THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 16
Thời gian làm bài: 28 phút
Mã đề: #3301
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: Lớp 10 - Đề ôn tập
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4757

Ôn tập trắc nghiệm Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX Lịch Sử Lớp 10 Phần 5

Câu 1

Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861-1865) không có ý nghĩa nào sau đây?

A.
Chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước.
B.
Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam.
C.
Duy trì được chế độ liên bang.
D.
Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX.
Câu 2

Yếu tố nào đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ giữa thế kỉ XIX?

A.
Lãnh thổ đất nước mở rộng quá nhanh.
B.
Miền Tây phát triển nền kinh tế trại chủ.
C.
Nền kinh tế phát triển nhanh, cung vượt quá cầu.
D.
Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam.
Câu 3

Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các bang miền Bắc nước Mĩ trước nội chiến?

A.
Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển.
B.
Kinh tế của trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế.
C.
Một phần phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng sức lao động của nô lệ.
D.
Ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật.
Câu 4

Ngày 1-1-1863, ở Hoa Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A.
Lin-côn trúng cử tổng thống.
B.
Sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư lập trang trại được ban hành.
C.
Sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ được ban hành.
D.
Chính phủ Liên bang giành thắng lợi trong cuộc nội chiến.
Câu 5

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì?

A.
Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam.
B.
Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền.
C.
Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô.
D.
Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ năm 1860.
Câu 6

Kinh tế các bang miền Nam nước Mĩ giữa thế kỉ XIX mang đặc trưng gì nổi bật?

A.
Phát triển kinh tế công thương nghiệp Tư bản chủ nghĩa.
B.
Kinh tế của trại chủ và nông dân tự do chiếm ưu thế.
C.
Ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật.
D.
Kinh tế đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ.
Câu 7

Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?

A.
Bao gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ.
B.
Bao gồm các bang rộng lớn ven biển Thái Bình Dương.
C.
Bao gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương và nhanh chóng mở rộng sang phía Tây.
D.
Bao gồm 30 bang trải rộng từ đông sang tây.
Câu 8

 “Những vấn đề lớn của thời đại sẽ được giải quyết không phải bằng diễn văn hoặc bằng số phiếu bầu của đa số, mà bằng sắt và máu”

Câu nói trên là của nhân vật lịch sử nào?

A.
Vinhem II.
B.
Bi-xmác.
C.
Garibanđi.
D.
Ô-li-vơ Crôm-oen.
Câu 9

Ý nào minh chứng chính xác cho luận điểm quá trình thống nhất nước Đức thực chất là quá trình Phổ hóa nước Đức?

A.
Do tầng lớp quý tộc Phổ tiến hành nhằm xác lập nền thống trị của Phổ ra toàn nước Đức.
B.
Do nhân dân Phổ là động lực chủ yếu của cuộc đấu tranh.
C.
Do thành phố Berlin của Phổ được chọn làm thủ đô của nước Đức thống nhất.
D.
Do Vua Đức là người Phổ.
Câu 10

Điểm giống nhau cơ bản của cuộc cách mạng tư sản Anh và cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì?

A.
Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B.
Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu.
C.
Xác lập nền cộng hòa.
D.
Đều là những cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 11

Cách thức tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức có ảnh hưởng gì đến phương hướng phát triển của nước Đức sau này

A.
Ảnh hưởng đến xu hướng quân phiệt của nước Đức.
B.
Vấn đề Pháp - Đức là đối tượng quan trọng trong chính sách đối ngoại.
C.
Tạo cho nước Đức một nguồn lực lớn để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D.
Nước Đức phát triển theo hướng hòa bình, dân chủ.
Câu 12

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì?

A.
Lật đổ được nền quân chủ ở Đức.
B.
Thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C.
Góp phần hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu.
D.
Có ảnh hưởng đến khuynh hướng quân phiệt của nước Đức sau này.
Câu 13

Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện theo cách thức nào?

A.
Thông qua các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.
B.
Thông qua giải quyết các cuộc nội chiến trong nước.
C.
Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
D.
Cải cách kinh tế - xã hội, thống nhất thị trường dân tộc.
Câu 14

Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức đến giữa thế kỉ XIX là

A.
Đất nước thống nhất thành một mối.
B.
Thị trường dân tộc không thống nhất.
C.
Một phần lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng.
D.
Giai cấp thống trị không đầu tư phát triển sản xuất.
Câu 15

Phương thức kinh doanh mới trong nông nghiệp đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp nào?

A.
Giai cấp tư sản.
B.
Tầng lớp kinh doanh nông nghiệp.
C.
Quý tộc tư sản hóa - Gioongke.
D.
Tầng lớp đại địa chủ.
Câu 16

Đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Đức có đặc điểm gì?

A.
Kinh tế tư bản phát triển nhanh, trở thành một nước công nghiệp.
B.
Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển chậm chạp.
C.
Kinh tế phong kiến vẫn còn phổ biến trên cả nước.
D.
Kinh tế tư bản chỉ phát triển trong nông nghiệp.