THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1027
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2082

Ôn tập trắc nghiệm Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Sinh Học Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Vi khuẩn cố định đạm sống ở nốt sần của cây họ đậu là ví dụ về mối quan hệ nào ?

A.
Kí sinh.
B.
Cộng sinh.
C.
Hội sinh.
D.
Cạnh tranh.
Câu 2

Ở nốt sần rễ cây họ đậu, các vi  khuẩn cố định nito lấy ở cây chủ yếu chất nào sau đây?

A.
CO2
B.
Đường
C.
Protein
D.
NO3-
Câu 3

 Quá trình nào sau đây được coi là một các khử độc cho tế bào?

A.
Khử nitrat
B.
Hình thành nitrit
C.
Tạo amit
D.
Tạo NH3
Câu 4

Sơ đồ nào sau đây biểu thị sự cố định Nito tự do: 

A.
 N2 + 3H2 → 2NH3
B.
2NH3 → N2 + 3H2
C.
2NH4+ → 2O+ 8e →N2 + H2O
D.
glucozo + 2N2 → axit amin
Câu 5

Trong các điều kiện sau:

(1) Có các lực khử mạnh.

(2) Được cung cấp ATP.

(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:

A.
(1), (2) và (3).
B.
(2), (3) và (4).
C.
(1), (2) và (4).
D.
(1), (3) và (4).
Câu 6

Trong các điều kiện sau, điều kiện nào không cần thiết để quá trình cố định nitơ sinh học xảy ra

A.
Có các lực khử mạnh.
B.
Được cung cấp ATP.
C.
Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
D.
Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Câu 7

Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:

(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao.

(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.

(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.

(4). Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng.

Số phát biểu chính xác là:

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 8

Khi nói về quá trình cố định đạm, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

A.
Quá trình cố định đạm diễn ra ở môi trường hiếu khí
B.
Quá trình cố định đạm chỉ diễn ra ở các vi khuẩn sống cộng sinh
C.
Cố định đạm là một quá trình khử N2 thành NH3
D.
 Quá trình cố định đạm sẽ cung cấp cho cây đạm NO3-
Câu 9

 Khi bón phân qua lá cần chú ý điểm nào sau đây?

A.
Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa
B.
Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi
C.
Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa
D.
Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi
Câu 10

Thực vật không thể tự cố định N khí quyển vì

A.
Thực vật không có enzim nitrogenaza.
B.
Quá trình cố định N cần rất nhiều ATP.
C.
Quá trình cố định N cần rất nhiều lực khử mạnh.
D.
Tiêu tốn nhiều H+ rất có hại cho thực vật.
Câu 11

Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây

Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?

 

A.
(1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.
B.
(1). NO3- ; (2). NH4+  ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C.
(1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
D.
(1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 12

Cây không hấp thụ trực tiếp dạng nito nào sau đây?

A.
Đạm amoni
B.
Đạm nitrat
C.
Nito tự do trong không khí
D.
Đạm tan trong nước
Câu 13

 Vai trò sinh lí của Nito gồm: 

A.
Vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết
B.
Vai trò cấu trúc
C.
Vai trò điều tiết
D.
Tất cả đều sai
Câu 14

Để tiến hành cố định đạm cần phải có:

(1) Ezim nitrogenaza         (2) Chất khử NADH         (3) Môi trường kị khí

(4) Năng lượng ATP         (5) Cộng sinh với sinh vật khác

Phương án đúng:

A.
1, 2, 3
B.
1, 2, 4, 5
C.
1, 2, 3, 4
D.
1, 2, 4
Câu 15

Trong hợp chất nào sau đây sẽ diễn ra sự hình thành các hợp chất amit ở trong cây?

A.
Bón quá nhiều phân đạm cho cây
B.
Bón quá nhiều phân lân cho cây
C.
Bón quá nhiều phân kali cho cây
D.
Bón quá nhiều phân chuồng cho cây
Câu 16

Khi nói về quá trình khử NO3- thành NH4+, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Là quá trình chuyển hóa nito ở dạng khử sang nito ở dạng oxi hóa
B.
Được thực hiện nhờ enzim nitrogenara
C.
Diễn ra ở tế bào rễ và tế bào lá của cơ thể thực vật
D.
Chỉ gồm một phản ứng biến NO3- thành NH4+
Câu 17

Ở trong cây, sự hình thành amit diễn ra trong điều kiện nào sau đây?

