THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2600
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5431

Ôn tập trắc nghiệm Nhà nước Xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay ra đời từ năm nào? 

A.
1926 
B.
1945
C.
1954 
D.
1986
Câu 2

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay ra đời từ khi nào? 

A.
1930 
B.
1945
C.
1954 
D.
1975
Câu 3

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý mọi mặt của đời sống xã hội chủ yếu bằng gì? 

A.
Đường lối, chính sách 
B.
Hiến pháp, pháp luật
C.
Tuyên truyền, giáo dục. 
D.
Cả a, b và c
Câu 4

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? 

A.
Mang bản chất của giai cấp công nhân.
B.
Mang bản chất của đa số nhân dân lao động.
C.
 Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. 
D.
Vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang bản chất của nhân dân lao động và tính dân tộc sâu sắc.
Câu 5

Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay? 

A.
Đảng cộng sản Việt Nam 
B.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C.
Mặt trận Tổ quốc 
D.
Các đoàn thể nhân dân
Câu 6

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính . . . sâu sắc. 

A.
Giai cấp 
B.
Nhân đạo
C.
Dân tộc 
D.
Cộng đồng
Câu 7

Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là: 

A.
Đổi mới mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa 
B.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ và quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị
C.
Thay đổi hệ thống tư duy lý luận 
D.
Đổi mới tư duy
Câu 8

Theo Đảng ta cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa bao gồm: 

A.
Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa 
B.
Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội chính trị.
C.
Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật 
D.
Cả ba đều đúng
Câu 9

Khái niệm “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” do tổ chức nào sau đây nêu ra? 

A.
Đảng Cộng sản Liên Xô 
B.
 Đảng Cộng sản Trung Quốc
C.
Đảng Cộng sản Việt Nam 
D.
Quốc tế cộng sản (Quốc tế III)
Câu 10

Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào? 

A.
Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân.
B.
Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với toàn xã hội.
C.
Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. 
D.
Cả a, b và c
Câu 11

Câu “Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” là của ai? 

A.
V. I. Lênin 
B.
Mao Trạch Đông
C.
Hồ Chí Minh 
D.
Lê Duẩn
Câu 12

Điền vào ô trống từ còn thiếu:

“Quyền không bao giờ có thể ở một mức độ cao hơn chế độ … và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ … đó quyết định” (Mác: Phê phán Cương lĩnh Gôta) 

A.
Chính trị 
B.
Xã hội
C.
Kinh tế 
D.
Nhà nước
Câu 13

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có … làm tròn bổn phận công dân” (Hồ Chí Minh) 

A.
Trách nhiệm 
B.
Nghĩa vụ
C.
Trình độ để 
D.
Khả năng để
Câu 14

So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào? 

A.
Không còn mang tính giai cấp.
B.
 Là nền dân chủ phi lịch sử.
C.
Là nền dân chủ thuần tuý. 
D.
Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 15

Dân chủ được xem xét dưới góc độ nào? 

A.
Phạm trù chính trị 
B.
Phạm trù lịch sử
C.
Phạm trù văn hoá 
D.
Cả a, b và c đều đúng
Câu 16

Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào? 

A.
Ngay từ khi có xã hội loài người. 
B.
 Khi có nhà nước vô sản.
C.
Khi có nhà nước 
D.
Cả a, b và c
Câu 17

Dân chủ là gì? 

A.
Là quyền lực thuộc về nhân dân 
B.
Là quyền của con người
C.
Là quyền tự do của mỗi người 
D.
Là trật tự xã hội
Câu 18

Loại văn bản nào sau đây là “văn bản dưới luật”? 

A.
luật doanh nghiệp năm 2005 
B.
nghị quyết của uỷ ban thường vụ quốc hội
C.
hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 
D.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
Câu 19

Loại văn bản nào sau đây là “văn bản pháp luật”? 

A.
hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 
B.
pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
C.
nghị định của Chính phủ 
D.
quyết định của thủ tướng Chính phủ
Câu 20

Văn bản nào sau đây không phải là nguồn của pháp luật ở Việt Nam? 

A.
hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 
B.
nghị định của Chính phủ
C.
bản án, quyết định của Toà án nhân dân 
D.
quyết định của uỷ ban nhân dân
Câu 21

Nguồn của pháp luật bao gồm những loại nguồn nào? 

