THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1158
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5242

Ôn tập trắc nghiệm Dịch mã – tổng hợp prôtêin Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Khi ribôxôm tiếp xúc với mã 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2). Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3). Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3’-5’ trên phân tử mARN.
(4). Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticôđon.

A.
3
B.
1
C.
4
D.
2
Câu 2

Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?

A.
3' UAG 5'
B.
5' AUG 3'
C.
3' AGU 5' 
D.
3' UGA 5'
Câu 3

Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

A.
tARN.
B.
mARN. 
C.
siARN.
D.
rARN.
Câu 4

Một chuỗi polipeptit có trình trự các aa như sau :

Phenilalanin – Valin – Prolin – Histidin – Histidin

Trong đó Phenilalanin và Histidin được mã hóa bởi 2 bộ ba, Valin và prolin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Số cách mã hóa trên đoạn mARN đối với đoạn polipeptit nói trên là:

A.
14
B.
16
C.
64
D.
128
Câu 5

Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các axit amin như sau:

- tARN mang bộ ba đổi mã AGA vận chuyển axit amin serin

- tARN mang bộ ba đổi mã GGG vận chuyển axit amin prolin

- tARN mang bộ ba đổi mã AXX vận chuyển axit amin tryptophan

- tARN mang bộ ba đổi mã AXA vận chuyển axit amin cystein

- tARN mang bộ ba đổi mã AUA vận chuyển axit amin tyrosine

- tARN mang bộ ba đổi mã AAX vận chuyển axit amin leucin

Trong quá trình tổng hợp, một phân tử Protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 axit amin Serin, 70 axit amin prolin, 80 axit tryptophan, 90 axit amin cysteine, 100 axit ain tyrosin, 105 axit amin leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là

A.
A = 102, U = 771, G = 355, X = 260
B.
A = 103, U = 772, G = 356, X = 260
C.
A = 770, U = 100, G = 260, X = 355
D.
A = 772, U = 103, G = 260, X = 356
Câu 6

Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

A.
4362 axit amin
B.
3426 axit amin
C.
2346 axit amin
D.
2634 axit amin
Câu 7

Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là

A.
480
B.
240
C.
960
D.
120
Câu 8

Số phân tử nước giải phóng ra môi trường khi phân tử mARN dài 0,408 micrômettổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:

A.
404 phân tử
B.
402 phân tử 
C.
400 phân tử
D.
398 phân tử
Câu 9

Một phân tử mARN dài 2040 Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:

A.
G = X = 320, A = T = 280.
B.
G = X = 360, A = T = 240.
C.
G = X = 240, A = T = 360.
D.
G = X = 280, A = T = 320.
Câu 10

Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.

A.
399
B.
398
C.
400
D.
798
Câu 11

Một gen (M) có chiều dài 0,51mm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?

A.
Thể ăn khuẩn
B.
Virút
C.
Nấm
D.
Vi khuẩn Ecôli
Câu 12

Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau:

Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là:

A.
121
B.
120
C.
119
D.
204
Câu 13

Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN hoàn chỉnh có 1500 nuclêôtit là

A.
1500
B.
498
C.
499
D.
500
Câu 14

Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh sẽ là bao nhiêu?

5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’

A.
8
B.
6
C.
5
D.
9
Câu 15

Trong tế bào của vi khuẩn E. coli, Gọi N là số nuclêôtit của gen cấu trúc thì số axitamin cần thiết mà môi trường nội bào phải cung cấp để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit là:

A.
N/6 – 2
B.
N/3 – 2
C.
N/3 – 1
D.
N/6 – 1
Câu 16

Nghiên cứu quá trình biểu hiện của một gen không phân mảnh người ta nhận thấy gen này có 116 Timine, tổng số liên kết hydro của gen là 1684. Hãy cho biết số axit amin trong chuỗi polypeptid hoàn chỉnh mà gen trên mã hóa là bao nhiêu?

A.
199
B.
197
C.
198
D.
200
Câu 17

Biết các bộ ba trên mARN mã hóa các aa tương ứng như sau: 5’ XGA 3’ mã hóa aa Acginin , 5’ UXG 3’ và 5’ AGX 3’ cùng mã hóa aa Xerin, 5’ GXU 3’ mã hóa aa Alanin. Biết trình tự các nu ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hóa ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là: 5’ GXTTXGXGATXG 3’ . Đoạn gen này mã hóa cho 4 aa, theo lí thuyết trình tự các aa tương ứng với quá trình dịch mã là:

A.
Arginin – Xerin – Alanin – Xerin
B.
Xerin – Arginin – Alanin – Arginin
C.
Xerin – Alanin – Xerin – Arginin
D.
Arginin– Xerin - Arginin– Xerin
Câu 18

Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 Alanin, 80 Xistêin, 70 Triptôphan, 48 Lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên làbao nhiêu biết gen đó là gen không phân mảnh:

A.
3060 ăngstron
B.
3570 ăngstron
C.
4080 ăngstron
D.
4590 ăngstron
Câu 19

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là

A.
(3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
B.
(1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
C.
(2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
D.
(5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
Câu 20

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A.
Gly-Pro-Ser-Arg.
B.
Ser-Ala-Gly-Pro.
C.
Ser-Arg-Pro-Gly.
D.
Pro-Gly-Ser-Ala.
Câu 21

Trên một phân tử mARN có trình tự các nu như sau :

5’ ...XXX AAU GGG AUG GGG UUU UUX UUA AAA UGA ... 3’

Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp riboxom lần lượt là:

A.
10 aa và 10 bộ ba đối mã
B.
10 aa và 11 bộ ba đối mã
C.
6 aa và 6 bộ ba đối mã
D.
6 aa và 7 bộ ba đối mã
Câu 22

Phân tử m ARN thứ nhất dài 2550 Ao và gấp 1,25 lần so với chiều dài phân tử m ARN thứ hai. Quá trình giải mã của 2 phân tử m ARN trên đã cần môi trường cung cấp 1593 axit amin. Số protein được tổng hợp từ cả hai mARN nói trên là

A.
6
B.
7
C.
8
D.
9
Câu 23

Cho biết các bộ ba đối mã tương ứng với các loại axit amin như sau:

AXX: triptôphan     GAA:lơxin     UGG: thrêônin.   XGG: alanin     UUX: lizin.

Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau:

 ...Lizin - alanin - thrêônin - lơxin - triptôphan...

Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pôlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba ribônuclêotit là:

A.
....UUX-XGG-UGG-GAA-AXX....
B.
...AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
C.
...UAA-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
D.
...AUG-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG...
Câu 24

Một phân tử mARN trưởng thành có chiều dài 5100Ao, phân tử prôtêin tổng hợp từ mARN đó có:

A.
498 axit amin.
B.
600 axit amin.
C.
950 axit amin.
D.
499 axit amin.
Câu 25

Nhóm codon nào không mã hoá các acid amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp protein?

A.
UAG,UGA,AUA
B.
UAA,UAG,AUG
C.
UAG,UGA,UAA 
D.
UAG,GAU,UUA
Câu 26

Vì sao 1 acid amine được mã hóa bằng nhiều bộ ba?

A.
Vì mã di truyền mang tính thoái hóa
B.
Vì số acid amine ít hơn số bộ ba
C.
Vì số acid amine nhiều hơn số bộ ba
D.
Vì mã di truyền mang tính thống nhất
Câu 27

Trường hợp đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?

A.
Thay 2 cặp G – X bằng 3 cặp A – T
B.
Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác cùng loại
C.
Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit
D.
Cả ba trường hợp trên
Câu 28

Khi nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây chính xác?

A.
Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
B.
Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.
C.
Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.
D.
Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.
Câu 29

Trong 64 bộ mã di truyền, có 3 bộ ba không tham gia mã hóa các axit amin. Đó là các bộ ba?

A.
UGU, UAA, UAG
B.
UUG, UGA, UAG
C.
UUG, UAA, UGA
D.
UAG, UAA, UGA
Câu 30

Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A.
bắt đầu bằng axit amin Met.
B.
bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin.
C.
Có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim.
D.
Cả A và C.
Câu 31

Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do:

A.
Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ
B.
ADN của con giống với ADN của bố mẹ
C.
mARN của con giống với mARN của bố mẹ
D.
Protêin của con giống với protêin của bố mẹ
Câu 32

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là:

A.
trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.
B.
sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.
C.
khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.
D.
Cả A, B và C.
Câu 33

Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

A.
Nguyên tắc bổ sung;
B.
Nguyên tắc khuôn mẫu
C.
Nguyên tắc bán bảo toàn
D.
Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
Câu 34

Tương quan về số lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là:

A.
3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.
B.
1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. 
C.
2 nuclêôtít ứng vối 1 axít amin.
D.
1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin.
Câu 35

Khi nào quá trình dịch mã dừng lại?

A.
Khi riboxom không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit
B.
Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN
C.
Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN
D.
Khi không còn axit amin tự do
Câu 36

Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện

A.
mARN đi từ nhân ra ngoài tế bào chất
B.
hình thành ribôxôm
C.
hình thành liên kết peptit
D.
ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu
Câu 37

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng là:

A.
Gen → prôtêin → tính trạng 
B.
Gen → mARN → tính trạng
C.
Gen → mARN → prôtêin → tính trạng
D.
Gen → protêin → mARN → tính trạng
Câu 38

Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

A.
Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.
B.
mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin
C.
Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.
D.
Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.
Câu 39

Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A.
Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.
B.
Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.
C.
Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.
D.
Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.
Câu 40

Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

A.
Tạo ra phân tử mARN mới.
B.
Tạo ra phân tử tARN mới.
C.
Tạo ra phân tử rARN mới.
D.
Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.
Câu 41

Sự hình thành chuỗi axít amin dựa trên khuôn mẫu nào?

A.
tARN.
B.
rARN.
C.
mARN.
D.
Ribôxôm
Câu 42

Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?

A.
tARN
B.
ADN
C.
mARN
D.
rARN
Câu 43

Các thành phần nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin?

A.
ADN (gen), mARN và rARN
B.
mARN, tARN và ribôxôm 
C.
ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.
D.
ADN (gen), mARN và tARN
Câu 44

Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

A.
mARN.
B.
tARN
C.
ADN
D.
Ribôxôm
Câu 45

Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A.
Ribônuclêôtit
B.
Axitnuclêic
C.
Axit amin
D.
Các nuclêôtit
Câu 46

Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào?

A.
Chất tế bào
B.
Bào quan.
C.
Nhân tế bào.
D.
Không bào.
Câu 47

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A.
Trong nhân tế bào
B.
Trên phân tử ADN
C.
Trên màng tế bào
D.
Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 48

Đặc điểm nào dưới đây không phải là sự giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic?

A.
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 
B.
Các đơn phân đều chứa các nguyên tố (C, H, O, N).
C.
Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN.
D.
Đều có tính đa dạng và đặc trưng.
Câu 49

Đặc điểm cấu tạo của prôtêin bậc 4 là:

A.
Cấu tạo bởi một mạch không xoắn cuộn
B.
Cấu tạo bởi hai mạch không xoắn cuộn 
C.
Cấu tạo bởi một mạch xoắn cuộn
D.
Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.
Câu 50

Nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau liên kết với nhau tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

A.
Bậc I
B.
Bậc II
C.
Bậc III
D.
Bậc IV