THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1149
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1039

Ôn tập trắc nghiệm Dịch mã – tổng hợp prôtêin Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau: (1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. (2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết. (3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368. (4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit. Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 2

Ở sinh vật nhân sơ, một đột biến thay thế một cặp nucleotit trên vùng mã hóa của gen làm thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định Có thể khẳng định chắc chắn đột biến điểm trên không thể xảy ra ở những bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc của gen?

(1) 3' TAX5' .   (2) 3' AGX5' . (3) 3' AXX5' . (4) 3' XXA5' .
Phương án đúng là:

A.
(1), (3). 
B.
(1), (4).
C.
(2), (3).
D.
(2), (4).
Câu 3

Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi β liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi β là glutamin bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm.
Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hóa cho các axit amin:
Valin: 5' -GUU-3' ; 5' -GUX-3' ; 5' -GUA-3' ; 5' -GUG-3' .
Glutamin: 5' -GAA-3' ; 5' -GAG-3' ; Aspactic: 5' -GAU-3' ; 5' -GAX-3'.
Phân tích nào sau đây đúng về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hóa chuỗi β gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?

A.
Nucleotit thứ nhất của các côđon tương ứng với glutamin và valin đều là G, nếu thay nucleotit G này bằng X thì bộ ba mới sẽ mã hóa valin.
B.
Nếu thay nucleotit thứ ba của các côđon tương ứng với glutamin, thì có thể xuất hiện côđon mới là 5' -GUA-3' ; 5' -GAX-3' , mã hóa cho axit aspactic chứ không phải valin.
C.
Nếu thay nucleotit thứ hai trong côđon mã hóa glutamin, cụ thể thay A bằng U thì côđon mới có thể là 5' -GUA-3'  hoặc 5' -GUG-3'  đều mã hóa cho valin.
D.
Nếu thay nucleotit thứ hai của các côđon tương ứng với glutamin, thì có thể xuất hiện côđon mới là 5' -GAU-3' ; 5' -GXA-3' , mã hóa cho axit aspactic chứ không phải valin.
Câu 4

Cơ chế gây độc của tetracilin với vi khuẩn là:

A.
ngăn cản quá trình phiên mã
B.
ức chế sự hình thành tế bào
C.
ngăn cản quá trình sao chép ADN
D.
ức chế hoạt động của riboxom dịch mã
Câu 5

Đoạn mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3’ …   ATGXTAG ... 5' Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là:

A.
5' UAXGAUX 3'
B.
5' XUAGXAU 3'
C.
3' ATGXTAX 5'
D.
3' AUXGAUG 5'
Câu 6

Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào?

A.
mARN và prôtêin.
B.
mARN. 
C.
ADN. 
D.
prôtein.
Câu 7

Pôlixôm (pôliribôxôm) có vai trò gì?

A.
Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại.
B.
Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
C.
Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
D.
Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
Câu 8

Khi nói về quá trình dịch mã, có những phát biểu nào sau đây:

(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.

(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.

(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với codon 5' UUG 3' trên phân tử mARN.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 9

Cho các phát biểu sau đây về quá trình sinh tổng hợp protein:

(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

(2) Tiểu phần bé tiếp xúc trước tiểu phần lớn trong quá trình dịch mã.

(3) Trên cùng một mARN có thể có nhiều riboxom cùng hoạt động.

(4) Mỗi loại riboxom chỉ hoạt động trên những loại mARN nhất định.

(5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên cùng một mARN ở cùng một thời điểm có số lượng, thành phần axit amin khác nhau.

Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 10

Khi giải mã, trên 1 phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định: có bao nhiêu chuỗi axit amin được tổng hợp.

A.
4 chuỗi axit amin.
B.
5 chuỗi axit amin.
C.
6 chuỗi axit amin.
D.
7 chuỗi axit amin.
Câu 11

Ở một phân tử mARN, tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số 690 nuclêôtit. Phân tử mARN này tiến hành dịch mã có 10 ribôxôm trượt qua một lần, số lượng axit amin (aa) mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là:

A.
6890 aa
B.
2290 aa
C.
1310 aa
D.
6910 aa
Câu 12

Một phân tử mARN, tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số 720 nuclêôtit. Phân tử mARN này tiến hành giải mã, có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định: Số phân tử nước được giải phóng cho quá trình giải mã.