A.
chỉ có “tập quán pháp” mời là nguồn của pháp luật
B.
chỉ có “tiền lệ pháp” mới là nguồn của pháp luật
C.
chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn của pháp luật 
D.
tuỳ theo từng quốc gia mà có thể bao gồm cả ba loại nguồn pháp luật nêu trên.
Câu 22

Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể nào? 

A.
giữa người phạm tội và người bị hành vi phạm tội xâm hại (người bị hại) 
B.
giữa nhà nước và người phạm tội
C.
giữa nhà nước, kẻ phạm tội và người bị hại 
D.
giữa nhà nước và̀ người bị hại được pháp luật hình sự bảo vệ.
Câu 23

Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau. Doanh nghiệp A vi phạm hợp đồng. Doanh nghiệp B đã khởi kiện ra Toà án để yêu cầu Toà bảo vệ quyền lợi cho mình. Toà án đã xét xử vụ kiện và quyết định doanh nghiệp A phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp B số tiền là 100 triệu đồng. Xác định biện pháp bồi thường thiệt hại nêu trên là loại chế tài pháp luật gì? 

A.
là chế tài kỷ luật 
B.
là chế tài hành chính
C.
là chế tài dân sự 
D.
là chế tài hính sự.
Câu 24

Công dân A có hành vi cố ý gây thương tích, người bị gây thương tích là công dân B. Công dân A (bị cáo) đã bị truy tố ra Toà án để xét xử. Xác định chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án nêu trên? 

A.
chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước và bị cáo A.
B.
chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là bị cáo A và người bị hại B
C.
chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước, bị cáo A và người bị hại B. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 25

Quan hệ pháp luật nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính? 

A.
quan hệ về tuyển dụng và sử dụng lao động vào làm việc trong các qơ quan nhà nước theo chế độ hợp đồng lao động.
B.
quan hệ về kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật.
C.
quan hệ về giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động
D.
cả ba loại quan hệ nêu trên đèu không phải là quan hệ pháp luật hành chính.
Câu 26

Trong các quan hệ pháp luật sau đây, quan hệ nào là quan hệ pháp luật dân sự? 

A.
quan hệ về cấp giấy đăng ký kết hôn 
B.
quan hệ về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
C.
quan hệ về xử phạt vi phạm hành chính 
D.
quan hệ về kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước.
Câu 27

Quan hệ pháp luật nào sau đây là quan hệ có tính chất mệnh lệnh? 

A.
quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại 
B.
quan hệ tặng cho tài sản
C.
quan hệ thừa kế tài sản 
D.
quan hệ về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Câu 28

Căn cứ vào tư cách chủ thể thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào? 

A.
chỉ có một loại là quan hệ bình đẳng
B.
chỉ có một loại là quan hệ bất bình đẳng
C.
có hai loại là quan hệ bình đẳng và quan hệ bất bình đẳng 
D.
có ba loại là quan hệ bình đẳng, quan hệ bất bình đẳng và quan hệ nội bộ.
Câu 29

Quan hệ pháp luật nào sau đây là “quan hệ pháp luật đơn vụ”? 

A.
quan hệ bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm 
B.
quan hệ mua bán hàng hoá giữa người mua và người bán
C.
quan hệ pháp luật giáo dục giữa người học và giáo viên 
D.
cả ba loại quan hệ trên đều là quan hệ pháp luật đơn vụ
Câu 30

“Quan hệ pháp luật song vụ” được hiểu như thế nào? 

A.
là chỉ có hai bên chủ thể tham gia quan hệ đó
B.
là quan hệ pháp luật mà tất cả các bên tham gia quan hệ đều có quyền và nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên tương xứng với nhau
C.
là quan hệ pháp luật chỉ có hai bên chủ thẻ trong đó chỉ một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ 
D.
là quan hệ pháp luật có ba chủ thể tham gia trong đó có một bên có quyền và hai bên có nghĩa vụ.
Câu 31

Căn cứ vào cơ cấu chủ thể thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào? 

A.
chỉ có một loại là quan hệ pháp luật song phương (hai bên)
B.
chỉ có một loại là quan hệ pháp luật đa phương (nhiều bên)
C.
có cả hai loại là quan hệ pháp luật song phương và quan hệ pháp luật đa phương 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 32

Căn cứ vào cách quy định quyền và nghĩa vụ thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào? 

