THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI GDCD
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2638
Lĩnh vực: GDCD
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1575

Ôn tập trắc nghiệm Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Bộ máy nhà nước tư sản và Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có điểm khác nhau như thế nào? 

A.
Bộ máy nhà nước tư sản không có cơ quan thực hành quyền công tố còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì có cơ quan này
B.
Bộ máy nhà nước tư sản không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì luôn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này.
C.
Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyề̀n lực 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 2

Loại văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật? 

A.
phảp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội 
B.
nghị định của Chính phủ
C.
thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ 
D.
nghị quyết của Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng
Câu 3

Chủ thể nào sau đây không phải là cơ quan trong Bộ máy nhà nước? 

A.
ban chấp hành trung ương Đảng 
B.
thanh tra Bộ tài chính
C.
thanh tra Chính phủ 
D.
thanh tra ngân hàng nhà nước
Câu 4

Hoạt động nào sau đây là hoạt động quản lý nhà nước? 

A.
hoạt động điều tra vụ án hình sự 
B.
hoạt động công tố tại phiên toà
C.
hoạt động xét xử tại phiên toà 
D.
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
Câu 5

Hoạt động nào sau đây thuộc thẩm quyền của quốc hội? 

A.
hoạt động ban hành hiến pháp và các đạo luật 
B.
hoạt động hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật
C.
hoạt động kiểm tra kiểm tr, thanh tra việc chấp hành pháp luật 
D.
cả ba hoạt động nêu trên đều thuộc thẩm quyền của quốc hội.
Câu 6

Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của Toà án nhân dân? 

A.
hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án 
B.
hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C.
hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội 
D.
hoạt động thu thập chứng cứ về vụ án
Câu 7

Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân? 

A.
hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án 
B.
hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C.
hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội 
D.
cả ba hoạt động trên đều thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân
Câu 8

Quốc hội và viện kiểm sát nhân dân có quan hệ như thế nào? 

A.
quốc hội và viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan độc lập, không có quan hệ gì với nhau
B.
viện kiểm sát nhân dân là do quốc hội thành lập, chịu sự giám sát của quốc hội, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải là đại biểu quốc hội
C.
quốc hội không thành lập viện kiểm sát nhân dân mà chỉ giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân 
D.
quốc hội chỉ thành lập viện kiểm sát nhân dân chứ không giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo tính độc lập của viện kiểm sát nhân dân
Câu 9

Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có mối quan hệ như thế nào? 

A.
viện kiểm sát nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân
B.
Toà án nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân
C.
viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 10

Quốc hội và Chính phủ có mối quan hệ như thế nào? 

A.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội 
B.
Chính phủ là đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của quốc hội
C.
quốc hội là đơn vị nằm trong cơ cấu của Chính phủ 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 11

Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân có quan hệ như thế nào? 

A.
uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân 
B.
uỷ ban nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của hội đồng nhân dân
C.
hội đồng nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của uỷ ban nhân dân 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 12

Hội đồng nhân dân được tổ chức ở cấp nào? 

A.
được tổ chức ở bốn cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã 
B.
được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
C.
được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện 
D.
được tổ chức ở hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh
Câu 13

Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức ở cấp nào? 

A.
được tổ chức ở bốn cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấ́p tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và viện kiểm sát nhân dân cấp xã
B.
được tổ chức ở hai cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
C.
được tổ chức ở ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 
D.
được tổ chức ở hai cấp: viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
Câu 14

Toà án nhân dân được tổ chức ở cấp nào? 

A.
được tổ chức ở bốn cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp xã
B.
được tổ chức ở hai cấp: Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh
C.
được tổ chức ở ba cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện 
D.
được tổ chức ở hai cấp: Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện
Câu 15

Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các cấp nào? 

A.
được tổ chức ở bốn cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã 
B.
được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
C.
được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện 
D.
được tổ chức ở hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh
Câu 16

Cơ quan nào sau đây là cơ quan quản lý nhà nước? 

A.
văn phòng quốc hội 
B.
văn phòng chủ tịch nước
C.
văn phòng Chính phủ 
D.
viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật
Câu 17

Tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu như thế nào? 

A.
cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm 
B.
cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thực thi công vụ chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
C.
cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước được phép thực hiện tất cả các hoạt động nếu có lợi cho nhà nước. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 18

Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

(1) Nguyên tắc tập trung dân chủ; (2) Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc;

(3) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; (4); Nguyên tắc Đảng lãnh đạo; (5) Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 

A.
(1); (4); (5) 
B.
(1); (2); (3); (5)
C.
(1); (2); (4); (5) 
D.
Tất cả các nguyên tắc trên.
Câu 19

Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành luật ở Việt Nam? 

A.
chỉ có quốc hội mới có thẩm quyền ban hành luật 
B.
quốc hội có quyền ban hành luật ở trung ương và hội đồng nhân dân có quyền ban hành luật ở địa phương.
C.
tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành luật liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 20

Toà án nhân dân có chức năng gì? 

