THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1070
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1862

Ôn tập trắc nghiệm ARN và quá trình phiên mã tổng hợp ARN Sinh Học Lớp 12 Phần 7

Câu 1

Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa 

A.
hai axit amin kế nhau. 
B.
axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai. 
C.
axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. 
D.
hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Câu 2

Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử 

A.
mARN 
B.
ADN 
C.
prôtêin 
D.
mARN và prôtêin
Câu 3

Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A.
Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B.
tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
C.
mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
D.
Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 4

Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung? 

A.
U và T
B.
T và A
C.
A và U
D.
G và X
Câu 5

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A.
nhân đôi ADN và phiên mã
B.
nhân đôi ADN và dịch mã
C.
phiên mã và dịch mã
D.
nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã
Câu 6

Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải 

A.
lipit 
B.
ADP 
C.
ATP 
D.
glucôzơ
Câu 7

Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là 

A.
axit amin hoạt hoá
B.
axit amin tự do
C.
chuỗi polipeptit
D.
phức hợp aa-tARN
Câu 8

Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở: 

A.
nhân con 
B.
tế bào chất 
C.
nhân
D.
màng nhân
Câu 9

Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

A.
3’ → 3’
B.
3’ → 5’
C.
5’ → 3’
D.
5’ → 5’
Câu 10

Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A.
Vùng khởi động
B.
Vùng mã hoá
C.
Vùng kết thúc
D.
Vùng vận hành
Câu 11

Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử 

A.
ADN và ARN
B.
prôtêin
C.
ARN
D.
ADN 
Câu 12

Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A.
mạch mã hoá
B.
mARN
C.
tARN. 
D.
mạch mã gốc.
Câu 13

Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

 

A.
rARN
B.
mARN
C.
tARN
D.
ADN
Câu 14

Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A.
kết thúc bằng Met.
B.
bắt đầu bằng axit amin Met.
C.
bắt đầu bằng axit foocmin-Met. 
D.
bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
Câu 15

Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A.
tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B.
tổng hợp ADN, dịch mã. 
C.
tự sao, tổng hợp ARN.
D.
tổng hợp ADN, ARN.
Câu 16

Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là

 

A.
rARN
B.
mARN  
C.
tARN
D.
ADN
Câu 17

 ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? 

A.
Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B.
Từ cả hai mạch đơn.
C.
Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
D.
Từ mạch mang mã gốc.
Câu 18

Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là:

A.
có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã.
B.
tùy theo từng giai đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể bằng nhau hoặc có thể khác nhau.
C.
số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
D.
số lần nhân đôi gấp nhiều lần số lần phiên mã.
Câu 19

Những điểm khác nhau cơ bản giữa enzim ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza là:

(1) ADN pôlimeraza xúc tác kéo dài chuỗi pôlinuclêôtit theo cả hai chiều.

(2) ARN pôlimeraza vừa có khả năng tháo xoắn một đoạn ADN, vừa có khả năng xúc tác kéo dài chuỗi pôlinuclêôtit.

(3) ARN pôlimeraza chỉ trượt dọc trên một mạch ADN làm khuôn theo chiều 3’ – 5’.

(4) ADN pôlimeraza có khả năng bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn còn ARN pôlimeraza thì không.

A.
1, 3
B.
3, 4
C.
2, 3
D.
2, 4
Câu 20

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.

(2) Enzim tham gia vào quá trình này là enzim ARN pôlimeraza

(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào.

(4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X).

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 21

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’.

(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ – 5’ để kéo dài chuỗi pôlinuclêôtit.

(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là:

A.
(2) → (3) → (1) → (4)
B.
(1) → (4) → (3) → (2)
C.
(1) → (2) → (3) → (4)
D.
(2) → (1) → (3) → (4)
Câu 22

Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A.
G trên mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào.
B.
X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C.
A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D.
T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 23

Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

A.
Prôtêin
B.
ADN
C.
ARN
D.
ADN và ARN
Câu 24

Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A.
mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
B.
mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
C.
mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
D.
mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
Câu 25

Cho các đặc điểm:

(1) Được cấu tạo bởi một mạch pôlinuclêôtit.

(2) Đơn phân là ađênin, timin, guanin, xitôrin.

(3) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(4) Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có ở cả 3 loại ARN là:

A.
4
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 26

Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

A.
Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
B.
Phân giải prôtêin.
C.
Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
D.
Cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 27

Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?

