THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1058
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1200

Ôn tập trắc nghiệm ARN và quá trình phiên mã tổng hợp ARN Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Chiều dài của phân tử ARN như thế nào so với chiều dài của gen tổng hợp ra nó?

A.
Gấp đôi.
B.
Bằng một nửa.
C.
Bằng 2/3.
D.
Bằng nhau.
Câu 2

Quá trình tổng hợp phân tử ADN và ARN giống nhau ở những đểm nào ?

A.
Tạo nên cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.
B.
Đều dựa vào nguyên tắc bán bảo toàn.
C.
Xảy ra trên NST và theo nguyên tắc bổ sung.
D.
Chỉ diễn ra 1 lần trong mỗi chu kì tế bào.
Câu 3

Phân tử mARN là bản mã sao của gen và có đặc điểm nào sau đây ?

A.
Chứa bản gốc của thông tin di truyền.
B.
Có trình tự mã bổ sung với mạch gốc.
C.
Mang mật mã và chứa nhiều liên kết hiđrô.
D.
Vận chuyển axit amin và mang thông tin đối mã.
Câu 4

Khi phiên mã tổng hợp phân tử mARN, enzime nào trược theo chiều 5' - 3' ?

A.
Enzim ARN pôlimeraza.
B.
Enzim ADN ligaza.
C.
Enzim ADN pôlimeraza.
D.
Enzim tháo xoắn toipoisomeraza.
Câu 5

Hoạt động nào sau đây của gen cấu trúc được xem là chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào ?

A.
Tự sao.
B.
Tự nhân đôi.
C.
Dịch mã.
D.
Phiên mã.
Câu 6

Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền gen đã tạo ra một cấu trúc bản sao, cấu trúc đó là gì?

A.
ARN vận chuyển.
B.
ARN ribôxôm.
C.
ARN thông tin.
D.
ARN vận chuyển và ARN thông tin.
Câu 7

Trên phân tử ADN, bộ ba nào gián tiếp mã hóa cho axit amin Mêtiônin trong chuỗi pôlipeptit ?

A.
AUG.
B.
TAX.
C.
XTA.
D.
GUA.
Câu 8

Một phân tử mARN được cấu tạo từ ba loại nuclêôtit thì có bao nhiêu loại bộ ba mã sao tối đa trên phân tử mARN thông tin ?

A.
27.
B.
64.
C.
15.
D.
9.
Câu 9

Để nhận ra codon tương ứng trên mARN trên mỗi tARN có mang cấu trúc gọi là

A.
1 bộ ba mã hóa.
B.
1 axit amin tương ứng.
C.
các liên kết đặc biệt.
D.
1 bộ ba đối mã.
Câu 10

Quá trình tổng hợp phân tử ARNm từ ADN còn được gọi là quá trình

A.
tái bản.
B.
dịch mã.
C.
phiên mã.
D.
nhân đôi.
Câu 11

Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêotit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin. Kết luận sau đây đúng về gen nói trên là:

A.
A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%. 
B.
A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30%.
C.
A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35%. 
D.
A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5%.
Câu 12

Một gen có 20% ađênin và trên mạch gốc có 35% xitôzin. Gen tiến hành phiên mã 4 lần và đã sử dụng mội trường tổng số 4800 ribônuclêôtit tự do. Mỗi phân tử mARN được tạo ra có chứa 320 uraxin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã là:

A.
rA = 640, rU = 1280, rG = 1680, rX = 1200. 
B.
rA = 480, rU = 1280, rG = 1260, rX = 900.
C.
rA = 480, rU = 1260, rG = 960, rX = 900.
D.
rA = 640, rU = 1680, rG = 1280, rX = 1200.
Câu 13

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

A.
Chỉ xảy ra trong nhân tế bào         
B.
Chỉ diễn ra dựa trên mạch gốc của gen
C.
Diễn ra trên cả hai mạch của gen
D.
Môi trường nội bào cung cấp các nu loại A, T, G, X tự do
Câu 14

Một gen có trình tự nucleotit mạch bổ sung : ….5’ ATT GXX XGT TTA 3’…. Phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên có trình tự nucleotit là:

A.
...3’AUU GXX XGU UUA5’....   
B.
...5’UAAXGGGXAAAU3’....
C.
...5’ATT GXX XGTTTA3’....   
D.
...5’AUU GXX XGU UUA3’....
Câu 15

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại ribonuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là:

A.
A, G, X   
B.
U, A, X  
C.
U, A , G 
D.
U, G, X
Câu 16

ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A.
Khi thì từ một mạch, khi thì từ 2 mạch    
B.
Từ cả 2 mạch
C.
Từ mạch mang mã gốc    
D.
Từ mạch có chiều 5' - 3'
Câu 17

Quá trình tổng hợp ARN trong nhân cần thiết cho:

A.
Hoạt động phân bào nguyên phân.   
B.
Hoạt động nhân đôi của ADN.
C.
Hoạt động phân bào giảm phân.    
D.
Hoạt động dịch mã trong tế bào chất.
Câu 18

ARN polimeraza có thể được di chuyển trên những vùng nào của mạch mã gốc để thực hiện quá trình phiên mã?

A.
Vùng kết thúc.  
B.
Tất cả các vùng.    
C.
Vùng điều hoà.
D.
Vùng mã hoá.
Câu 19

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

(1) Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của ADN và ARN có cấu tạo như nhau.

(2) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nuclêôtit.

(3) Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN

(4) Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới.

(5) ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan.

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 20

Nội dung đúng khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:

A.
Từ một gen có thể tạo ra nhiều chuỗi pôliribônuclêôtit
B.
Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3’ của ADN
C.
Các ribônuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-U; G-X
D.
Từ nhiều gen có thể tạo ra một phân tử mARN
Câu 21

Sau khi phiên mã xong thì mạch gốc của gen trên phân tử ADN

A.
xoắn lại với mạch bổ sung của nó trên ADN.
B.
liên kết với các prôtêin đặc hiệu để tạo nên ribôxôm.
C.
bị enzim ARNpolimeraza phân huỷ.
D.
từ nhân đi ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.
Câu 22

Trong các phát biểu sau đây. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

(1) Chỉ một trong hai mạch của gen làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã.

(2) Mạch khuôn của gen có chiều 3'-5' còn mARN được tổng hợp thì có chiều ngược lại 5'-3'.

(3) Tuỳ theo loại enzim có lúc mạch thứ nhất, có lúc mạch thứ hai của gen được dùng làm mạch khuôn.

(4) Khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại ribônuclêôtit trong phân tử mARN ta suy ra được tỉ lệ % hay số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen và ngược lại.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 23

Quá trình phiên mã có tác dụng

A.
truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào kia trong quá phân bào.
B.
tạo ra nguyên liệu để cấu tạo nên các bào quan trong và ngoài tế bào.
C.
làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú và bền vững.
D.
truyền thông tin quy định cấu trúc của prôtêin từ gen cấu trúc sang phân tử mARN.
Câu 24

Chức năng nào của ARN thông tin là không đúng?

A.
được dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
B.
ở đầu 5’ có trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm ở gần côđon mở đầu để ribôxôm nhận biết gắn vào.
C.
sau khi tổng hợp xong prôtêin, ARN thông tin thường được các enzim phân huỷ.
D.
sau khi tổng hợp xong prôtêin, ARN thông tin thường được giữ lại trong các bào quan của tế bào.
Câu 25

Quá trình tổng hợp ARN dừng lại khi ARN pôlimeraza dịch chuyển đến

A.
bộ ba UAA hoặc UAG hoặc UGA.          
B.
hết chiều dài phân tử ADN mang gen.
C.
vùng khởi động của gen bên cạnh trên phân tử ADN.     
D.
cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc.
Câu 26

Quá trình phiên mã tổng hợp ARN ở sinh vật nhân thực chủ yếu diễn ra ở

A.
tế bào chất.   
B.
ribôxôm.      
C.
ti thể.   
D.
nhân tế bào.
Câu 27

Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung:

1. Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit.              2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

3. Có bốn đơn phân.                                       4. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung

Số nội dung nói đúng là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 28

Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?

A.
ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’-5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’ và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.
B.
ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên mã.
C.
ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch 3’-5’ theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc.
D.
ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nuclêôtit đặc biệt nằm ở vùng điều hoà của gen.
Câu 29

Phát biểu nào sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?

