THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 30
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: #617
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm: Bài tập, kiểm tra, thi học kỳ
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 4310
Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020
Câu 1
Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở đâu?
A.
Đông Phi, Tây Á, Bắc Á
B.
Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.
C.
Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc
D.
Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ
Câu 2
Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A.
Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu
B.
Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.
C.
Đông Phi, Giava, Bắc Kinh
D.
Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu
Câu 3
Người tối cổ đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?
A.
Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B.
Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C.
Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuộ
D.
Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
Câu 4
Đến thời điểm nào thì Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A.
Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
B.
Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C.
Biết chế tác công cụ lao động.
D.
Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn
Câu 5
Con người có nguồn gốc từ đâu?
A.
Từ một loài vượn cổ
B.
Từ một loài vượn
C.
Do thần thánh sáng tạo ra
D.
Từ động vật
Câu 6
Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?
A.
Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.
B.
Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.
C.
Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D.
Do tác động bởi quá trình lao động.
Câu 7
Trong chế tác công cụ lao động, Người tinh khôn đã biết làm gì?
A.
Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B.
Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội.
C.
Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá; chế tạo lao từ xương cá, cành cây được mài hoặc đẽo nhọn đầu.
D.
Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá
Câu 8
Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của người ở giai đoạn nào?
A.
Vượn cổ.
B.
Người tối cổ
C.
Người tinh khôn giai đoạn đầu.
D.
Người tinh khôn giai đoạn đá mới
Câu 9
Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A.
Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
B.
Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
C.
Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.
D.
Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.
Câu 10
Phương thức sinh sống của Người tối cổ là gì?
A.
săn bắn, chăn nuôi.
B.
săn bắt, hái lượm.
C.
trồng trọt, chăn nuôi.
D.
đánh bắt cá, làm gốm
Câu 11
Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo loại hình công cụ bằng sắt từ khoảng thời gian nào?
A.
2000 năm TCN
B.
Đầu thiên niên kỉ I TCN
C.
Những năm TCN
D.
Những năm đầu Công nguyên
Câu 12
Phần lớn nhu cầu lương thực cho cư dân trong vùng Địa Trung Hải đều xuất phát từ đâu?
A.
Mua từ Ai Cập và Tây Á
B.
Sản xuất tại chỗ
C.
Mua từ Ấn Độ, Trung Quốc
D.
Mua từ vùng Đông Âu
Câu 13
Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là gì?
A.
Trồng trọt lương thực, thực phẩm
B.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
C.
Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh
D.
Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất
Câu 14
Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải là gì?
A.
Nô lệ
B.
Sắt
C.
Lương thực
D.
Hàng thủ công
Câu 15
Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là gì?
A.
Thị quốc
B.
Tiểu quốc
C.
Vương quốc
D.
Bang
Câu 16
Phần chủ yếu của một thị quốc ở vùng Địa Trung Hải là gì?
A.
Một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư
B.
Thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh,…
C.
Các xưởng thủy công
D.
Các lãnh địa
Câu 17
Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về giai cấp nào?
A.
Quý tộc
B.
Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
C.
Nhà vua
D.
Đại hội công dân
Câu 18
Người Hi Lạp cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?
A.
Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
B.
Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
C.
Trái Đất có hình quả cầu tròn và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
D.
Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
Câu 19
Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?
A.
Có 360 ngày và 11 tháng
B.
Có 365 ngày và 12 tháng
C.
Có 365 ngày và ¼ ngày, với 12 tháng
D.
Có 366 ngày và 12 tháng
Câu 20
Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ nào?
A.
Ấn Độ
B.
Hi Lạp
C.
Ba Tư
D.
Hi Lạp - Rôma
Câu 21
Kể tên các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông?
A.
Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
B.
Vua, quý tộc, nô lệ.
C.
Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
D.
Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Câu 22
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A.
Khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN
B.
Khoảng thiên niên kỉ I – III TCN
C.
Khoảng thiên niên kỉ IV – II TCN
D.
Khoảng thiên niên kỉ III – IV TCN
Câu 23
Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu?
A.
Trên các hòn đảo
B.
Lưu vực các dòng sông lớn
C.
Trên các vùng núi cao
D.
Ở các thung lũng
Câu 24
Giai cấp thống trị ở xã hội cổ đại phương Đông đứng đầu là ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo của bao nhiêu bộ phận?
A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 25
Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì?
A.
Thể chế dân chủ
B.
Thể chế cộng hoà
C.
Thể chế quân chủ chuyên chế
D.
Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
Câu 26
Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?
A.
Ai Cập
B.
Ấn Độ
C.
Lưỡng Hà
D.
La Mã
Câu 27
Lý do chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời?
A.
Nhu cầu trao đổi
B.
Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị
C.
Ghi chép và lưu giữ thông tin
D.
Phục vụ giới quý tộc
Câu 28
Bộ máy quan liêu của các nhà nước cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc làm nhiệm vụ gì?
A.
thu thuế, xây dựng công trình công cộng và chỉ huy quân đội.
B.
quản lí luật pháp và có vai trò điều hành tất cả lĩnh vực.
C.
quyết định mọi mặt của đất nước và chỉ huy quân đội.
D.
soạn thảo các bộ luật và chủ huy tất cả các lĩnh vực.
Câu 29
Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?
A.
Đá, đồng đỏ, đồ sắt.
B.
Đồng, đồ sắt, xương thú.
C.
Đồng thau, đá, tre, gỗ.
D.
Sắt, đồng thau, tre, gỗ.
Câu 30
Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?
A.
Trồng trọt, chăn nuôi và ngoại thương.
B.
Thương nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống
C.
Thủ công nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi.
D.
Nông nghiệp và ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.