THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 72 phút
Mã đề: #1210
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 976

Ôn tập trắc nghiệm Quang hợp và năng suất cây trồng Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Chất diệp lục trong lá cây hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời làm chất xúc tác cho phản ứng: Khí cacbonic + Nước → Glucơzơ + Khí oxi.  Chất tham gia phản ứng trên là

A.
chất diệp lục, glucozo và khí oxi.
B.
glucozơ và khí oxi.
C.
khí cacbonic, nước, chất diệp lục.
D.
khí cacbonic và nước.
Câu 2

Nguyên tố nào dưới đây cần thiết cho quá trình sản sinh chất diệp lục trong phản ứng quang hợp của cây?

A.
N, P và K.
B.
C và Mg.
C.
Ca và Mg.
D.
Na và Ca.
Câu 3

Tổ hợp các nhận định nào dưới đây là chính xác?
(1) Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên lá.
(2) Trong điều kiện hiếu khí, xảy ra quá trình phản nitrat gây mất đạm trong đất.
(3) Hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm của quang hợp.
(4) Trong quá trình hô hấp của thực vật chỉ có chuỗi truyền điện tử mới hình thành năng lượng ATP.
(5) Mạch gỗ là các tế bào chết có nhiệm vụ vận chuyển nước từ rễ lên ngọn.

A.
(3); (5)
B.
(1); (3); (5)
C.
 (2); (4)
D.
(2); (3); (5)
Câu 4

Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với thực vật C4. Giải thích nào sau đây sai?

A.
Thực vật C4 có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn thực vật C3
B.
Điểm bão hoà nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3.
C.
Thực vật C3 có hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không
D.
Thực vật C4 có 2 loại lục lạp thực hiện 2 chức năng: cố định CO2 sơ cấp và tổng hợp chất hữu cơ
Câu 5

90 – 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ:

A.
CO2 và H2O thông qua hoạt động quang hợp
B.
 O2 và H2O thông qua hoạt động hô hấp
C.
C6H12O6 thông qua chu trình Calvin
D.
C6H12O6 thông qua chu trình Hatch – Slack ( C4)
Câu 6

Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/mlá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với thực vật C4. Giải thích nào sau đây sai?

A.
Thực vật C4 có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn thực vật C3
B.
Điểm bão hoà nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3.
C.
Thực vật C3 có hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không
D.
Thực vật C4 có 2 loại lục lạp thực hiện 2 chức năng: cố định CO2 sơ cấp và tổng hợp chất hữu cơ
Câu 7

Cho hình vẽ về các loại thực vật sau:

Thứ tự các loại cacbohiđrat có chứa nhiều trong các loại thực vật trên là

A.
 Mantozo, tinh bột, fructozo, xenlulozo
B.
Saccazoro, tinh bột, glucozo, xenlulozo
C.
Saccarozo, tinh bột, fructozo, xenlulozo
D.
Mantozo, xenlulozo, glucozo, tinh bột
Câu 8

Cho các phát biểu sau:

(1) Amilozơ, saccarozơ và fructozơ lần lượt là poli, đi và monosaccarit.

(2) Polisaccarit là những cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra nhiều loại monosaccarit.

(3) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.

(4) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

(5) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.

(6) Trong các loại nông sản: hạt gạo, sắn tươi, khoai tây tươi, hạt lúa mì thì hạt gạo có hàm lượng tinh bột lớn nhất.

Số phát biểu đúng là:

A.
6
B.
3
C.
5
D.
4
Câu 9

Tinh bột là sản phẩm quang hóa của cây xanh và được dự trữ trong các loại hạt, củ, quả… Trong các loại nông sản: hạt gạo, hạt lúa mạch, củ khoai lang, củ sắn, loại nào có chứa hàm lượng tinh bột cao nhất?

A.
Hạt lúa mạch.
B.
Hạt gạo.
C.
Củ khoai lang.
D.
Củ sắn.
Câu 10

Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào ở thực vật?