A.
ARN polymeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợ mạch ARN mới theo chiều 5’ – 3’.
B.
Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.
C.
Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
D.
Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu 30

Một trong 2 mạch đơn của gen (mạch mã gốc) được phiên mã thành ARN theo nguyên tắc

A.
bán bảo tồn. 
B.
bổ sung.  
C.
giữ lại một nửa. 
D.
bảo tồn.
Câu 31

Điểm giống nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN và cơ chế tổng hợp ARN là:

A.
2 mạch ADN tách dọc hoàn toàn từ đầu đến cuối.
B.
Nuclêôtit trên mạch khuôn mẫu liên kết nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
C.
Sau khi được tổng hợp, phần lớn ở lại trong nhân.
D.
Enzim tác động giống nhau.
Câu 32

Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử mARN sơ khai là

A.
15
B.
5
C.
10
D.
25
Câu 33

Các bộ ba kết thúc nằm trên mARN có thể là

A.
3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.    
B.
3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C.
3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.      
D.
3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 34

Đặc điểm có trong phiên mã mà không có trong nhân đôi của ADN trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực là

A.
có sự tham gia xúc tác của enzim pôlimeraza.     
B.
quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C.
trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
D.
mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 35

Chức năng của mARN là

A.
như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã. 
B.
kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
C.
mang thông tin mã hóa một phân tử tARN.     
D.
làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. 
Câu 36

Quá trình phiên mã

A.
có ở tất cả virut có ADN sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực.
B.
chỉ có ở các sinh vật nhân thực.
C.
chỉ có ở virut có ADN sợi kép và các sinh vật nhân thực.
D.
không có ở virút.
Câu 37

Trong quá trình phiên mã enzim ARN polimeraza trượt dọc theo

A.
mạch mang mã gốc trên gen có chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
B.
mạch mang mã gốc trên gen có chiều 5’- 3’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
C.
hai mạch của gen theo hướng cùng chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
D.
hai mạch của gen theo hướng ngược chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 38

Phân tử ARN thông tin được tổng hợp trên phân tử ADN theo nguyên tắc

A.
bổ sung trên hai mạch của phân tử ADN.  
B.
bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
C.
bổ sung chỉ trên một mạch của phân tử ADN.
D.
bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
Câu 39

Trong quá trình phiên mã, mạch ARN được tổng hợp theo chiều từ

A.
3’ đến 5’.  
B.
tuỳ vào điểm xuất phát của enzim ARN pôlimeraza.
C.
tuỳ vào mạch được chọn làm khuôn mẫu.
D.
5’ đến 3’.
Câu 40

Loại enzim nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã?

A.
ARN pôlimeraza.    
B.
ADN pôlimeraza.
C.
Enzim nối ligaza.
D.
Enzim nối helicase.
Câu 41

Phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử

A.
ADN mạch kép sang phân tử ADN mạch kép.      
B.
ARN mạch đơn sang phân tử ADN mạch kép.
C.
ARN mạch đơn sang phân tử ARN mạch đơn.    
D.
ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
Câu 42

Trình tự nucleotit trên một đoạn của phân tử mARN là: 3’ AGUGUXXUAUA 5’ Trình tự nucleotit đoạn tương ứng trên mạch gốc của gen là

A.
5’AGUGUXXUAUA3’ 
B.
3’UXAXAGGAUAU5’
C.
5’TGAXAGGAUTA3’ 
D.
5’TXAXAGGATAT3’
Câu 43

Một đoạn mạch gốc của 1 gen ở một loài sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit là 5’GTAXTTAAAGGXTTX3’. Nếu đoạn mạch gốc này tham gia phiên mã thì đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn mạch gốc của gen trên có trình tự nucleotit tương ứng là:

A.
5’GUAXUUAAAGGXUUX3’    
B.
3’XAUGAATTTXXGAAG5’
C.
5’GAAGXXUUUAAGUAX3’    
D.
3’GUAXUUAAAGGXUUX5’ 
Câu 44

Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?

A.
Bị enzim xúc tác phân giải.           
B.
Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN.
C.
Liên kết với phân tử ARN.     
D.
Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Câu 45

Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?

A.
ATX, TAG, GXA, GAA.    
B.
TAG, GAA, ATA, ATG.
C.
AAG, GTT, TXX, XAA.         
D.
AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 46

Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A.
G mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào. 
B.
X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C.
A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.         
D.
T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 47

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN?

A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’ → 5’.

D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra.

A.
Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B.
Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C.
Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’ → 5’.
D.
Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra.
Câu 48

Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã giống nhau ở chỗ

A.
đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B.
đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C.
đều có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
D.
mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Câu 49

Nơi enzim ARN – pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là

A.
vùng mã hoá   
B.
vùng điều hoà
C.
một vị trí bất kì trên ADN
D.
vùng kết thúc
Câu 50

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:

A.
G liên kết với X, X liên kết với G, A liên kết với T, G liên kết với X
B.
A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C.
A liên kết với U, G liên kết với T
D.
A liên kết với X, G liên kết với T