THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1109
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Thành phần hóa học của tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 615

Ôn tập trắc nghiệm Axit nuclêic Sinh Học Lớp 10 Phần 4

Câu 1

Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc

A.
Hoá học của các đại phân tử.
B.
Không gian của các đại phân tử.
C.
Prôtêin.
D.
Màng tế bào.
Câu 2

Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là

A.
Cộng hoá trị
B.
Hiđrô.
C.
Ion.   
D.
Vanđecvan.
Câu 3

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

A.
Số vòng xoắn.
B.
Chiều xoắn.
C.
Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit
D.
Tỉ lệ (A+T) : (G+X)
Câu 4

Liên kết hiđrô có mặt trong các phân tử

 

A.
ADN
B.
Protein
C.
H2O
D.
Cả A và B
Câu 5

Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường.

A.
Tồn tại tự do trong tế bào.
B.
Liên kết lại với nhau.
C.
Bị các enzim của tế bào phân huỷ thành các nuclêôtit.
D.
Bị vô hiệu hoá.
Câu 6

Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền?

A.
ADN.  
B.
Prôtêin.
C.
Cacbohiđrat. 
D.
Lipit
Câu 7

Thời gian tồn tại của các ARN phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử được tạo ra bởi liên kết:

A.
Liên kết hidro
B.
Liên kết ion
C.
Liên kết cộng hóa trị
D.
Liên kết phôtphodieste
Câu 8

Cho các nhận định sau về phân tử ADN. Nhận định nào sai?

A.
Có 3 loại phân tử ARN là: mARN, tARN, rARN
B.
Phân tử tARN có cấu trúc với 3 thùy giúp liên kết với mARN và riboxom để thực hiện việc giải mã
C.
Sau quá trình tổng hợp protein, các loại phân tử ARN được lưu giữ trong tế bào
D.
Các loại ARN đều được tổng hợp từ mạch khuôn của gen trên phân tử ADN
Câu 9

mARN có chức năng

A.
Vận chuyển các axit amin
B.
Lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền
C.
Cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể
D.
Truyền thông tin quy định cấu trúc của protein từ ADN tới riboxom
Câu 10

Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?

A.
Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN
B.
Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein
C.
Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào
D.
Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotit
Câu 11

Phân tử rARN làm nhiệm vụ

A.
Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất
B.
Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein
C.
Tham gia cấu tạo nên riboxom
D.
Lưu giữ thông tin di truyền
Câu 12

Cấu trúc của timin khác với uraxin về

A.
Loại đường và loại bazo nito
B.
Loại đường và loại axit phôtphoric
C.
Liên kết giữa axit phôtphoric với đường
D.
Liên kết giữa đường với bazo nito
Câu 13

Thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN được truyền đạt qua quá trình

A.
Tự sao và phiên mã
B.
Phiên mã
C.
Dịch mã
D.
Phiên mã và dịch mã
Câu 14

Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở

A.
Đường
B.
Nhóm phôtphat
C.
Cách liên kết giữa các nucleotit
D.
Cấu trúc không gian
Câu 15

Nhận định nào sau đây không đúng?

A.
ở một số loài virut, thông tin di truyền được lưu giữ trên phân tử ARN
B.
ở vi khuẩn, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng, xoắn kép
C.
ở sinh vật nhân thựcm thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
D.
ở sinh vật nhân sơ, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch thẳng
Câu 16

Liên kết hidro trong phân tử ADN không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Năng lượng liên kết nhỏ
B.
Đảm bảo tính bền vững, linh động của ADN
C.
Tạo nên cấu trúc không gian của ADN
D.
Liên kết khó hình thành và phá hủy
Câu 17

Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -.

Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là:

A.
– TAAXXGTT –
B.
 – XTAXXGTT –
C.
 – UAAXXGTT –
D.
– UAAXXGTT –
Câu 18

Chiều dài của một phân tử ADN là 5100 Ǻ. Tổng số nucleotit của ADN đó là

A.
3000
B.
1500
C.
2000
D.
3500
Câu 19

Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là

A.
50
B.
40
C.
30
D.
20
Câu 20

 Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các

A.
liên kết glicozit
B.
liên kết phốtphodieste
C.
liên kết hidro  
D.
liên kết peptit
Câu 21

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là

A.
Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN
B.
Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN
C.
Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN
D.
Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN
Câu 22

Liên kết hóa học đảm bảo cấu trúc của từng đơn phân nucleotit trong phân tử ADN là

A.
Liên kết glicozit và liên kết este
B.
Liên kết hidro và liên kết este
C.
Liên kết glicozit và liên kết hidro
D.
Liên kết đisunphua và liên kết hidro
Câu 23

Các loại nucleotit cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở

A.
Thành phần bazo nito
B.
Cách liên kết của đường C5H10O4 với axit H3PO4
C.
Kích thước và khối lượng các nucleotit
D.
Cả 3 đều đúng
Câu 24

Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa

A.
Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN
B.
Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN
C.
Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN
D.
Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN
Câu 25

Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

A.
C, H, O, N, P
B.
C, H, O, P, K
C.
C, H, O, S   
D.
C, H, O, P
Câu 26

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được qui định bởi

A.
số vòng xoắn.
B.
chiều xoắn.
C.
số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
D.
tỉ lệ A+T/G+X.
Câu 27

Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần

A.
đường.
B.
nhóm phôtphat.
C.
bazơ nitơ.
D.
cả đường và bazơ nitơ.
Câu 28

Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là

– GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch còn lại sẽ là:

A.
– TAAXXGTT –
B.
– UAAXXGTT –
C.
– UAAXXGTT –
D.
– XTAXXGTT –
Câu 29

Cho các nhận định sau về axit nuclêic. Nhận định nào đúng?