A.
Pha tối ở nhóm thực vật C3
B.
Pha tối ở nhóm thực vật C4
C.
Pha tối ở nhóm thực vật CAM
D.
Pha sáng ở nhóm thực vật C3
Câu 11

Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:
(1). càng có lợi cho cây.
(2). gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông sản.
(3). gây ô nhiễm môi trường đất, nước và giết chết các vi sinh vật có lợi.
(4). làm cho cây không hút được nước.
Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 12

Đồ thị bên thể hiện sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2. Nhận định nào sau đây không đúng?

 

A.
Cây không thể thực hiện được quá trình quang hợp khi không có CO2.
B.
Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 ở các giống cây khác nhau là khác nhau.
C.
Ở cùng nồng độ CO2, cường độ quang hợp của cây đậu lớn hơn cây bí đỏ.
D.
Nồng độ CO2 tăng, cường độ quá trình quang hợp tăng.
Câu 13

Để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật, một học sinh đưa một cây vào chuông thủy tinh có nồng độ CO2 ổn định và tiến hanh điều chỉnh cường độ chiếu sáng. Sau một thời gian làm thí nghiệm, đo các thông số, học sinh viết vào nhật kí thí nghiệm các nội dung sau:
I. Ở điểm bù ánh sáng, không có sự tích lũy chất hữu cơ.
II. Tính từ điểm bù ánh sáng, cường độ chiếu sáng tăng dần thi lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá tăng.
III. Thay đổi cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy trong lá.
IV. Trong mọi trường hợp, tăng cường độ chiếu sáng sẽ dẫn đến tăng năng suất quang hợp.
Số ghi chú chính xác là:

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 14

Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?

 

A.
Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn  tăng năng suất cây trồng. 
B.
Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất  hạn chế mất nước, tăng độ ẩm  giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.   
C.
Làm tăng cường độ quang hợp  tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây  tăng năng suất cây.          
D.
Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.
Câu 15

Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

 

A.
Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.
B.
Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
C.
Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.
D.
Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ thích hợp.
Câu 16

Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông: sinh bón phân hợp lý.

Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

A.
(1), (2) và (3).    
B.
(1), (2), (3) và (4).
C.
(1), (2), (3), (5) và (6).   
D.
(3) và (4).
Câu 17

Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được

A.
mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B.
mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C.
mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
D.
mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 18

Năng suất kinh tế là

A.
toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B.
2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C.
1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D.
một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 19

Quang hợp quyết định khoảng

A.
90 - 95% năng suất của cây trồng.
B.
80 - 85% năng suất của cây trồng.
C.
60 - 65% năng suất của cây trồng.
D.
70 - 75% năng suất của cây trồng.
Câu 20

Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?

A.
Glucôzơ → axit lactic
B.
Glucôzơ → Côenzim A
C.
Axit piruvic → Côenzim A
D.
Glucôzơ → Axit piruvic
Câu 21

Vì sao tạo giống mới lại làm tăng năng suất cây trồng?

A.
Giống mới có khả năng chống chịu tốt và cường độ quang hợp cao hơn.
B.
Giống mới không bị nhờn đất như giống cũ, do đó quang hợp hiệu quả hơn.
C.
Giống mới khiến sâu bệnh không tấn công được.
D.
Giống mới thường được trồng cách li và được chăm sóc tốt hơn.
Câu 22

Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:

A.
Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.
B.
Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
C.
Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.
D.
Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.
Câu 23

Các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng?

1. Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

2. Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

3. Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp.

4. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng dược tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

5. Điểu khiển nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.

6. Điều khiển thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp

A.
1,2, 3, 4.
B.
3, 4. 5, 6.
C.
2, 4, 5, 6.
D.
2, 3, 4, 5.
Câu 24

Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp

(5) Tuyển chọn, sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý.

Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

A.
(1), (2) và (3).
B.
(1), (2), (3) và (4).
C.
(1), (2), (3), (5) và (6).
D.
(3) và (4).
Câu 25

Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?

A.
Tăng cường độ hô hấp.
B.
Tăng cường độ quang hợp.
C.
Tăng hệ số kinh tế.
D.
Tăng diện tích lá
Câu 26

Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là:

A.
Tăng diện tích lá.
B.
Tăng cường độ quang hợp.
C.
Tăng hệ số kinh tế
D.
Cả ba ý trên
Câu 27

Trên 1 ha cà chua, sau 60 ngày thu được 4200kg sinh khối. Trong đó, có 3360 kg quả. Hãy tính năng suất sinh học (kg/ngày/ha), năng suất kinh tế (kg/ngày/ha), hệ số kinh tế?

A.
56 kg/ngày/ha; 70 kg/ngày/ha; 0,8.
B.
56 kg/ngày/ha; 70 kg/ngày/ha; 1,25.
C.
70 kg/ngày/ha; 56 kg/ngày/ha; 0,8.
D.
70 kg/ngày/ha; 56 kg/ngày/ha; 1,25.
Câu 28

Trên 1 ha cà chua, sau 60 ngày thu được 3000kg sinh khối. Trong đó, có 2400 kg quả. Hãy tính năng suất sinh học (kg/ngày/ha), năng suất kinh tế (kg/ngày/ha), hệ số kinh tế?

A.
40 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha; 0,8.
B.
50 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha; 0,8.
C.
50 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha; 0,9.
D.
50 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha; 0,7.
Câu 29

Sự tích lũy cacbon ở một cây lấy thân (g/m2/ngày) như sau: rễ: 0,3; lá: 0,2; thân: 6,6; hoa: 2,1. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây này bằng bao nhiêu?

A.
Năng suất sinh học 9.2 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 6.6 gam/m2/ngày
B.
Năng suất sinh học 8.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 6.6 gam/m2/ngày
C.
Năng suất sinh học 9.2 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 8.7 gam/m2/ngày
D.
Năng suất sinh học 6.6 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 9.2 gam/m2/ngày
Câu 30

Sự tích lũy cacbon ở cây hướng dương (g/m2/ngày) như sau: rễ: 0,2; lá: 0,3; thân: 0,6; hoa: 8,8. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương bằng bao nhiêu?

A.
Năng suất sinh học 8.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 8.8 gam/m2/ngày.
B.
Năng suất sinh học 10.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 8.8 gam/m2/ngày.
C.
Năng suất sinh học 9.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 8.8 gam/m2/ngày.
D.
Năng suất sinh học 9.9 gam/m2/ngày, Năng suất kinh tế: 9.8 gam/m2/ngày
Câu 31

Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được

A.
Mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B.
Mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C.
Mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
D.
Mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 32

Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A.
Hạt
B.
Củ
C.
Rễ
D.
Câu 33

Cây thuốc lá năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A.
Hạt
B.
Củ
C.
Rễ
D.
Câu 34

Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A.
Hạt
B.
Củ
C.
Rễ
D.
Rơm, rạ
Câu 35

Năng suất kinh tế là

A.
Toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây
B.
2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây
C.
1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D.
Một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 36

Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

A.
5 – 10%
B.
85 – 90%
C.
90 – 95%
D.
Trên 20%
Câu 37

Năng suất cây trồng phụ thuộc vào

A.
Khả năng quang hợp của giống cây trồng, khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế.
B.
Nhịp điệu sinh trưởng của bô máy quang hợp
C.
Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp.
D.
Cả A, B và C đúng.
Câu 38

Năng suất cây trồng tỉ lệ thuận với 

A.
Cường độ quang hợp
B.
Cường độ hô hấp sáng
C.
Điểm bù ánh sáng
D.
Điểm bù CO2
Câu 39

Quang hợp quyết định khoảng

A.
90 - 95% năng suất của cây trồng.
B.
80 - 85% năng suất của cây trồng.
C.
60 - 65% năng suất của cây trồng
D.
70 - 75% năng suất của cây trồng.
Câu 40

Biện pháp điều khiển diện tích lá cây là

1. Chăm sóc và tưới tiêu hợp lí.

2. Chăm sóc đúng kĩ thuật cho cây trồng.

3. Cắt tỉa những lá bé tạo điều kiện cho lá to phát triển.

A.
2, 3.
B.
1, 2.
C.
1, 3.
D.
1, 2, 3.