THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 43
Thời gian làm bài: 77 phút
Mã đề: #2387
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1672

Ôn tập trắc nghiệm Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức GDCD Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Động lực của nhận thức         
B.
Mục đích của nhận thức
C.
Tiêu chuẩn của chân lí                      
D.
Cơ sở của nhận thức
Câu 2

Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A.
Cái ló khó cái khôn.     
B.
Con vua thì lại làm vua.
C.
Con hơn cha là nhà có phúc.
D.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 3

Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A.
Gieo gió gặt bão.
B.
Con hơn cha, nhà có phúc.
C.
Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
D.
Ăn cây nào rào cây ấy.
Câu 4

Hoạt động thực tiễn rất phong phú và đa dạng, khái quát thành mấy hình thức cơ bản?

A.
Năm hình thức    
B.
 Ba hình thức      
C.
Bốn hình thức
D.
Sáu hình thức
Câu 5

Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện

A.
Phương thức sản xuất           
B.
Đời sống tinh thần
C.
Đời sống vật chất                            
D.
Phương thức kinh doanh
Câu 6

Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất?

A.
Nghiên cứu giống lúa mới          
B.
Sáng tạo máy bóc hành tỏi
C.
Chế tạo rô-bốt làm việc nhà            
D.
Quyên góp ủng hộ người nghèo
Câu 7

Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.   
B.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
C.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. 
D.
 Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 8

Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất, điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn

A.
Tiêu chuẩn của chân lí                             
B.
Cơ sở của nhận thức
C.
Mục đích của nhận thức                                 
D.
Động lực của nhận thức
Câu 9

Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì?

A.
Cơ sở của nhận thức.         
B.
Tiêu chuẩn của chân lí.
C.
Mục đích của nhận thức.         
D.
 Động lực của nhận thức.
Câu 10

Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến vai trò của thực tiễn?

A.
Cần “học đi đôi với hành”
B.
Thực tiễn không có vai trò gì đối với nhận thức
C.
Qua thực tiễn mới kiểm nghiệm được tri thức đúng hay sai
D.
Phải tham gia các hoạt động thực tiễn để nâng cao nhận thức lí luận
Câu 11

Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A.
 Nhận thức biện chứng        
B.
Nhận thức siêu hình
C.
 Nhận thức cảm tính        
D.
Nhận thức lí tính
Câu 12

Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của - giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiệu biết về chúng gọi là:

A.
thực tiễn. 
B.
nhận thức.      
C.
cuộc Sống.      
D.
thực tế.
Câu 13

Bố của A bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, A đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố mình. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.            
B.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.   
D.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 14

Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A.
trực tiếp với sự vật, hiện tượng.      
B.
với sự vật.
C.
gián tiếp với sự vật.         
D.
gần gũi với sự vật.
Câu 15

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn đề kiểm tra:

A.
xã hội.      
B.
kết quả của nhận thức.
C.
con người. 
D.
kết quả cuộc sống.
Câu 16

Nhận thức lí tính có vai trò giúp con người:

A.
nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khái quát và trừu tượng.
B.
nhận thức sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và sinh động.
C.
 nhận thức sự vật, hiện tượng một cách chủ quan, máy móc.
D.
nhận thức sự vật, hiện tượng theo cảm tính.
Câu 17

Đoạn văn sau đây của Bác Hồ: “Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tán loạn hết...” muốn nhấn mạnh vai trò  nào của thực tiễn?

A.
Mục đích của nhận thức.    
B.
Cơ sở của nhận thức.
C.
Tiêu chuẩn của chân lí.             
D.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 18

Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A.
Học tập nghiên cứu.    
B.
Vui chơi giải trí.
C.
Sản xuất vật chất.
D.
Kinh doanh hàng hóa.
Câu 19

Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A.
Cụ thể và máy móc       
B.
Chủ quan và máy móc
C.
Khái quát và trừu tượng                 
D.
Cụ thể và sinh động
Câu 20

Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hoá học của muối. Đây là giai đoạn nào của nhận thức ?