A.
Axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.
B.
Axit nuclêic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào.
C.
Axit nuclêic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung.
D.
Có 2 loại axit nuclêic: axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN).
Câu 30

Số loại ARN trong tế bào là:

A.
2 loại  
B.
3 loại    
C.
4 loại 
D.
5 loại
Câu 31

Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là:

A.
đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
B.
có cấu trúc một mạch.
C.
có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit.
D.
được cấu tạo từ nhiều đơn phân.
Câu 32

Các nuclêôtit trên một mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng:

A.
liên kết phôtphođieste
B.
liên kết hyđrô
C.
liên kết glycôzơ
D.
liên kết peptit
Câu 33

Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm:

A.
đường pentôzơ và nhóm phôtphat
B.
nhóm phôtphat và bazơ nitơ
C.
đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ
D.
đường pentôzơ và bazơ nitơ
Câu 34

“Vùng xoắn kép cục bộ” là cấu trúc có trong:

A.
mARN và tARN
B.
mARN và rARN  
C.
tARN và rARN
D.
ADN
Câu 35

Các loại đơn phân của ADN là:

A.
ribônuclêôtit (A, T, G, X)
B.
nuclêôtit (A, T, G, X)
C.
ribônuclêôtit (A, U, G, X)
D.
nuclêôtit (A, U, G, X)
Câu 36

Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình:

A.
Tự sao
B.
Phân bào
C.
Giải mã
D.
Sao mã
Câu 37

Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?

A.
Ađênin
B.
Uraxin
C.
Guanin
D.
Xitôzin
Câu 38

Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do:

A.
một bazơ nitơ có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazơ nitơ có kích thước bé (T hoặc X).
B.
các nuclêôtit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân.
C.
các bazơ nitơ giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hyđrô.
D.
hai bazơ nitơ có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết với nhau.
Câu 39

Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nuclêôtit?

A.
C, H, O, N, P
B.
C, H, O, P, K
C.
C, H, O, S
D.
C, H, O, P
Câu 40

Axit nuclêic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

A.
Nguyên tắc đa phân
B.
Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân
C.
Nguyên tắc bổ sung
D.
Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân
Câu 41

Liên kết hyđrô trong phân tử ADN không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Năng lượng liên kết nhỏ.
B.
Đảm bảo tính bền vững, linh động của ADN.
C.
Tạo nên cấu trúc không gian của ADN.
D.
Liên kết khó hình thành và phá hủy.
Câu 42

Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:

A.
Axit đêôxiribônuclêic
B.
Axit phôtphoric
C.
Axit ribônuclêic
D.
Nuclêic
Câu 43

Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?

A.
ADN và ARN
B.
ARN và prôtêin
C.
Prôtêin và ADN
D.
ADN và lipit
Câu 44

Mã di truyền là

A.
tập hợp các gen của tế bào
B.
trình tự các nuclêôtit của gen
C.
sự biểu hiện của gen
D.
qui tắc tương ứng giữa trình tự các nuclêôtit và các axit amin
Câu 45

Điều khẳng định nào dưới đây là sai khi mô tả bộ ba mã hoá (codon)

A.
Nó gồm 3 nuclêôtit 
B.
Nó là đơn vị cơ bản của mã di truyền 
C.
Có thể có nhiều hơn một bộ ba mã hoá cho cùng một axit amin
D.
Nó nằm trên tARN
Câu 46

Trong phân tử ADN, liên kết hoá học xuất hiện khi các nguyên tử ở gần nhau gọi là:

A.
Liên kết kị nước
B.
Liên kết ion
C.
Liên kết hiđrô
D.
Liên kết Vanđe - Van
Câu 47

Trong cấu trúc ADN –prôtêin liên kết hoá học hình thành giữa các nhánh bên mang điện tích âm của các histôn với các nhóm phôtphat mang điện tích dương của ADN gọi là

A.
Liên kết kị nước
B.
Liên kết ion
C.
Liên kết hiđrô
D.
  Liên kết Vanđe - Van
Câu 48

Liên kết hoá học của các nuclêôtit giữa hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép ADN là

A.
Liên kết kị nước
B.
Liên kết ion
C.
Liên kết hiđrô
D.
Liên kết Vanđe - Van
Câu 49

Liên kết cộng hoá trị xuất hiện khi:

A.
Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
B.
Các phân tử kị nước ở gần nhau
C.
Hình thành các cặp điện tử dùng chung cho các nguyên tử cùng loại hoặc khác loại
D.
Các nhóm chức mang điện tích trái dấu ở gần nhau
Câu 50

D – H + A  → D – H …

Sơ đồ trên mô tả:

A.
Liên kết ion
B.
Liên kết kị nước
C.
Liên kết Vanđe - Van
D.
Liên kết hiđrô