A.
chỉ có chức năng xét xử các vụ án về hình sự.
B.
chỉ có chức năng xét xử các vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, vụ án kinh tế và vụ án lao động
C.
Toà án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao động); những vụ án hành chính và̀ giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 21

Chủ thể nào sau đây được gọi là cơ quan tư pháp? 

A.
chỉ có Toà án nhân dân mới là cơ quan tư pháp 
B.
chỉ có viện kiểm sát nhân dân mới là cơ quan tư pháp
C.
chỉ có cơ quan điều tra mới là cơ quan tư pháp 
D.
cơ quan tư pháp gồm: Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án.
Câu 22

Cơ quan nào sau đây không nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp? 

A.
uỷ ban nhà nước các cấp 
B.
Bộ tài chính
C.
ngân hàng nhà nước Việt Nam 
D.
các ngân hàng thương mại nhà nước.
Câu 23

Cơ quan nào sau đây không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật? 

A.
các bộ, cơ quan ngang bộ. 
B.
các cơ quan trực thuộc Chính phủ (văn phòng Chính phủ, các vụ thuộc Chính phủ).
C.
uỷ ban nhân dân địa phương 
D.
ngân hàng Trung ương
Câu 24

Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của quốc hội? 

A.
phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
B.
ban hành hiến pháp và các đạo luật. 
C.
ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế
D.
tất cả đều đúng
Câu 25

Hoạt động nào sau đây không thuộc chức năng của quốc hội? 

A.
phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. 
B.
ban hành hiến pháp và các đạo luật.
C.
truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án. 
D.
ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế
Câu 26

Cơ quan nào sau đây ở nước ta là do quốc hội thành lập? 

A.
Chính phủ 
B.
viện kiểm sát nhân dân
C.
Toà án nhân dân 
D.
tất cả đều đúng
Câu 27

Cơ quan nào sau đây ở nước ta không phải do quốc hội thành lập? 

A.
Chính phủ 
B.
viện kiểm sát nhân dân
C.
Toà án nhân dân 
D.
hội đồng nhân dân
Câu 28

Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm các loại cơ quan nhà nước nào? 

A.
cơ quan lập pháp (quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ) và cơ quan xét xử (Toà án). 
B.
cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
C.
cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp 
D.
cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan công tố
Câu 29

Hoạt động nào sau đây không thuộc thức năng kinh tế của nhà nước ta? 

A.
nhà nước đầu tư vốn để thành lập các công ty nhà nước nắm các lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế. 
B.
nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
C.
nhà nước thông qua cơ quan Toà án để giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại. 
D.
nhà nước thực hiện các hoạt động đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế.
Câu 30

Chức năng kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là gì? 

A.
nhà nước quyết định các chính sách phát triển kinh tế và giao kế hoạch cho từng đơn vị kinh tế. 
B.
nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, trong đó pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.
C.
nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua việc ban hành hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh mà các đơn vị kinh tế phải thực hiện.
D.
tất cả các hoạt động trên đều thuộc chức năng kinh tế của nhà nước.
Câu 31

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào? 

A.
từ cách mạng tháng tám năm 1945 
B.
từ hiến pháp năm 1959
C.
từ hiến pháp năm 1980 
D.
từ hiến pháp năm 1992
Câu 32

Chế độ chính trị được hiểu như thế nào? 

A.
là tổng thể các phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước 
B.
là tất cả các thiết chế́ chính trị trong xã hội
C.
là toàn Bộ đường lối, chính sách mà Đảng chính trị cầm quyền đề ra 
D.
là đường lối, chính sách của Đảng đã được nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.
Câu 33

Nhà nước thực hiện chức năng bằng các phương pháp như thế nào? 

A.
nhà nước chỉ sử dụng phương pháp cưỡng chế 
B.
nhà nước chỉ sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục
C.
nhà nước có thể sử dụng cả hai phương pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục
D.
nhà nước bóc lột thì sử dụng phương pháp cưỡng chế còn nhà nước xã hội chủ nghĩa thì sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục.
Câu 34

Nhà nước thực hiện chức năng thông qua các hình thức như thế nào? 

A.
chỉ thông qua hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật (hoạt động lập pháp) 
B.
chỉ thông qua hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật (hoạt động hành pháp).
C.
chỉ thông qua hoạt động bảo vệ pháp luật (hoạt động tư pháp) 
D.
phải thông qua cả ba hình thức hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Câu 35

Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng đối ngoại của nhà nước? 

A.
quản lý vĩ mô nền kinh tế. 
B.
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
C.
phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài 
D.
trấn áp những phần tử chống đối
Câu 36

Chức năng của nhà nước được thực hiện bời chủ thể nào? 