A.
2381 phân tử nước
B.
2382 phân tử nước
C.
2380 phân tử nước
D.
2400 phân tử nước
Câu 13

Một phân tử mARN, tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số 720 nuclêôtit. Phân tử mARN này tiến hành giải mã, có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định: Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình giải mã.

A.
2391 axit amin.
B.
2390 axit amin.
C.
2392 axit amin.
D.
2393 axit amin.
Câu 14

Một phân tử mARN có tổng số 60 nuclêôtit. Khi giải mã, trên phân tử mARN này có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần, Hãy xác định: Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình giải mã.

A.
1980 axit amin.
B.
1990 axit amin
C.
2000 axit amin
D.
2010 axit amin
Câu 15

Một gen có tổng số 1500 nuclêôtit. Gen sao mã 3 lần. Các phân tử ARN được tạo ra tiến hành giải mã, trên mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định: Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình giải mã.

A.
3720 axit amin
B.
3750 axit amin
C.
3734 axit amin
D.
3735 axit amin
Câu 16

Một gen sao mã 3 lần. Các phân tử ARN được tạo ra tiến hành giải mã, trên mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định: Số chuỗi axit amin được tổng hợp?

A.
15 chuỗi axit amin
B.
14 chuỗi axit amin
C.
13 chuỗi axit amin
D.
12 chuỗi axit amin
Câu 17

Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản sao có 10 ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là:

A.
120
B.
180
C.
140
D.
160
Câu 18

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng mã quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi ribonucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?

A.
Thay đổi vị trí của tất cả các ribonucleotit trên một bộ ba
B.
Thay đổi ribonucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba
C.
Thay đổi ribonucleotit thứ ba trong mỗi bộ ba
D.
Thay đổi ribonucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba
Câu 19

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng qui định tổng hợp axit amin prôlin là 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit:

A.
Thay đổi nuclêôtit thứ 3 trong mỗi bộ ba.
B.
Thay đổi nuclêôtit đầu tiên trong mỗi bộ ba.
C.
Thay đổi nuclêôtit thứ hai trong mỗi bộ ba.
D.
Thay đổi vị trí của tất cả các nuclêôtit trên một bộ ba.
Câu 20

Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây không đúng?  

A.
 Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit
B.
Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.
C.
Liên kết hidro được hình thành trước liên kết peptit.  
D.
 Chiều dịch chuyển của riboxom trên mARN là 5’-3’.
Câu 21

Mỗi bước dịch chuyển của riboxom trên mARN tương ứng với:

A.
Ba cặp nucleotit.
B.
Ba nucleotit.
C.
Hai nucleotit.
D.
Sáu nucleotit.
Câu 22

Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN xảy ra ngay sau khi

A.
Một aa-tARN đi vào vị trí thứ hai của riboxom.
B.
Một aa-tARN đi vào vị trí thứ nhất của riboxom.
C.
Một phân tử tARN được tách ra
D.
Một liên kết peptit được hình thành
Câu 23

Độ pH của môi trường thay đổi sẽ làm biến tính protein. Nguyên nhân là vì:

A.
Các liên kết peptit ở trong cấu trúc bậc 1 của protein.
B.
Các chuỗi polipeptit làm cho chúng bám chặt vào nhau.  
C.
Cấu trúc của axit amin, vì vậy làm cho protein bị thay đổi.
D.
Các liên kết hidro dẫn tới làm thay đổi cấu trúc không gian.  
Câu 24

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
I. Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dùng lại
II. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã
III. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’ →5’ trên phân tử nhân tử mARN
IV. Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 25

Sơ đồ ở hình bên mô tả quá trình phiên mã và dịch mã trong tế bào của một loài sinh vật. Hãy quan sát sơ đồ và cho biết nhận định nào sau đây không đúng?

A.
Đây là tế bào của một loài sinh vật nhân sơ.
B.
Tại thời điểm đang xét, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ribôxôm 1 có số axit amin nhiều nhất.
C.
Quá trình tổng hợp phân tử mARN 3 hoàn thành muộn hơn quá trình tổng hợp các mARN còn lại.
D.
Chữ cái C trong hình tương ứng với đầu 5’ của mARN.
Câu 26