A.
Lượng NHở trong cây dư thừa dẫn tới gây ngộ độc cho cây
B.
Hô hấp diễn ra mạnh mẽ, cây sản sinh ra nhiều năng lượng nhiệt
C.
Quá trình quang hợp cây bị ức chế, diễn ra hô hấp sáng
D.
Lượng NH3 ở trong cây bị thiếu, không đủ để tổng hợp axit amin
Câu 18

Rơm, rạ là nguồn cung cấp nito cho cây vì: 

A.
rơm, rạ có nguồn gốc thực vật.
B.
rơm, rạ sau khi bị phân hủy sẽ tạo ra NH4+ cung cấp cho cây.
C.
rơm, rạ được vi khuẩn sử dụng để đồng hóa nito.
D.
rơm, rạ có chứa đạm vô cơ.
Câu 19

 Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?

A.
Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
B.
Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng vớ quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
C.
Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
D.
Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.    
Câu 20

Trong các trường hợp sau:

(1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa N2 thành nitrat.

(2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

(3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

(4) Nguồn nitơ trong nhan thạch do núi lửa phun.

Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 21

Nito hữu cơ tồn tại trong xác thực vật, xác động vật là dạng: 

A.
nito không tan, cây không hấp thụ được
B.
nito muối khoáng, cây hấp thụ được
C.
nito độc hại cho cây
D.
nito tự do, nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được
Câu 22

Chu trình Crep và quá trình đồng hóa NH3 trong cây có mối quan hệ như thế nào?

A.
Chu trình Crep sử dụng NH3 làm nguyên liệu
B.
Chu trình Crep tạo ra sản phẩm trung gian để đồng hóa NH3 tạo nên axit amin
C.
Chu trình Crep tạo điều kiện để hình thành NH3
D.
Chu trình Crep cung cấp các axit amin để hình thành axit hữu cơ
Câu 23

Cho biết công thức hóa học của phân đạm nitrat là KNO3. Biết rằng để thu 100kg thóc cần 1,2kg N. Hệ số sử dụng nitơ ở cây lúa chỉ đạt 70% và trong mỗi ha đất trồng lúa luôn có khoảng 15kg N do vi sinh vật cố định đạm tạo ra. Theo lí thuyết, lượng phân đạm cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình 65 tạ/ha là bao nhiêu?

A.
1377,56kg.
B.
688,78kg/ha.
C.
344,39kg/ha.
D.
172,195kg/ha.
Câu 24

Trong các nhận định sau :

(1) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3.

(2) NH4ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.

(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.

(4) Trong cây, NO3 được khử thành NH4+.

(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.

Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 25

Tác dụng của việc bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường là:
I. Bón không đúng năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
II. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.
III. Bón phân không đúng gây ô nhiễm nông sản và môi trường đe doạ sức khoẻ của con người.
IV. Bón phân càng nhiều năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao
V. Làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường khi bón phân hợp lý.

A.
I, IV, V.
B.
II, III, V.
C.
I, II, III, V.
D.
I, IV.
Câu 26

Đạm hữu cơ được gọi là đạm khó tiêu hơn so với đạm vô cơ vì
I. Sau khi bón, đạm vô cơ chuyển sang trạng thái ion rất nhanh, cây có thể sử dụng ngay.
II. Đạm hữu cơ giàu năng lượng, cây khó có thể sử dụng ngay được.
III. Đạm hữu cơ cần có thời gian biến đổi để trở thành dạng ion, cây mới sử dụng được.
IV. Đạm vô cơ chứa các hoạt chất, kích thích cây sử dụng được ngay.
Số phương án đúng là

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 27

Cho các nhận định sau:
I. Quá trình cố định nito phân tử là quá trình liên kết N2 và H2 tạo ra NH3.
II. Quá trình phản nitrat hóa giúp bù lại lượng nito khoáng cho đất đã bị cây lấy đi.
III. Vai trò sinh lí của nito gồm vai trò điều tiết và vai trò cấu trúc.
IV. Có 2 nhóm vi sinh vật cố định nito là: vi sinh vật sống tự do và vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật.
Số nhận định đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 28

Khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
I. Nitơ là nguyên tố khoáng vi lượng trong cây.
II. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.
III. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục...
IV. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 29

Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ?

I. Quá trình nitrat hóa.

II. Quá trình phản nitrat hóa.
III. Quá trình amon hóa.
IV. Quá trình hình thành axit amin.

V. Quá trình cố định nito.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 30

Khi nói về vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3) cây dễ dàng hấp thụ

II. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật
III. Lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây
IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô thành NH3

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 31

Sơ đồ dưới đây mô tả một số giai đoạn của chu trình nito trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Giai đoạn a do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện.
II. Giai đoạn b và c đều do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện.
III. Nếu giai đoạn d xảy ra thì lượng nito cung cấp cho cây sẽ giảm.
IV. Giai đoạn e do vi khuẩn cố định đạm thực hiện.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 32