A.
tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân. 
B.
được thực hiện bởi các cơ quan trong Bộ máy nhà nước.  
C.
được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân ở trong nước.
D.
được thực hiện bởi nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị
Câu 37

Chức năng của nhà nước bao gồm: 

A.
chức năng đối nội. 
B.
chức năng đối ngoại.
C.
chức năng đề ra đường lối, chính sách. 
D.
cả ba nhận định trên đều đúng.
Câu 38

Mối quan hệ giữa chức năng của nhà nước và nhiệm vụ của nhà nước? 

A.
nhiệm vụ của nhà nước là yếu tố quyết định chức năng của nhà nước. 
B.
chức năng của nhà nước là yếu tố quyết định nhiệm vụ của nhà nước
C.
chức năng của nhà nước không phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 39

Nhiệm vụ của nhà nước được hiểu như thế nào? 

A.
là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực. 
B.
là mục tiêu mà nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ.
C.
chỉ là những mục tiêu trước mắt mà nhà nước cần phải thực hiện 
D.
chỉ là những mục tiêu lâu dài mà nhà nước cần phải thực hiện.
Câu 40

Chức năng của nhà nước được hiểu như thế nào? 

A.
là mục tiêu mà nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ phát triển của nhà nước. 
B.
là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ nhà nước đặt ra.
C.
là định hướng phát triển của nhà nước. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 41

Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước? 

A.
nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, được bảo đảm thực hiện bằng một Bộ máy cưỡng chế đặc thù.
B.
nhà nước có chủ quyền quốc gia. 
C.
nhà nước phân chia dân cư căn cứ vào nghề nghiệp và địa vị xã hội của họ 
D.
nhà nước ban hành các thứ thuế và tổ chức việc thu thuế́ dưới hình thức bắt buộc.
Câu 42

Đặc điểm nào sau đây là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước? 

A.
nhà nước ra đời khi có sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân hoá xã hội thành giai cấp. 
B.
nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp
C.
nhà nước luôn mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội 
D.
nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân.
Câu 43

Bản chất xã hội của nhà nước được biểu hiện như thế nào? 

A.
nhà nước là một tổ chức xã hội. 
B.
nhà nước phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội, duy trì, bảo vệ trật tự xã hội.
C.
nhà nước có tính xã hội vì nhà nước do các thành viên trong xã hội thoả thuận lập ra. 
D.
chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa mới mang bản chất xã hội
Câu 44

Bản chất giai cấp của nhà nước được hiểu như thế nào? 

A.
nhà nước là Bộ máy chuyên chính của giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị, nhằm bảo vệ lợi ı́ch của giai cấp này.
B.
nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng nhằm duy trì, bảo vệ trật tự chung của cả cộng đồng.
C.
chỉ có nhà nước bóc lột mới có bản chất giai cấp. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai
Câu 45

Như thế nào là nhà nước liên bang? 

A.
là nhà nước chỉ có một lãnh thổ toàn vẹn thống nhất.
B.
là nhà nước bao gồm nhiều quốc gia thành viên hợp thành trong đó mỗi quốc gia thành viên lại có pháp luật riêng của mình, đồng thời có một hệ thống pháp luật chung của toàn liên bang.
C.
là nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật được áp dụng chung trong toàn liên bang. 
D.
là nhà nước chỉ có một hệ thống cơ quan nhà nước chung cho toàn liên bang.
Câu 46

Như thế nào là nhà nước đơn nhất? 

A.
là nhà nước chỉ có một lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, có một hệ thống pháp luật được áp dụng trên toàn Bộ lãnh thổ quốc gia và có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
B.
là nhà nước bao gồm nhiều quốc gia thành viên hợp thành trong đó mỗi quốc gia thành viên lại có pháp luật riêng của mình.
C.
là nhà nước có nhiều hệ thống pháp luật được áp dụng cho mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai
Câu 47

Hình thức cấu trúc nhà nước bao gồm những loại nào? 

A.
nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. 
B.
nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và liên minh các nhà nước.
C.
chỉ có nhà nước đơn nhất. 
D.
chỉ có nhà nước liên bang
Câu 48

Hình thức chính thể cộng hoà có bao nhiêu dạng biểu hiện? 

A.
chỉ có chính thể cộng hoà quý tộc. 
B.
chỉ có chính thể cộng hoà dân chủ.
C.
có hai loại là chính thể cộng hoà quý tộc và chính thể cộng hoà dân chủ. 
D.
chính thể cộng hoà chỉ tồn tại ở nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 49

Hình thức chính thể cộng hoà được hiểu như thế nào? 

A.
là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử.
B.
là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước được trao cho một người đứng đầu theo chế độ thừa kế.
C.
là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử và bên cạnh cơ quan này còn có một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng. 
D.
cả ba nhận định trên đều sai.
Câu 50

Pháp luật là: 

A.
Những quy định mang tính bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội
B.
Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội
C.
Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định 
D.
Những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện