THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1060
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: Hóa học 12 - Este - Lipit
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1705

Ôn tập trắc nghiệm Este Hóa Học Lớp 12 Phần 9

Câu 1

A là một este có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Một mol A tác dụng vừa đủ hai mol KOH trong dung dịch, tạo một muối và hai rượu hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. A là:

A.
Metyl etyl malonat
B.
Metyl Vinyl malonat
C.
Vinyl alyl oxalat
D.
Metyl etyl ađipat
Câu 2

Câu nào sau đây sai?

A.
Chất béo ở điều kiện thường là chất rắn
B.
Chất béo nhẹ hơn nước.
C.
Chất béo không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ
D.
Chất béo có nhiều trong tự nhiên.
Câu 3

Cho glixerol (glixerin) tác dụng với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C15H31COOH thì số loại trieste được tạo ra tối đa là:

A.
6       
B.
3    
C.
5    
D.
8
Câu 4

Khi thủy phân 0,01 mol este X ( chỉ chứa este) cần vừa đủ 1,2g NaOH thu được rượu đa chức và một muối của axit đơn chức. Mặt khác thủy phân 6,35g X cần vừa đủ 3g NaOH và được 7,05g muối. Este đó là:

A.
(C2H3COO)3C3H5
B.
(CH3COO)3C3H5
C.
(HCOO)3C3H5
D.
(C2H5COO)3C3H5
Câu 5

0,01 mol este X ( chỉ chứa chức este) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 1M tạo sản phẩm chỉ có 1 rượu và một muối có số mol bằng nhau. Mặt khác khi xà phòng hóa 1,29g este X cần vừa đủ 60ml dung dịch KOH 0,25M và thu được 1,665g muối. Este X có công thức là:

A.
(COO)2C2H4
B.
CH2(COO)2C2H4
C.
C2H4(COO)2C2H4
D.
C4H8(COO)2C2H4
Câu 6

Một este đơn chức, mạch hở có khối lượng là 12,9 gam tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng thu được một muối và anđehit. Công thức cấu tạo của este là:

A.
HCOOCH=CH – CH3
B.
CH3COOCH=CH2
C.
C2H5COOCH=CH2
D.
HCOOCH=CH – CH3 và CH3COOCH = CH2
Câu 7

Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Chất X có công thức cấu tạo là:

A.
CH3COOC2H5
B.
HCOOC2H5
C.
H2C(COOC2H5)2
D.
C2H5OOC – COOC2H5
Câu 8

X, Y, Z, và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: etyl axetat; propan-1-ol; axit axetic; metyl fomat. Nhiệt độ sôi của chúng được ghi trong bảng sau:

            Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

31,5

77,1

118,2

97,2

Nhật xét nào sau đây là đúng?

A.
X là etyl axetat.   
B.
Y là propanol-1-ol.   
C.
Z là axit axetic.  
D.
T là metyl fomat.
Câu 9

em các chất: (I): HCHO; (II): CH3CHO; (III): CH3CH2OH; (IV): CH3OCH3; (V): HCOOCH3; (VI): CH3COOH; (VII): NH3; (VIII): PH3 . Nhiệt độ sôi lớn hơn trong mỗi cặp chất như sau

 

A.
(II) > (I); (III) > (IV); (VI) > (V); (VIII) > (VII)
B.
   (II) > (I);  (III) > (IV);   (VI) > (V);  (VII) > (VIII)
C.
(I) > (II);   (IV) > (III);  (VI) > (V);  (VIII) > (VII)
D.
(II) > (I);  (III) > (IV);  (V) > (VI);  (VII) > (VIII)
Câu 10

Hai chất X, Y (đơn chức mạch hở, đều chứa C, H, O và đều có 53,33% Oxi về khối lượng). Biết MX> MY và X, Yđều tan được trong nước. Nhiệt độ sôi của X là 118oC, của Y là -19oC. Các chất X, Y tương ứng là

A.
CH3COOH và HCHO     
B.
HCOOCHvà HCHO
C.
CH3COOH và HCOOCH3    
D.
HOCH2-CH=O và HO-CH2-CH2-COOH
Câu 11

Dãy chất sau đây sắp xếp đúng theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi ?

 

A.
HCOOH < CH3–CH2–OH < CH3–CH2–Cl < CH3COOH.
B.
C2H5Cl < C4H9Cl < CH3–CH2–OH < CH3–COOH.
C.
 CH3–COOH < C4H9Cl < CH3CH2OH < HCOOCH3
D.
CH3CH2OH < C4H9Cl < HCOOH < CH3COOH
Câu 12

Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi?

A.
HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH
B.
CH3COOCH3 < HCOOCH< C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH
C.
HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H5OH < C2H5COOH < CH3COOH
D.
C2H5COOH < CH3COOH < C3H7OH < CH3COOCH3 < HCOOCH3
Câu 13

Cho các chất hữu cơ: C2H5OH (1); CH3CHO (2); CH3COOH (3); C2H5NH2 (4) và C3H8 (5). Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất là

A.
(5), (2), (4), (1), (3).
B.
(5), (2), (1), (4), (3). 
C.
(3), (4), (1), (2), (5).
D.
(3), (1), (4), (2), (5).
Câu 14

Có các chất sau: CH3COOH (1), CH3CH2COOH (2), HCOOCH3 (3), C2H5OH (4). Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên lần lượt là

 

A.
(3) < (4) < (1) < (2). 
B.
 (4) < (3) < (1) < (2).
C.
 (2) < (1) < (3) < (4). 
D.
(3) < (1) < (4) < (2).
Câu 15

Cho các chất sau: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol propylic (Z) và metyl axetat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

 

A.
T, Z, Y, X
B.
T, X, Y, Z
C.
Y, T, X, Z
D.
Z, T, Y, X
Câu 16

Dãy có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:

   

A.
CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5OH.           
B.
C2H5OH, CH3COOH, CH3COOCH3.   
C.
CH3COOCH3, C2H5OH, CH3COOH.                 
D.
CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3.
Câu 17

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là

   

A.
C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH.              
B.
C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3.    
C.
C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH.              
D.
C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3.
Câu 18

Sắp xếp các chất sau đây theo giảm dần nhiệt độ sôi: CH3COOH (1), HCOOCH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COOCH3 (4), CH3CH2CH2OH (5)

   

A.
(3) > (5) > (1) > (2) > (4).              
B.
(3) > (1) > (5) > (4) > (2).  
C.
(1 ) > (3) > (4) > (5 ) > (2).           
D.
(3) > (1) > (4) > (5) > (2).
Câu 19

Sắp xếp các chất sau theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH.

 

A.
CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH.
B.
CH3COOCH3, ,HCOOCH3,C3H7OH, CH3COOH.  
C.
HCOOCH3, C3H7OH,CH3COOH, CH3COOCH3.  
D.
CH3COOH, C3H7OH, CH3COOCH3, HCOOCH3.
Câu 20

Cho dãy các chất: CH3CH2COOH (1), CH3COOCH3 (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4); CH3CH2CH3 (5). Dãy các chất xếp theo thứ nhiệt độ sôi giảm dần là:

   

A.
 (3) > (5) > (1) > (4) > (2)                                  
B.
 (3) > (1) > (4) > (5) > (2)    
C.
 (1) > (3) > (4) > (2) > (5)                         
D.
 (1) > (2) > (3) > (4) > (5)
Câu 21

Cho các chất sau: ancol etylic (1), đimetyl ete (2), axit axetic (3), metyl axetat (5), etyl clorua (6). Sắp xếp theo chiều giảm nhiệt độ sôi là

   

A.
3 > 1 > 5 > 2 > 6.        
B.
  3 > 1 > 5 > 6 > 2.         
C.
3 > 1 > 6 > 5 > 2.        
D.
 3 > 1 > 6 > 2 > 5.
Câu 22

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều giảm dần của nhiệt độ sôi là:

  

A.
CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3.              
B.
CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5OH.  
C.
CH3COOH, HCOOCH3, C2H5OH.                  
D.
HCOOCH3, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 23

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

   

A.
C2H5OH                       
B.
CH3COOH          
C.
HCOOCH                  
D.
CH3CHO
Câu 24

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

  

A.
CH3COOH.                  
B.
CH3CHO.              
C.
CH3CH2OH.                
D.
HCOOCH3.
Câu 25

Cho dãy gồm các chất: metyl fomat, axit axetic, ancol etylic, ancol propylic. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất trong dãy là

A.
axit axetic.        
B.
ancol etylic
C.
metyl fomat.   
D.
ancol propylic.
Câu 26

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

 

A.
HCOOCH3.                  
B.
CH3COOH.              
C.
C2H5OH.                      
D.
H2O.
Câu 27

Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A.
C4H9OH        
B.
 C3H7COOH   
C.
CH3COOC2H5     
D.
C6H5OH
Câu 28

So với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi là:

A.
Thấp hơn do khối lượng phân tử este nhỏ hơn nhiều
B.
Thấp hơn do giữa các phân tử este không có liên kết hiđro.
C.
Cao hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
D.
Cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.
Câu 29

Chất X chứa C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mO = 3: 2 và khi đốt cháy hết X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 4 : 3 ( các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Biết X đơn chức, mạch hở và sau khi thủy phân X bởi dung dịch NaOH thu được rượu bậc 1. Công thức cấu tạo của X là:

A.
CH3 – CH = CH – COOH
B.
CH2=CH – COOC2H5
C.
CH2 = CH – COOCH3
D.
CH2=CH – COOCH3 hoặc HCOOCH2-CH=CH2
Câu 30

Đốt cháy hoàn toàn 4,2g một este E thu được 6,16g CO2; 2,52g H2O. Công thức cấu tạo của E là:

A.
HCOOC2H5
B.
CH3COOCH3
C.
HCOOCH3
D.
CH3COOC2H5
Câu 31

Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:

A.
Ancol metylic
B.
Ancol etylic
C.
Axit fomic
D.
Etyl axetat
Câu 32

Este không no mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Hỏi có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A.
4
B.
2
C.
3
D.
5
Câu 33

Khi thực hiện phản ứng este hóa giữa axit R(COOH)m và ancol R’(OH)n thì este thu được có công thức là:

A.
Rn(COO)m.nR’m
B.
(RCOO)m.nR’
C.
R(COOR’)m.n
D.
Rm(COO)n.mR’n
Câu 34

Dãy nào sau đây được xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?

A.
Etyl axetat, etyl clorua, ancol etylic, axit axetic
B.
Ancol etylic, etylaxetat, etyl clorua, axit axetic
C.
Axit axetic, ancol etylic, etyl clorua, etylaxetat
D.
Etyl clorua, etylaxetat, ancol etylic, axit axetic
Câu 35

Cho phản ứng CH3CH2COOCH=CH2 + H2O ⇔ 

Sản phẩm thu được từ phản ứng trên gồm:

A.
CH3CH2COOH + CH2=CHOH
B.
CH2=CHCOOH + CH3CH2OH
C.
CH3CH2COOH + CH3CHO
D.
CH3CH2OH + CH3CHO
Câu 36

Đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, axit axetic và axit propionic với H2SO4 đặc, thu được tối đa k hợp chất hữu cơ chứa một chức este. Giá trị của k là

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 37

Cho glixerol tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra tối đa bao nhiêu chất có chức este?

A.
2
B.
6
C.
5
D.
4
Câu 38

Cho một ancol no, hai chức tác dụng với một axit cacboxylic đơn chức (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), thu sản phẩm hữu cơ có chứa chất T (C6H10O3) mạch hở. Số công thức cấu tạo phù hợp với T là

A.
5
B.
3
C.
6
D.
4
Câu 39

Cho etylen glicol tác dụng với một axit cacboxylic đơn chức (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), thu sản phẩm hữu cơ có chứa chất E (C6H10O3) mạch hở. Số công thức cấu tạo phù hợp với E là

 

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 40

Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số đieste là:

 

A.
5
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 41

Đun nóng hỗn hợp axit oxalic với hỗn hợp metanol, etanol (có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác) có thể thu được tối đa bao nhiêu hợp chất chứa chức este là:

 

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 42

Đun nóng hỗn hợp gồm etylen glicol, axit axetic và axit propionic với H2SO4 đặc, thu được tối đa k hợp chất hữu cơ chứa chức este. Giá trị của k là

A.
2
B.
4
C.
5
D.
3
Câu 43

Đun nóng hỗn hợp gồm axit malonic, ancol metylic và ancol etylic với H2SO4 đặc, thu được tối đa m hợp chất hữu cơ chứa chức este. Giá trị của m là

A.
5
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 44

Khi đun nóng hỗn hợp các đồng phân của axit C3H7COOH với hỗn hợp các đồng phân của C4H9OH (có mặt H2SO4đặc) thì số este thu được là:

A.
4
B.
6
C.
8
D.
10
Câu 45

Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra số este là đồng phân cấu tạo của nhau là:

A.
3
B.
5
C.
4
D.
6
Câu 46

Hợp chất X có mạch cacbon không phân nhánh, chỉ chứa chức este, tạo thành từ axit cacboxylic hai chức và ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 2,92 gam X bằng khí O2, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là

 

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 47

Hợp chất hữu cơ X là este đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) tạo ra b mol CO2 và d mol H2O. Biết a = b – d và V = 100,8a. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X

A.
6
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 48

Đốt cháy hoàn toàn este no, hai chức mạch hở X. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 5,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 2,08 gam. Biết khi xà phòng hóa X chỉ thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số đồng phân của X là

A.
3
B.
4
C.
6
D.
5
Câu 49

Este đơn chức T, mạch hở, phân tử chứa không quá 2 liên kết π. Đốt cháy hoàn toàn T cần số mol O2 bằng số mol CO2 tạo thành. Số công thức cấu tạo phù hợp với T là

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 50

Đốt cháy hoàn toàn a mol một este no, đơn chức mạch hở X, cần b mol O2, tạo ra c mol hỗn hợp CO2 và H2O. Biết c = 2(b-a). Số đồng phân este của X là

 

A.
4
B.
3
C.
2
D.
6