THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1227
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Cấu trúc của tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4333

Ôn tập trắc nghiệm Tế bào nhân sơ Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Vi khuẩn Gram âm được phân biệt với vi khuẩn Gram dương bởi cấu trúc

A.
Có 1 lớp màng dày
B.
Có 2 lớp màng mỏng phức tạp
C.
Bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu xanh tím
D.
Không bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu đỏ tía
Câu 2

Vi khuẩn Gram dương được phân biệt với vi khuẩn Gram âm bởi cách nhận biết là

A.
Có 2 lớp màng mỏng phức tạp
B.
Bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu xanh tím
C.
Không bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu đỏ tía
D.
Có 1 lớp màng dày
Câu 3

Thành phần hóa học làm cho màng sinh chất có tính bền cơ học là:

A.
Chollesterol
B.
Protein
C.
Photpholipit
D.
Cacbonhydrat
Câu 4

Thành phần hóa học làm cho màng sinh chất, có tính linh động là:

A.
Chollesterol
B.
Protein
C.
Photpholipit
D.
Cacbonhydrat
Câu 5

Màng sinh chất có thành phần hóa học chủ yếu là:

A.
Protein
B.
Lipit
C.
Cacbonhydrat
D.
đều đúng
Câu 6

Virut là loại sinh vật có cấu trúc nào sau đây:

A.
Chưa có nhân chuẩn
B.
Chưa có cấu trúc tế bào
C.
Chưa có cấu trúc màng tế bào
D.
Có nhân chuẩn
Câu 7

Vi khuẩn là loại sinh vật có cấu trúc nào sau đây:

A.
Chưa có nhân chuẩn
B.
Chưa có cấu trúc tế bào
C.
Chưa có cấu trúc màng tế bào
D.
Có nhân chuẩn
Câu 8

Sinh vật chưa có cấu trúc tế bào được phân biệt với sinh vật có cấu trúc tế bào là:

A.
Chưa có màng nhân
B.
Có cấu  trúc ba thành phần
C.
Có màng nhân
D.
Có cấu trúc màng tế bào
Câu 9

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau về sự sinh sản ở sinh vật nhân sơ:

(1) Ở vi khuẩn, sinh sản không gắn liền với sinh trưởng.

(2) Tất cả vi khuẩn đều sinh sản bằng cách phân đôi.

(3) Chồi luôn phải bám vào cơ thể mẹ mới có thể tồn tại được.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
0
Câu 10

Sau khi nhuộm Gram (nhuộm kép) ta thu được kết quả thể hiện trong hình ảnh sau:

Nhận định nào sau đây về hình ảnh là đúng?

A.
Vi sinh vật màu xanh tím là vi khuẩn Gram âm.
B.
Vi sinh vật màu hồng là vi khuẩn Gram dương.
C.
Không phân biệt được vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
D.
Vi sinh vật màu xanh tím là vi khuẩn Gram dương.
Câu 11

Khi so sánh về thành tế bào của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, nhận định nào dưới đây chính xác?

A.
Sinh vật nhân sơ có thành peptidoglican, sinh vật nhân thực có thành xenlulozo.
B.
Sinh vật nhân sơ có thành peptidoglican, sinh vật nhân thực không có thành peptidoglican.
C.
Sinh vật nhân sơ không có thành tế bào, sinh vật nhân thực có thành tế bào.
D.
Sinh vật nhân sơ không có thành tế bào, sinh vật nhân thực có thành tế bào xenlulozo, kitin hoặc không có thành tế bào.
Câu 12

Khi nói về cấu trúc thành tế bào, đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở sinh vật nhân sơ mà không có ở sinh vật nhân thực?

A.
Thành peptigoglican
B.
Thành xenlulozo
C.
Thành cutin
D.
Thành kitin
Câu 13

Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở đặc điểm:

A.
thành peptidoglican 
B.
 màng sinh chất
C.
 tế bào chất
D.
vật chất di truyền
Câu 14

Cho các nhận định sau khi nói về vi khuẩn Gram âm và Gram dương, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Kháng sinh phổ rộng chống được cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

II. Vi khuẩn E. coli là đại diện của vi khuẩn Gram dương.

III. Khi nhuộm bằng phương pháp Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím.

A.
0
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 15

Cho các nhận định sau khi nói về vi khuẩn Gram âm và Gram dương, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Kháng sinh Penixilin điều trị rất tốt đối với trường hợp nhiễm vi khuẩn Gram âm.

