THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 72 phút
Mã đề: #1134
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 10 - Động học chất điểm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4322

Ôn tập trắc nghiệm Sự rơi tự do Vật Lý Lớp 10 Phần 6

Câu 1

Một người đứng trên tòa nhà có độ cao 120m , ném một vật thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s cho g = 10m/s2. Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.

 

A.
20m/s
B.
30m/s 
C.
40m/s  
D.
 50m/s
Câu 2

Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, g = 10m/s2. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.

A.
40 m/s
B.
10m/s
C.
30m/s
D.
20m/s 
Câu 3

Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, g = 10m/s2. Tính thời gian để vật rơi đến đất.

A.
2s
B.
3s  
C.
4s
D.
5s
Câu 4

Một học sinh đứng lan can tầng bốn ném quả cầu thẳng đứng lên trên, tiếp theo đó ném tiếp quả cầu thẳng đứng xuống dưới với cùng tốc độ. Bỏ qua sức cản của không khí, quả cầu nào chạm mặt đất có tốc độ lớn hơn?

A.
Quả cầu ném lên      
B.
Quả cầu ném xuống
C.
Cả hai quả cầu chạm đất có cùng tốc độ
D.
Không xác định được vân tốc quả cầu vì thiếu độ cao
Câu 5

Từ công thức về rơi tự do không vận tốc đầu, ta suy ra vận tốc của vật rơi:

A.
Tỷ lệ với căn số bậc 2 của đoạn đường rơi 
B.
Tỷ lệ nghịch với đoạn đường rơi
C.
Tỷ lệ thuận với đoạn đường rơi
D.
Tỷ lệ bình phương của đoạn đường rơi
Câu 6

Một quả cầu ném thẳng đứng lên trên. Tại điểm cao nhất của quỹ đạo phát biểu nào sau đây là đúng:

A.
Vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0
B.
Vận tốc bằng 0, gia tốc khác 0
C.
Vận tốc khác 0, gia tốc khác 0
D.
Vận tốc khác 0, gia tốc bằng 0
Câu 7

Trường hợp nào sau đây có thể coi là sự rơi tự do?

A.
Ném một hòn sỏi thẳng đứng lên cao.
B.
Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang
C.
Thả một hòn sỏi rơi xuống
D.
Ném một hòn sỏi theo phương xiên một góc
Câu 8

Thí nghiệm của nhà bác học Galilê ở tháp nghiêng thành Pida và thí nghiệm với ống của nhà bác học Niutơn chứng tỏ. Kết quả nào sau đây là đúng 

A.
Mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng
B.
Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều
C.
Các vật nặng nhẹ rơi tự do nhanh như nhau
D.
Cả 3 kết luận A, B, C
Câu 9

Vật rơi tự do

A.
khi từ nơi rất cao xuống mặt đất
B.
khi hợp lực tác dụng vào vật hướng thẳng xuống mặt đất.
C.
chỉ dưới tác dụng của trọng lực
D.
khi vật có khối lượng lớn rơi từ cao xuống mặt đất
Câu 10

Nhận xét nào sau đây là sai?

A.
Vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống
B.
Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đổi
C.
Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ
D.
Gia tốc rơi tự do là 9,81 m/s2 tại mọi nơi
Câu 11

Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?

A.
Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.
B.
Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian
C.
Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh
D.
Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian
Câu 12

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?

A.
Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
B.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều
C.
Ở cùng một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau
D.
Lúc t = 0 thì vận tốc của vật luôn khác 0
Câu 13

Chuyển động nào dưới đây được xem là rơi tự do?

A.
Một cánh hoa rơi
B.
Một viên phấn rơi không vận tốc đầu từ mặt bàn
C.
Một hòn sỏi được ném lên theo phương thẳng đứng
D.
Một vận động viên nhảy dù
Câu 14

Chọn ý sai. Vật rơi tự do

A.
có phương chuyển động là phương thẳng đứng
B.
có chiều chuyển động hướng từ trên xuống dưới
C.
chuyển động thẳng nhanh dần đều
D.
khi rơi trong không khí
Câu 15

Trong trường hợp nào dưới đây, quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động?

A.
Vật rơi tự do
B.
Vật bị ném theo phương ngang
C.
Vật chuyển động với gia tốc bằng không
D.
Vật chuyển động thẳng chậm dần đều
Câu 16

Một viên bi được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi chuyển động, đại lượng có độ lớn không đổi là

A.
gia tốc
B.
tốc độ
C.
thế năng
D.
vận tốc
Câu 17

Tại M cách mặt đất ở độ cao h, một vật được ném thẳng đứng lên đến vị trí N cao nhất rồi rơi xuống qua P có cùng độ cao với M. Bỏ qua mọi lực cản thì

A.
tại N vật đạt tốc độ cực đại.
B.
tốc độ của vật tại M bằng tốc độ của vật tại P
C.
tốc độ của vật tại M lớn hơn tốc độ của vật tại P
D.
tốc độ của vật tại M nhỏ hơn tốc độ của vật tại P
Câu 18

Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc

A.
\(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
B.
\(v = 2\sqrt {gh} \)
C.
\(v = \sqrt {2gh} \)
D.
\(v = \sqrt {gh} \)
Câu 19

Chọn phát biểu sai.

A.
Khi rơi tự do tốc độ của vật tăng dần
B.
Vật rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực
C.
Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do
D.
Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng
Câu 20

Rơi tự do là chuyển động

A.
thẳng đều
B.
chậm dần đều
C.
nhanh dần
D.
nhanh dần đều
Câu 21

Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là 

A.
v02 = gh.  
B.
v02 = 2gh. 
C.
v02 =4gh.  
D.
v0 = 2gh.
Câu 22

Hòn bi I có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi II. Cùng một lúc từ độ cao h, bi I được thả rơi còn bi II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng? 

