THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2674
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: Lớp 11 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 793

Ôn tập trắc nghiệm Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) Lịch Sử Lớp 11 Phần 4

Câu 1

Cuộc đấu tranh ở Hati do ai lãnh đạo ? 

A.
Tút xanh Lu -véc- tuy- a
B.
Mu-ha-met At-mét
C.
Sa-ka-mi-a
D.
Ty-chie-dep
Câu 2

Cuối thế kỷ 18 đã xảy ra sự kiện gì tại Mĩ La Tinh?

A.
Thực dân tổ chức những cuộc tàn sát đẫm máu 
B.
Ở Hati bùng nổ đấu tranh 
C.
Vê-nê-xu-ê-la, Pa-ra-goay giành được độc lập.
D.
Ác-hen-ti-na giành được độc lập. 
Câu 3

Chủ nghĩa thực dân đã làm gì với thuộc địa Mĩ La Tinh của mình? 

A.
Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc
B.
Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
C.
Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông... )
D.
Tất cả đáp án đều đúng 
Câu 4

Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của ai? 

A.
Tây Ban Nha
B.
Bồ Đào Nha
C.
Anh, Pháp 
D.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Câu 5

Thế kỉ mấy đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ?



 

A.
Đầu thế kỉ XIX
B.
Giữa thế kỉ XIX
C.
Cuối thế kỉ XIX
D.
Đầu thế kỉ XX
Câu 6

Mĩ La Tinh từng là một nước như thế nào? 

A.
Có lịch sử văn hóa lâu đời, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
B.
Giàu tài nguyên
C.
Cư dân bản địa ở đây là người Inđian,
D.
Tất cả đáp án đều đúng 
Câu 7

Vì sao gọi Mĩ La Tinh là khu vực Mĩ La Tinh? 

A.
Vì người dân Mĩ La Tinh sống ở đây 
B.
Vì có hệ văn hóa Mĩ La Tinh
C.
Vì cư dân ở đây nói tiếng Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).
D.
Vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).
Câu 8

Lãnh thổ Mĩ La Tinh bao gồm? 

A.
Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Nam Mĩ, và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. 
B.
Gồm một phần Bắc Mĩ những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. 
C.
 Toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. 
D.
Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. 
Câu 9

Mĩ La Tinh là lãnh thổ của? 

A.
Châu Úc 
B.
Châu Mĩ
C.
Châu Phi
D.
Bắc Mĩ 
Câu 10

Ý nghĩa cốt lõi của các cuộc đấu tranh ở Châu Phi là? 

A.
Thể hiện tinh thần yêu nước
B.
Tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.
C.
Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
D.
Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 11

Nhân dân Italia thất bại vào thời gian nào? 

A.
02/3/1896 
B.
01/4/1896 
C.
01/3/1996 
D.
01/3/1896 
Câu 12

Cùng với Êtiopia quân đội nào vẫn giữa được độc lập? 

A.
Lê-bi-ri-a 
B.
Xu-đăng
C.
I-ta-li-a 
D.
Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe
Câu 13

Điểm chung gây ra sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Châu Phi?

A.
Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn 
B.
Trình độ tổ chức thấp, chênh lệch lực lượng 
C.
Bị phương Tây đàn áp 
D.
Tất cả đáp án đều đúng 
Câu 14

Trong các phong trào đấu tranh của nhân dân, phong trào nào vẫn giữ được nền độc lập?

A.
Phong trào “Ai Cập trẻ” 
B.
Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe
C.
Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh
D.
Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.
Câu 15

Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân của ai? 

A.
Ê-ti-ô-pi-a. 
B.
Lê-bi-ri-a
C.
Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe
D.
Phong trào “Ai Cập trẻ”
Câu 16

Dưới sự lãnh đạo của Mu-ha-mét Át-mét phong trào đã làm thực dân Anh phải? 

 

A.
Thực dân Anh đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân 
B.
Thực dân Anh được các nước đế quốc khác giúp đỡ
C.
Bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu, phong trào đấu tranh ở đây thất bại.
D.
Chịu thua 
Câu 17

Lý do nào khiến các phong trào ở Châu Phi đều bị thất bại?

A.
 Chênh lệch lực lượng
B.
Trình độ tổ chức thấp
C.
Bị thực dân đàn áp.
D.
Tất cả đáp án đều đúng 
Câu 18

Cho đến năm bao nhiêu các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào Ai Cập Trẻ?

A.
1882
B.
1883
C.
1884
D.
1885
Câu 19

“Ai Cập trẻ” là tổ chức chính trị bí mật thành lập vào năm nào?



 

A.
1876
B.
1878
C.
1879
D.
1880
Câu 20

Khởi nghĩa của Mu-ha-mét Át-mét ở Xu Đăng kết thúc vào năm nào?

 

A.
1896
B.
1897
C.
1898
D.
1899
Câu 21

Khởi nghĩa của Mu-ha-mét Át-mét ở Xu Đăng diễn ra vào năm nào? 

 

A.
1881
B.
1882
C.
1883
D.
1884
Câu 22

Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe ở An-giê-ri kết thúc vào năm nào? 

A.
1845
B.
1846
C.
1847
D.
1848
Câu 23

Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe ở An-giê-ri diễn ra vào năm nào? 

A.
1830
B.
1831
C.
1832
D.
1833
Câu 24

Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe diễn ra ở đâu? 

A.
An-giê-ri
B.
Xu Đăng
C.
E-ti-ô-pi-a
D.
Li-bê-ri-a
Câu 25

Bồ Đào Nha chiếm phần nào của Châu Phi? 

A.
 Mo Dam Bích, Ănggola, và một phần Ghinê.
B.
Nam Phi - Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xô-ma-li, Gam-bi-a
C.
Tây Phi, Miền xích đạo Châu Phi.
D.
Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Taclaria.
Câu 26

Công-gô trở thành thuộc địa của? 

A.
Bỉ
B.
Đức 
C.
Anh 
D.
Pháp 
Câu 27

Đức chiếm thuộc địa nào ở Châu Phi? 

A.
Nam Phi - Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xô-ma-li, Gam-bi-a.
B.
Tây Phi, Miền xích đạo Châu Phi.
C.
Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Taclaria.
D.
Mo Dam Bích, Ănggola, và một phần Ghinê
Câu 28

Tây Phi, Miền xích đạo Châu Phi thành thuộc địa của ai? 

A.
Anh 
B.
Pháp 
C.
Bỉ 
D.
Đức
Câu 29

Thực dân Anh chiếm phần nào của Châu Phi? 

A.
Nam Phi - Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xô-ma-li, Gam-bi-a
B.
Tây Phi, Miền xích đạo Châu Phi.
C.
Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Taclaria.
D.
Mo Dam Bích, Ănggola, và một phần Ghinê.
Câu 30

Việc phân chia thuộc địa giữa các nước phương Tây ở châu Phi cơ bản hoàn thành vào thời gian nào? 

 

A.
Cuối thế kỉ XIX
B.
 Đầu thế kỉ XX
C.
Giữa thế kỉ XX
D.
Cuối thế kỉ XX
Câu 31

Sự kiện nào làm các nước Phương Tây gấp rút xâm lược Châu Phi? 

A.
Có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, giàu có tài nguyên.
B.
Chế độ phong kiến đang bị khủng hoảng trầm trọng.
C.
Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời.
D.
Sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê
Câu 32

Vì sao Châu Phi trở thành miếng mồi ngon cho các nước phương Tây? 

A.
  Có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, giàu có tài nguyên.  
B.
Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.
C.
Kênh đào Xuy Ê
D.
A,B,C đều đúng 
Câu 33

Thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi vào thời gian nào? 

A.
Đầu TK 19 
B.
Giữa TK 19
C.
Đầu TK 18
D.
Gữia TK 18
Câu 34

Từ cuối thế kỉ XVIII, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản nào làm cho phong trào đấu tranh chống thực dân của khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ?

A.
Cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
B.
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
C.
Cuộc Cải cách nông nô ở Nga.
D.
Cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 35

Cho các sự kiện:

1. Ở Ê-ti-ô-pi-a, đã đấu tranh chống thực dân I-ta-li-a và là một trong những nước giữ được độc lập ở châu Phi.

2. Ở Ai Cập diễn ra phong trào trào “Ai Cập trẻ”.

3. Ở Xu-đăng, diễn ra cuộc khởi nghĩa của Mô-ha-mét.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A.
2, 1, 3.  
B.
3, 1, 2.
C.
2, 3, 1.  
D.
3, 2, 1.
Câu 36

Ý nào không phản ánh đúng ý đồ của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ “ (gọi tắt là Liên Mĩ) năm 1889?

A.
Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh.
B.
Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển.
C.
Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
D.
Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh.
Câu 37

Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là

A.
Các phong trào diễn ra lẻ tẻ.
B.
Chưa có chính đảng lãnh đạo.
C.
Chưa có sự liên kết đấu tranh.
D.
Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
Câu 38

Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Xuđăng năm 1882 là

A.
Nhà sư Pucômbô.
B.
Nhà chính trị Ápđen Cađe.
C.
Nhà quân sự Átmét Arabi.
D.
Nhà truyền giáo Muhamét Átmét.
Câu 39

Tổ chức chính trị bí mậ “Ai Cập trẻ” được thành lập, đã

A.
Kêu gọi đối phó với các thế lực thù địch.
B.
Tập hợp, tổ chức những thanh niên yêu nước.
C.
Chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
D.
Đề ra những cải cách mang tính chất tư sản.
Câu 40

Người đứng đầu tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” là

A.
Đại tá Átmét Arabi.
B.
Ápđen Cađe.
C.
Muhamét Átmét.
D.
Ápđen Phata en Sisi.
Câu 41

Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 – 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?

A.
Thực dân Anh.
B.
Thực dân Bồ Đào Nha.
C.
Thực dân Pháp.
D.
Thực dân Tây Ban Nha.
Câu 42

Ý không phản ánh điểm giống nhau trong chin sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á là

A.
Chế độ cai trị hà khắc.
B.
Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai.
C.
Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp.
D.
Thực hiện chính sách “chia để trị”.
Câu 43

Các nước phương Tây xâm chiếm hệ thống huộc địa ở châu Phi theo thứ tự là

A.
Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ.
B.
Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ.
C.
Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Bỉ.
D.
Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha.
Câu 44

Một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là

A.
Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê.
B.
Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê.
C.
Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê.
D.
Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê.
Câu 45

Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi

A.
Kênh đào Xuyê hoàn thành.
B.
Kênh đào Panama hoàn hành.
C.
Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ.
D.
Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu.
Câu 46

Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào?

A.
Những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX.
B.
Những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX.
C.
Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX.
D.
Những năm 80 – 90 của thế kỉ XIX.
Câu 47

Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình thể hiện trong

A.
học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
B.
việc chiếm đoạt các thuộc địa của Tây Ban Nha.
C.
chính sách “cái gậy lớn”, “củ cà rốt”.
D.
chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
Câu 48

Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mĩ thực chất là

A.
Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ.
B.
Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ.
C.
Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ.
D.
Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ.
Câu 49

Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là

A.
Tình trạng nghèo đói.          
B.
Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C.
Kinh tế, xã hội lạc hậu.
D.
Chính sách bành trướng của Mĩ.
Câu 50

Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?

A.
Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
B.
Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
C.
Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
D.
Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.