A.
mARN
B.
ADN
C.
tARN
D.
rARN
Câu 28

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là 

A.
codon.
B.
axit amin.
C.
triplet.
D.
anticodon.
Câu 29

Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

A.
điều hoà sự tổng hợp prôtêin. 
B.
tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
C.
tổng hợp được nhiều loại prôtêin
D.
tổng hợp các prôtêin cùng loại.
Câu 30

Quá trình phiên mã xảy ra ở 

A.
sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn. 
B.
sinh vật có ADN mạch kép. 
C.
sinh vật nhân chuẩn, vi rút. 
D.
vi rút, vi khuẩn.
Câu 31

Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A.
mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
B.
mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
C.
mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. 
D.
mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
Câu 32

Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là 

A.
anticodon.
B.
codon.
C.
triplet.
D.
axit amin. 
Câu 33

Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của 

A.
mạch mã hoá. 
B.
mARN. 
C.
mạch mã gốc.
D.
tARN.
Câu 34

Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A.
ribôxôm. 
B.
tế bào chất.
C.
nhân tế bào.
D.
ti thể.
Câu 35

Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit cấu tạo nên ARN để tổng hợp 1 phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là:

A.
 U, G và X  
B.
G, A và X  
C.
G, A và U  
D.
 U, X và A
Câu 36

Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì:

A.
tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạt hoạt động, có khi đồng loạt dừng
B.
phần lớn các gen trong tế bào ở trạng thái không hoạt động
C.
 chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động
D.
phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
Câu 37

Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
B.
Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
C.
Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường bằng nhau.
D.
Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 38

Cho biết các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA- Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’ AGXXGAXXXGGG 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:

A.
Pro – Gly – Ser – Ala.
B.
 Ser – Ala – Gly – Pro.
C.
Gly – Pro – Ser – Arg.
D.
Ser – Arg – Pro – Gly.
Câu 39

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhạn biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aaI – tARN (aaI: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aaI.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là:

A.
(3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5)
B.
 (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5)
C.
 (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5)
D.
 (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3)
Câu 40

Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

A.
(2) và (3)  
B.
 (3) và (4)  
C.
 (1) và (4)  
D.
 (2) và (4)
Câu 41

Một gen ở sinh vậy nhân sơ có 2025 liên kết hidro, mARN do gen đó tổng hợp có G – A = 125 nucleotit; X – U = 175 nucleotit. Được biết tất cả số nucleotit loại T của gen đều tập trung trên mạch mã gốc. Số nucleotit mỗi loại trên mARN là:

A.
A=225; G=350; X=175; U=0
B.
 A=350; G=225; X=175; U=0
C.
A=175; G=225; X=350; U=0
D.
 U=225; G=350; X=175; A=0
Câu 42

Bản chất của mối quan hệ ADN → ARN → chuỗi polipeptit là gì?

A.
Trình tự các cặp nucleotit trên ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
B.
Trình tự các bộ ba mã sao quy định trình tự các bộ ba đói mã trên tARN, từ đó quy định trình tự các axit amin.
C.
Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
D.
 Trình tự các nucleotit trên mARN quy định trình tự các nucleotit trên ADN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipepetit.
Câu 43

Một phân tử mARN dài 1,02.10-3 mm điều khiển tổng hợp protein. Quá trình dịch mã có 5 riboxom cùng trượt 3 lần trên mARN. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp là:

A.
7500        
B.
 7485  
C.
 15000          
D.
 14985
Câu 44

Trên tARN thì bộ ba đối mã (anticodon) có nhiệm vụ:

A.
xúc tác hình thành liên kết giữa axit amin với tARN  
B.
xúc tác vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein  
C.
 xúc tác hình thành liên kết peptit  
D.
nhận biết codon đặc hiệu trên mARN trong quá trình tổng hợp protein.
Câu 45

Cho đoạn mạch gốc của phân tử ADN có trình tự nucleotit như sau:

3’ TAX TAT TAT TAT TAT TAT TAT TAT ATT 5’

Phân tử ADN này thực hiện phiên mã và dịch mã thì số axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng sẽ là:

A.
7
B.
5
C.
3
D.
1
Câu 46

Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có sự khác nhau về axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự sai khác đó là:

A.
ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là foocmin metonin còn ở sinh vật nhân thực là metionin.  
B.
 ở sinh vật nhân thực là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân sơ là metionin.  
C.
 ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là valin.  
D.
ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là glutamic.
Câu 47

Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza có vai trò gì?

(1) Xúc tác tách 2 mạch của gen.

(2) Xúc tác cho quá trình liên kết bổ sung giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleotit trên mạch khuôn

(3) Nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

(4) Xúc tác quá trình hoàn thiện mARN.

Phương án đúng là:

A.
(1), (2) và (3)  
B.
 (1), (2) và (4)  
C.
 (1), (2), (3) và (4)  
D.
(1) và (2)
Câu 48

Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được phiên mã từ một gen có 3000 nucleotit sau đó tham gia vào quá trình dịch mã. Quá trình tổng hợp protein có 5 riboxom cùng trượt trên mARN đó. Số axit amin môi trường cần cung cấp để hoàn tất quá trình dịch mã trên là:

A.
9980        
B.
 2500  
C.
 9995        
D.
2495
Câu 49

Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

A.
đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.  
B.
Các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế bào.  
C.
 diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.  
D.
việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Câu 50

Mạch khuôn của gen có đoạn 3’ TATGGGXATGTA 5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự nucleotit là

A.
3’AUAXXXGUAXAU5’  
B.
5’AUAXXXGUAXAU3’  
C.
 3’ATAXXXGTAXAT5’  
D.
 5’ATAXXXGTAXAT3’