A.
Chưa đủ thông tin để trả lời.  
B.
Cả hai chạm đất cùng một lúc.
C.
I chạm đất trước.  
D.
I chạm đất sau.
Câu 23

Chọn phát biểu đúng về rơi tự do  

A.
Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vĩ độ địa lí và độ cao so với mặt biển 
B.
Gia tốc g có giá trị nhỏ nhất ở hai địa cực và lớn nhất ở xích đạo
C.
Mọi vật trên trái đất đều có phương rơi tự do song song với nhau 
D.
Gia tốc rơi tự do g ở Hà Nội có giá trị nhỏ hơn ở TP Hồ Chí Minh.
Câu 24

Chuyển động rơi tự do là chuyển động của 

A.
một cái dù đã bung và thả từ máy bay đang bay trên bầu trời. 
B.
một tờ giấy trắng vừa rơi khỏi tay của cô giáo khi cô tiến hành thí nghiệm về sự rơi.
C.
một tờ giấy đã được vo tròn và nén chặt khi được thả từ ban công. 
D.
một chiếc lá vàng vừa rơi khi gió thổi qua làm rung cành cây.
Câu 25

Chuyển động rơi tự do là 

A.
một chuyển động thẳng đều. 
B.
 một chuyển động thẳng nhanh dần.
C.
 một chuyển động thẳng chậm dần đều. 
D.
một chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 26

Hãy chỉ ra chuyển động nào là sự rơi tự do ? 

A.
Tờ giấy rơi trong không khí. 
B.
 Vật chuyển động thẳng đứng hướng xuống, với vận tốc đầu là 1m/s.
C.
Viên bi rơi xuống đất sau khi lăn trên máng ngiêng. 
D.
Viên bi rơi xuống từ độ cao cực đại sau khi được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 27

Vật nào được xem là rơi tự do? 

A.
Viên đạn đang bay trên không trung.  
B.
Phi công đang nhảy dù (đã bật dù).
C.
Quả táo rơi từ trên cây xuống 
D.
Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống.
Câu 28

Chuyển động nào sau đây của là chuyển động rơi tự do? 

A.
một hòn đá được ném thẳng đứng từ trên cao xuống. 
B.
một quả bóng cao su to được thả rơi từ trên cao xuống.
C.
một hòn sỏi được thả rơi từ trên cao xuống. 
D.
một hòn bi rơi từ mặt nước xuống đáy một bình nước
Câu 29

Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do? 

A.
Một hòn bi được thả từ trên xuống. 
B.
Một máy bay đang hạ cánh
C.
Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống 
D.
 Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước 
Câu 30

Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do? 

A.
Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do với cùng một gia tốc. 
B.
Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do.Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do.
C.
Mọi chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng là rơi tự do. 
D.
Gia tốc rơi tự do phụ thuộc kinh độ của địa điểm đang xét. 
Câu 31

Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do 

A.
Người nhảy từ máy bay xuống chưa mở dù. 
B.
Quả cầu được Ga-li-lê thả từ tháp nghiêng Pi da cao 56m xuống đất
C.
Cục nước đá rơi từ đám mây xuống mặt đất trong trận mưa đá. 
D.
Lá vàng mùa thu rụng từ cành cây xuống mặt đất.
Câu 32

Độ lớn vận tốc của vật sẽ tỉ lệ thuận với thời gian nếu vật: 

A.
chuyển động chậm dần đều. 
B.
rơi tự do
C.
bị ném thẳng đứng lên trên.  
D.
bị ném ngang.
Câu 33

Khi vật rơi tự do thì 

A.
chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều.  
B.
gia tốc của vật tăng dần.
C.
 lực cản của không khí nhỏ hơn so với trọng lượng của vật.  
D.
vận tốc của vật tăng tỷ lệ với thời gian.
Câu 34

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu thì đồ thị biểu diễn quan hệ giữa quãng đường  s và thời gian rơi t có dạng 

A.
đường thẳng qua gốc tọa độ và có hệ số góc bằng g/2. 
B.
đường thẳng qua gốc tọa độ và có hệ số góc bằng g.
C.
đường parabol. 
D.
đường hyperbol.
Câu 35

Chuyển động nào sau đây không thể xem là chuyển động rơi tự do? 

A.
Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất. 
B.
Một cái lông chim rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng được hút chân không.
C.
Một chiếc lá đang rơi từ trên cây xuống đất. 
D.
Một viên bi chì rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng được hút chân không.
Câu 36

Đặc điểm nào sau đây không đúng cho chuyển động rơi tự do? 

A.
Chuyển động đều.  
B.
Gia tốc không đổi.
C.
Chiều từ trên xuống. 
D.
Phương thẳng đứng.
Câu 37

Chuyển động của vật sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi 

A.
Một mẫu phấn 
B.
Một quyển vở
C.
Một chiếc lá.  
D.
Một sợi chỉ.
Câu 38

Tại một nơi ở gần mặt đất, bỏ qua mọi lực cản thì 

A.
Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.  
B.
Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.
C.
Vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau. 
D.
 Các vật rơi với vận tốc không đổi.
Câu 39

Sự rơi tự do là 

A.
chuyển động khi không có lực tác dụng. 
B.
chuyển động khi bỏ qua lực cản.
C.
một dạng chuyển động thẳng đều. 
D.
chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Câu 40

Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v trước khi chạm đất của vật rơi tự do là 

A.
v = 2gh
B.
\(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
C.
\(v = \sqrt {2gh} \)
D.
\(v = \sqrt {gh} \)