Khi nói về quá trình trao đổi nito, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Cây chỉ hấp thu nito dưới dạng NH4+ và NO3-.
II. Quá trình biến đổi NH4+ thành NO3- được gọi là nitrat hóa.
III. Quá trình tổng hợp NH3 từ N2 được gọi là cố định đạm.
IV. Quá trình biến đổi NO3- thành N2 được gọi là quá trình phản nitrat hóa.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 33

Công thức biểu thị sự cố định nitơ khí quyển là:

A.
2NH4+ → 2O2 + 8e- → N2 + 4H2O.
B.
N2 + 3H2 → 2NH3.
C.
glucôzơ + 2N2 → axit amin.
D.
2NH3 → N2 + 3H2.
Câu 34

Cố định nitơ khí quyển là quá trình:

A.
Biến nitơ phân tử trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.
B.
Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.
C.
Biến nitơ phân tử trong không khí thành nitơ tự do trong đất, nhờ tia lửa điện trong không khí.
D.
Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ can thiệp của con người.
Câu 35

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nito của cây là:

A.
Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B.
Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
C.
Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D.
Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 36

Cây sinh trưởng tốt trên đất có nhiều mùn là vì trong mùn:

A.
cây dễ hút nước hơn.
B.
chứa nhiều chất khoáng.
C.
có các hợp chất chứa nitơ.
D.
có nhiều không khí.
Câu 37

Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nito trong khí quyển xảy ra

A.
Có lực khử mạnh.
B.
Có sự tham gia của enzim nitrogenaza.
C.
Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D.
Được cung cấp ATP.
Câu 38

Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là

A.
Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.
B.
Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
C.
Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D.
Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
Câu 39

Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật:

A.
Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
B.
Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+.
C.
Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
D.
Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.
Câu 40

Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim

A.
amilaza. 
B.
nucleaza. 
C.
cacboxilaza.
D.
nitrogenaza.
Câu 41

Amôn hóa là quá trình:

A.
Biến đổi chất hữu cơ thành amôniac 
B.
Biến đổi NH4+ thành NO3-
C.
Biến đổi NO3- thành NH4+
D.
Tổng hợp các axit amin
Câu 42

Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

A.
NO2-, NH4+ và NO3
B.
NH4+ và NO3
C.
N2, NO2-, NH4+ và NO3-
D.
NH3, NH4+ và NO3-
Câu 43

Đối với cây trồng, nguyên tố nitơ có chức năng

A.
duy trì cân bằng ion, nhân tố phụ tham gia tổng hợp diệp lục.
B.
thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
C.
thành phần của các xitocrom, nhân tố phụ gia của enzim.
D.
tham gia quá trình quang hợp, thành phần của các xitocrom.
Câu 44

N ≡ N → NH = NH → NH2 – NH2 → 2NH3. Đây là sơ đồ thu gọn của quá trình nào sau đây?

A.
Cố định nitơ trong cây
B.
Cố định nitơ trong khí quyển
C.
Đồng hóa NH3 trong cây
D.
Đồng hóa NH3 trong khí quyển
Câu 45

Công thức biểu thị sự cố định nitơ tư do là

A.
N2 + 3H2 → 2NH3
B.
2NH4+ →2O2 + 8e- → N2 + H2O
C.
2NH3 → N2 + 3H2
D.
glucozơ + 2N2 → axit amin
Câu 46

Nitơ của không khí bị ôxi hoá dưới điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao (sấm sét) tạo thành dạng

A.
NH3
B.
NH4+
C.
NO3-
D.
NH4OH
Câu 47

Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- → thành N2?

A.
Vi khuẩn amôn hóa.
B.
Vi khuẩn cố định nitơ.
C.
Vi khuẩn nitrat hóa
D.
Vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 48

Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ?

A.
Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa.
B.
Quá trình amôn hóa và phản nitrat hóa.
C.
Quá trình amôn hóa và nitrat hóa.
D.
Quá trình cố định đạm.
Câu 49

Quá trình phân giải prôtêin từ xác động vật, thực vật tạo thành NH3 của các vi sinh vật đất theo các bước sau:

A.
Axit amin → pôlipeptit → peptit → prôtêin → NH3.
B.
Prôtêin → pôlipeptit → peptit → axit amin → NH2 → NH3.
C.
Peptit → pôlipeptit → axit amin → NH3.
D.
Pôlipeptit → prôtêin → peptit → axit amin → NH3
Câu 50

Trong các nhận định sau :

(1) Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ ở dạng NH4+.

(2) NH4+ ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.

(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.

(4) Trong cây, NH4được khử thành NO3- 

(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết. 

Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?

A.
2, 3, 4.
B.
2, 3, 5.
C.
1, 4.
D.
1, 2, 3, 5.