Gen D ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
- Mạch không làm khuôn                          5'... ATG ... GTG   XAT ... XGA ... GTA TAA ... 3’
- Mạchlàm khuôn                                      3’... TAX ... XAX   GTA ... GXT ... XAT ATT ... 5’
Số thứ tự nuclêôtit trên mạch làm khuôn        1              150 151     181      898
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi các côđon: 5’GUU3’, 5’GUX3', 5’GUA3’, 5’GUG3’; axit amin histiđin chỉ được mã hóa bởi các côđon: 5’XAU3' 5’XAX3’; chuỗi pôlipeptit do gen D quy định tổng hợp có 300 axit amin. Có bao nhiêu dạng đột biến điểm sau đây tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen D quy định tồng hợp?
I. Đột biến thay thế cặp G - X ở vị trí 181 bằng cặp A - T.
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí 150.
III. Đột biến thay thế cặp G - X ở vị trí 151 bằng cặp X - G.
IV. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí 898.

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 27

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit

A.
A liên kết với U; G liên kết với X.
B.
A liên kết với T; G liên kết với X.
C.
A liên kết với X; G liên kết với T. 
D.
A liên kết với U; T liên kết với X.
Câu 28

Tính đặc hiệu của mã gen di truyền là

A.
một axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.
B.
một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
C.
có 61 bộ mã hóa axit amin.
D.
ở hầu hết các loài sinh vật mã di truyền là giống nhau.
Câu 29

Trên mạch gốc của một gen không phân mảnh có 250 ađênin, 300 timin, 350 guanin, 200 xitôzin. Gen phiên mã 4 lần tạo ra các mARN. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nuclêôtit mỗi loại của mỗi phân tử mARN là 300A, 250U, 200G, 350X.
II. Gen có mỗi loại nuclêôtit chiếm 25%.
III. Số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là 4396 liên kết.
IV. Chiều dài của mARN là 374 nm.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 30

Quá trình dịch mã diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?

A.
Ribôxôm. 
B.
Nhân tế bào. 
C.
Lizoxom. 
D.
Bộ máy Gôngi.
Câu 31

Loại axit nucleic nào sau đây tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã?

A.
ADN.
B.
mARN.
C.
tARN. 
D.
rARN.
Câu 32

Axit amin là đơn phân của cấu trúc nào sau đây?

A.
Protein. 
B.
Gen. 
C.
tARN.
D.
mARN.
Câu 33

Một phân tử mARN có tổng số 60 nuclêôtit. Khi giải mã, Số axit amin có trên mỗi chuỗi axit amin là bao nhiêu?

A.
198 axit amin.
B.
199 axit amin.
C.
200 axit amin.
D.
201 axit amin.
Câu 34

Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nucleotit lần lượt là A:T:G:X = 1:2:3:4. Khi gen trên phiên mã 4 lần, môi trường nội bào cung cấp 720 nucleotit loại A. Cho biết mạch gốc của gen có X = 3T. Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen trên điều khiển tổng hợp là bao nhiêu?

A.
299
B.
298
C.
599
D.
598
Câu 35

Chuỗi pôlipeptit được điều khiển tổng hợp từ gen có khối lượng 594000 đơn vị cacbon cần bao nhiêu axit amin?

A.
328 axit amin
B.
329 axit amin
C.
330 axit amin
D.
331 axit amin
Câu 36

Hình dạng không gian 3 chiều trong cấu trúc bậc 3 của prôtêin do cấu trúc bậc mấy tạo thành:

A.
Cấu trúc bậc 1.
B.
Cấu trúc bậc 2.
C.
Cấu trúc bậc 4.
D.
Cấu trúc bậc 1 và 2.
Câu 37

Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:

Côđon  

5’GAU3’; 5’GAX3’  5’UAU3’; 5’UAX3’  5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’

Axit amin

Aspactic  Tirozin  Xêrin  Histiđin

Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nucleotit là 3’ TAX XTA GTA TXA…ATX 5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nucleotit ở đoạn mạch này như sau:
(1). Alen M1: 3’TAX XTG GTA ATG TXA... ATX5’. (2). Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA... ATX5’.
(3). Alen M3: 3’TAX XTA GTA GTG TXA... ATX5’. (4). Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ... ATX5’.
Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi polipeptit do alen M mã hóa?

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 38

Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, nguồn protein trong bánh chưng đến từ phần nạc của thịt và hạt đậu. Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ hoạt động sống. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là?