(2) Việc chia vi khuẩn thành 2 nhóm giúp chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn.

(3) Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương đa số mỏng hơn so với vi khuẩn Gram âm.

A.
2
B.
0
C.
3
D.
1
Câu 16

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhuộm Gram có màu tím.

(2) Nhuộm Gram có màu đỏ.

(3) Thành peptidoglican dày.

(4) Mẫn cảm với các thuốc kháng sinh penixilin.

(5) Đại diện là vi khuẩn E.coli

Chọn đáp án chính xác :

A.
Có 3 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 2 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
B.
Có 1 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 1 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
C.
Có 4 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 1 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
D.
Có 2 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 3 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
Câu 17

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhuộm Gram có màu tím

(2) Nhuộm Gram có màu đỏ

(3) Thành peptidoglican dày

(4) Ít cảm với các thuốc kháng sinh penixilin

(5) Đại diện là trực khuẩn lao

Chọn đáp án chính xác.

A.
(4) là đặc điểm của vi khuẩn Gram dương
B.
(2), (3) là đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
C.
Có 3 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 2 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
D.
Có 2 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 3 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
Câu 18

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhuộm Gram có màu đỏ.

(2) Thành peptidoglican mỏng.

(3) Mẫn cảm với các thuốc kháng sinh penixilin.

Có bao nhiêu đặc điểm là của vi khuẩn Gram âm?

A.
1
B.
3
C.
0
D.
2
Câu 19

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhuộm Gram có màu tím.

(2) Thành peptidoglican mỏng.

(3) Ít mẫn cảm với các thuốc kháng sinh penixilin.

Có bao nhiêu đặc điểm là của vi khuẩn Gram dương?

A.
3
B.
1
C.
2
D.
0
Câu 20

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhuộm Gram có màu tím

(2) Nhuộm Gram có màu đỏ

(3) Thành peptidoglican dày.

(4) Thành peptidoglican mỏng.

(5) Mẫn cảm với các thuốc kháng sinh penixilin.

(6) Ít mẫn cảm với các thuốc kháng sinh penixilin.

Hãy sắp xếp các đặc điểm sau vào 2 nhóm: Vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.

A.
Vi khuẩn Gram âm: 1, 4, 6; Vi khuẩn Gram dương: 2, 3, 5
B.
Vi khuẩn Gram âm: 2, 4, 6; Vi khuẩn Gram dương: 1, 3, 5
C.
Vi khuẩn Gram âm: 1, 3, 5; Vi khuẩn Gram dương: 2, 4, 6
D.
Vi khuẩn Gram âm: 2, 4, 5; Vi khuẩn Gram dương: 1, 3, 6
Câu 21

Cho các bước nhuộm Gram như sau:

1. Làm tiêu bản mẫu cần nhuộm.

2. Cố định mẫu bằng ngọn lửa đèn cồn.

3. Dùng thuốc nhuộm kiềm, tím kết tinh nhuộm mẫu trong 1 phút.

4. Rửa nước tối đa 5 giây.

5. Thêm dung dịch Lugol (1% iot, 2% KI) trong 1 phút.

6. Rửa bằng rượu trong 10 giây.

7. Phủ lên mẫu với ethanol 95% vài lần cho đến khi không xuất hiện thêm màu trong mẫu (khoảng 1 phút).

8. Rửa nước.

9. Nhuộm tiếp với fuchsin kiềm(đỏ) trong 1 phút.

10. Rửa qua nước. Để khô và soi kính.

Dự đoán nào sau đây đúng?

A.
Vi khuẩn Gram âm bắt màu tím.
B.
Vi khuẩn Gram dương không bắt màu.
C.
Vi khuẩn Gram dương bắt màu đỏ.
D.
Vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ.
Câu 22

Cho các đặc điểm sau:

(1) Nhuộm Gram có màu tím.

(2) