnh dân số
D.
Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Câu 24
Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống là làm
A.
Ô nhiễm môi trường
B.
Cạn kiệt tài nguyên
C.
Giảm GDP bình quân đầu người.
D.
Giảm tốc độ phát triển kinh tế
Câu 25
Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm (triệu người)
A.
1,0
B.
1,1
C.
1,2
D.
1,3
Câu 26
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân số nước ta thuộc loại trẻ (năm 2005)?
A.
Từ 0 đến 14 tuổi 24,9%, từ 15 đến 59 tuổi 65,1%, 60 tuổi trở lên 10,0%
B.
Từ 0 đến 14 tuổi 29,4%, từ 15 đến 59 tuổi 56,6%, 60 tuổi trở lên 14%
C.
Từ 0 đến 14 tuổi 24,7%, từ 15 đến 59 tuổi 64,3%, 60 tuổi trở lên 11%
D.
Từ 0 đến 14 tuổi 27,4%, từ 15 đến 59 tuổi 63,6%, 60 tuổi trở lên 9%
Câu 27
So với số dân trên lãnh thổ toàn quốc, dân số tập trung ở đồng bằng chiếm (%)
A.
70.
B.
75.
C.
80.
D.
85.
Câu 28
Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng so với mật độ dân số ở Tây Bắc gấp (lần)
A.
17,6.
B.
17,7.
C.
17,8.
D.
17,9.
Câu 29
Dân số thành thị của nước ta năm 2005 là (%)
A.
25,0.
B.
26,0.
C.
27,0.
D.
28.
Câu 30
Cho bảng số liệu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ 1995 – 2005 (%)
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số của nước ta
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số của nước ta
A.
Không lớn.
B.
Khá ổn định
C.
Tăng giảm không đồng đều.
D.
Ngày càng giảm.
Câu 31
Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện ở
A.
Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm
B.
Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng
C.
Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi
D.
Dân số nông thôn giảm , dân số thành thị không đổi
Câu 32
Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2006 là (người/km²)
A.
1225.
B.
429.
C.
529.
D.
540
Câu 33
Đông Bắc có mật độ dân số gấp Tây Bắc (lần)
A.
2,0.
B.
2,1.
C.
2,8.
D.
1,7.
Câu 34
Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là
A.
Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên
B.
Ô nhiễm môi trường
C.
Gây lãng phí nguồn lao động.
D.
Giải quyết vấn đề việc làm
Câu 35
Trong cơ cấu nhóm tuổi của tổng dân số nước ta xếp thứ tự từ cao xuống thấp là
A.
Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
B.
Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
C.
Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
D.
Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
Câu 36
Số dân nông thôn của nước ta năm 2005 là (%)
A.
27.
B.
73.
C.
75.
D.
25.
Câu 37
Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng là do
A.
Tuổi thọ trung bình thấp.
B.
Hệ quả của tăng dân số những năm trước kia.
C.
Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể.
D.
Mức sống được nâng cao.
Câu 38
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta năm 2009 là (%)
A.
26,9.
B.
29,6.
C.
28.
D.
27,5.
Câu 39
Hiện tượng bùng nổ dân số của nước ta xảy ra vào
A.
Cuối thế kỉ XIX.
B.
Đầu thế kỉ XX.
C.
Cuối thế kỉ XX.
D.
Đầu thế kỉ XXI.
Câu 40
Dân số nước ta
A.
Đang có xu hướng trẻ hóa.
B.
Đang có xu hướng già hóa
C.
Đang trong giai đoạn bão hòa.
D.
Đang trong tình trạng phục hồi