A.
Nucleotit 
B.
Axit amin
C.
Nucleoxom
D.
Peptit
Câu 39

Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là:

A.
Kháng sinh phá hủy ARN thông tin
B.
Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom
C.
Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom vi khuẩn  gây nên đọc sai mã của ARN thông tin.
D.
Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển
Câu 40

Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau:

A.
Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom
B.
Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom
C.
Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S
D.
Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S
Câu 41

Nhận xét nào không đúng về các cơ chế phiên mã và dịch mã?
 

A.
Trong giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit, ribôxôm dịch chuyển trên mạch mARN theo chiều 5'- 3'
B.
Phức hợp tARN và axit amin tương ứng khi tiến vào ribôxôm để tham gia dịch mã sẽ khớp bộ ba đối mã (anticođon) với bộ ba mã sao (côđon) tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung và ngược chiều.
C.
Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch mã gốc trên gen là mạch có chiều 5'-3'.
D.
Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được tổng hợp kéo dài theo chiều 5'- 3'.
Câu 42

Khi nói về mối liên quan giữa ADN, ARN và prôtêin ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
 

A.
ADN làm khuôn để tổng hợp prôtêin và ngược lại.
B.
Một phần tử ADN có thể mang thông tin di truyền mã hóa cho nhiều phân tử prôtêin khác nhau.
C.
ADN trực tiếp làm khuôn cho quá trình phiên mã và dịch mã.
D.
Quá trình phiên mã, dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 43

Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

A.
để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit.
B.
để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C.
để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D.
để các riboxom dịch chuyển trên mARN.
Câu 44

Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã?
 

A.
Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại ribôxôm.
B.
Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
C.
Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
D.
Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi pôlipeptit, các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Câu 45

Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
 

A.
Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
B.
Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại.
C.
Khi ribôxôm tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại.
D.
Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’.
Câu 46

Cho biết các bộ ba trên phân tử mARN mã hóa axit amin tương ng như sau: 5′AUG3′ quy định Met; 5′UAU3′ và 5′UAX3′ quy định Tir; 5′UGG3′quy định Tryp; 5′UXU3′ quy định Ser; 5′AGG3′quy định Agr; Các bộ ba 5′UAA3′, 5′UAG3′, 5′UGA3′ kết thúc dịch mã. Xét một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc là: 3′TAX ATA AXX…5′. Trong đó, th tự các nuclêôtit tương ng là: 123 456 789. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu nuclêôtit th 6 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ng không thay đổi.
II. Nếu nuclêôtit th 9 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường.
III. Nếu nuclêôtit th 5 bị thay thành G thì chuỗi pôlipeptit tương ng không thay đổi.
IV. Nếu nuclêôtit th 8 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ng sẽ dài hơn chuỗi bình thường.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 47

Cho biết 4 bộ ba 5’UXU3’; 5’UXX3’; 5’UXA3’; 5’UXG3’ quy định tổng hợp axit amin Ser, 4 bộ ba 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định tổng hợp axit amin Pro. Một đột biến điểm làm cho gen B thành gen b, trong đó chuỗi mARN của gen b bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ser được thay bằng axit amin Pro. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Khi hai gen cùng phiên mã một lần thì số nuclêôtit loại X môi trường cung cấp cho gen B nhiều hơn gen b.
B.
Gen b có chiều dài ngắn hơn gen B.
C.
Gen B có số nuclêôtit loại G nhiều hơn gen b là 2.
D.
Loại đột biến làm cho gen B thành gen b là đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 48

Một phân tử mARN có 2400 nuclêôtit nhưng tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc thì có tổng số 900 nuclêôtit. Phân tử mARN này dịch mã, các ribôxôm đều trượt qua 1 lần đã cần môi trường cung cấp 1794 axit amin. Số ribôxôm tham gia dịch mã là

A.
7
B.
6
C.
20
D.
21
Câu 49

Quá trình nào sau đây không diễn ra ở trong nhân tế bào?

A.
Phiên mã.    
B.
Dịch mã.        
C.
Nhân đôi NST.   
D.
Nhân đôi ADN.
Câu 50

Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:
Các bộ ba 3’TAX – AAG – AAT – GAG – ... – ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’
Số thứ tự các bộ ba 1 2 3 4 ... 80 81 82 83 84

Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5'GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và 5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1). Vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 80 triplet.
(2). Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(3). Đột biến thay thế một cặp nucleotit X – G thành A – T xảy ra tại nucleotit thứ 12 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp bị mất đi một axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
(4). Đột biến thay thế một cặp nucleotit X – G thành G – X xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp.

A.
3
B.
1
C.
4
D.
2