THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 20
Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề: #112
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm:
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4642

Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945 (tiếp)

Câu 1
Từ ngày 10 đến 19-5-1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám?
A.
Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô
B.
Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc
C.
Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8
D.
Câu A và C đúng
Câu 2
Đoạn văn sau dây dược Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào? “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được
A.
Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11- 1939)
B.
Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
C.
Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị TW lần thứ 8
D.
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Câu 3
Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A.
Mặt trận Liên Việt
B.
Mặt trận Đồng minh
C.
Mặt trận Việt Minh
D.
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 4
Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A.
Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
B.
Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6
C.
Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
D.
Củng cố được khối đoàn kết toàn dân
Câu 5
Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng".
A.
Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước
B.
Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8
C.
Trong lời hịch của Mặt trận Việt Minh
D.
Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh
Câu 6
Đội Cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa hai tổ chức vũ trang nào?
A.
Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ
B.
Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C.
Đội du kích Bác Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân
D.
Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên
Câu 7
Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?
A.
Đội du kích Bắc Sơn
B.
Đội Cứu quốc quân
C.
Đội du kích Thái Nguyên
D.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Câu 8
Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc quân trong mặt trận Việt Minh?
A.
Cao Bằng
B.
Bắc Cạn
C.
Lạng Sơn
D.
Tuyên Quang
Câu 9
Những sách báo nào của Đảng trong thời kì 1939 - 1945, đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng?
A.
‘Tiếng dân”, “Tin tức”, “Thời mới”
B.
"Giải phóng”, "Cờ giải phóng”, “Chặt xiềng”, “Cứu quốc”, “Việt Nam độc lập”, "Kèn gọi lính”
C.
“Tin tức”, “Thời mới”, “Nhành lúa”
D.
Câu A và C đúng
Câu 10
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người ?
A.
Do đồng chí Võ Nguyên Giáp - Có 36 người
B.
Do đồng chí Trường Chinh - Có 34 người
C.
Do đồng chí Phạm Hùng - Có 35 người
D.
Do đồng chí Hoàng Sâm - Có 34 người
Câu 11
Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?
A.
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn
B.
Việt Nam tuyên truyền giải phỏng quân với Cứu quốc quân
C.
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ
D.
Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên
Câu 12
Ngay trong đêm 9-3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế nào?
A.
Cuộc đảo chính Nhật - Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện
B.
“Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C.
Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật
D.
Tất cả đều đúng
Câu 13
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
A.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-3-1945)
B.
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C.
Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15-8-1945)
D.
Đại hội quốc dân Tân Trào
Câu 14
Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng?
A.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8
B.
Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13 đến 15-8-1945)
C.
Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào
D.
Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9-3- 1945
Câu 15
Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A.
Đấu tranh vũ trang
B.
Đấu tranh bạo lực
C.
Đấu tranh chính trị
D.
Đấu tranh ngoại giao
Câu 16
Tháng 6 -1945 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất?
A.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ
B.
Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp
C.
Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam
D.
Nhật đánh chiếm Trung Quốc
Câu 17
Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ nào?
A.
Đầu hàng Nhật đàn áp nhân dân Đông Dương
B.
Đánh bại Nhật đàn áp nhân dân Đông Dương
C.
Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp
D.
Cấu kết với Nhật khủng bố nhân dân Đông Dương
Câu 18
Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo, tập hợp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kì:
A.
1930-1931
B.
1932-1933
C.
1936-1939
D.
1939-1940
Câu 19
Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật dần dần từng bước để:
A.
Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật
B.
Để độc quyền chiếm Đông Dương
C.
 Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật
D.
Làm bàn đạp tấn công nước khác
Câu 20
Hiệp ước “Phòng thủ chung Đông Dương” được kí giữa Nhật và Pháp ngày nào?
A.
23 7-1941
B.
29-7-1941
C.
7-12-1941
D.
10-12-1941