A.
Cảm tính.     
B.
Lí tính.           
C.
Trực tiếp.             
D.
Gián tiếp.
Câu 21

Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, Triết học có vai trò là

A.
thế giới quan.       
B.
phương pháp luận.
C.
khoa học của mọi khoa học.      
D.
thế giới quan và phương pháp luận.
Câu 22

Nhận thức lí tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A.
với sự vật.    
B.
 trực tiếp với sự vật, hiện tượng.
C.
gần gũi với sự vật.          
D.
gián tiếp với sự vật, hiện tượng.
Câu 23

Khi tiếp xúc với quả chanh, ta thấy một số đặc điểm của nó như màu, mùi, vị. Đó là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A.
Cảm tính.      
B.
Lí tính.        
C.
Gián tiếp.    
D.
Trực tiếp.
Câu 24

Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A.
Làm từ thiện.
B.
Làm kế hoạch nhỏ.
C.
Học tài liệu sách giáo khoa.
D.
Tham quan du lịch.
Câu 25

Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng

A.
Nghiên cứu khoa học.
B.
Hoạt động sản xuất.
C.
Đào tạo nhân lực.
D.
Hoạt động thực tiễn.
Câu 26

Hình thức nào dưới đây được coi là cơ bản nhất của hoạt động thực tế

A.
Hoạt động sản xuất vật chất         
B.
Hoạt động chính trị - xã hội
C.
Hoạt động tinh thần    
D.
Hoạt động thực nghiệm khoa học
Câu 27

Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp gồm

A.
hai bước.    
B.
hai giai đoạn. 
C.
hai con đường.   
D.
hai khâu.
Câu 28

Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

A.
Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan.
B.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất.
C.
Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động.
D.
 Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.
Câu 29

Để kiểm tra một tri thức nào đó, là đúng đắn hay sai lầm, thì con người cần đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua:

A.
 thói quen      
B.
hành vi     
C.
thực tiễn   
D.
tình cảm
Câu 30

Nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành” thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A.
Tiêu chuẩn của chân lí.   
B.
Mục đích của nhận thức.
C.
Cơ sở nhận thức.
D.
Động lực của nhận thức.
Câu 31

Dựa vào hiểu biết về thực tiễn, em cần làm gì để nâng cao kiến thức, hoàn thiện bản thân?

A.
Đọc thật nhiều sách là có thể học giỏi, có nhiều kiến thức.
B.
Học đi đôi với hành, vừa học tập tốt vừa tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
C.
Chỉ cần học thật giỏi trên lớp là sẽ có thể thành công.
D.
Không cần học mà tham gia lao động luôn, qua lao động sẽ có kiến thức.
Câu 32

Tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện vao trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Câu 33

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Câu 34

Trong xã hội, do thực tế yêu cầu, các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và điều chế ra nhiều loại thuốc mới để chữa bệnh cho các bệnh nhân. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Câu 35

Những tri thức về thiên văn, trồng trọt,… của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, chu kì vận động của mặt trăng, mặc trời, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm… Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Câu 36

Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ

A.
Nhận thức.
B.
Lao động.
C.
Nghiên cứu.
D.
Thực tiễn.
Câu 37

Trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động nào là cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác?

A.
Hoạt động văn hóa – nghệ thuật.
B.
Hoạt động chính trị - xã hội.
C.
Hoạt động thực nghiệm khoa học.
D.
Hoạt động sản xuất vật chất.
Câu 38

Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

A.
Sản xuất vật chất.
B.
Chính trị xã hội.
C.
Văn hóa nghệ thuật.
D.
Thực nghiệm khoa học.
Câu 39

Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A.
Nhận thức.
B.
Nhận thức cảm tính.
C.
Nhận thức lí tính.
D.
Thực tiễn.
Câu 40

Người ta đi sâu phân tích và tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối. Những sự hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

A.
Nhận thức lí tính.
B.
Nhận thức cảm tính.
C.
Nhận thức khoa học.
D.
Nhận thức tri thức.
Câu 41

Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Những hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

A.
Nhận thức lí tính.
B.
Nhận thức cảm tính.
C.
Nhận thức khoa học.
D.
Nhận thức tri thức.
Câu 42

Quá trình nhận thức bao gồm mấy giai đoạn?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 43

Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng được gọi là

A.
Nhận thức.
B.
Học tập.
C.
Nghiên cứu.
D.
Tri thức.