A.
chỉ có một loại là quan hệ pháp luật song vụ
B.
chỉ có một loại là quan hệ pháp luật đơn vụ
C.
có cả hai loại là quan hệ pháp luật song vụ và quan hệ pháp luật đơn vụ.
D.
có ba loại là quan hệ pháp luật song vụ, quan hệ pháp luật đơn vụ và quan hệ pháp luật mà không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ củ̉a các bên.
Câu 33

"Năng lực hành vi” của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 

A.
phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
B.
phụ thuộc vào truyền thống văn hoá dân tộc của từng quốc gia
C.
phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, trình độ của chủ thể 
D.
phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của chủ thể.
Câu 34

“Năng lực pháp luật” của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 

A.
phụ thuộc vào quan điểm đạo đức 
B.
phụ thuộc vào phong tục tập quán
C.
phụ thuộc vào trình độ văn hoá 
D.
phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
Câu 35

“Năng lực hành vi” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào? 

A.
là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
B.
là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
C.
là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 36

“Năng lực pháp luật” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào? 

A.
là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
B.
là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
C.
là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia và̀o quan hệ pháp luật đó 
D.
cả ba nhận định trên đều sai
Câu 37

“Năng lực chủ thể” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào? 

A.
chỉ cần có năng lực pháp luật là có đủ năng lực chủ thể 
B.
chỉ cần có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể
C.
chỉ cần có năng lực pháp luâṭ̣ hoặc có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể
D.
phải có đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi mới có đủ năng lực chủ thể
Câu 38

Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? 

A.
là tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
B.
là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật, trong đó phải có ít nhất một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C.
là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật, tham gia vào quan hệ pháp luật 
D.
bất kỳ người nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật.
Câu 39

Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có điều kiện gì? 

A.
chỉ cần có chủ thể tham gia quan hệ và chủ thể đó có đủ năng lực chủ thể 
B.
chỉ cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh
C.
chỉ cần có sự kiện pháp lý 
D.
phải có đủ cả ba điều kiện trên.
Câu 40

Biện pháp nào sau đây không phải là chế tài hình sự? 

A.
bồi thường thiệt hại 
B.
phạt tiền
C.
cải tạo không giam giữ 
D.
phạt tù
Câu 41

“Chế tài hình sự” được áp dụng đối với loại vi phạm pháp luật nào? 

A.
được áp dụng đối với tất cả các loại vi phạm pháp luật 
B.
chỉ được áp dụng đối với vi phạm pháp luật là tội phạm
C.
được áp dụng đối với tội phạm và vi phạm hành chính 
D.
chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính
Câu 42

“Chế tài hình sự” được hiểu như thế nào? 

A.
là biện pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự 
B.
là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể được quy điṇ h trong tất cả các văn bản pháp luật
C.
là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể được quy định trong tất cả các đạo luật do quốc hội ban hành 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 43

Chế tài của quy phạm pháp luật bao gồm những loại nào? 

A.
chỉ có một loại “chế tài hình sự” 
B.
chỉ có một loại “chế tài vật chất”
C.
chỉ có một loại “chế tài kỷ luật” 
D.
có cả ba loại chế tài nêu trên.
Câu 44

“Quy phạm lựa chọn” là quy phạm như thế nào? 

A.
là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B.
là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C.
là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 45

“Quy phạm cấm đoán” là quy phạm như thế nào? 

A.
là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B.
là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C.
là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 46

“Quy phạm bắt buộc” là quy phạm như thế nào? 

A.
là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B.
là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C.
là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó.
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 47

Quy phạm pháp luật bao gồm những loại nào? 

A.
chỉ có một loại là “quy phạm bắt buộc” 
B.
chỉ có một loại là “quy phạm cấm đoán”
C.
chỉ có một loại là “quy phạm lựa chọn” 
D.
có thể bao gồm tất cả các loại quy phạm nêu trên.
Câu 48

Bộ phận “chế tài” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật? 

A.
xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
B.
xác định cách xử sự của cá́c chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C.
xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật 
D.
tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên.
Câu 49

Bộ phận “quy định” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật? 

A.
xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
B.
xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C.
xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật 
D.
tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên.
Câu 50

Bộ phận “giả định” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật? 

A.
xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. 
B.
xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C.
xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D.
tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên.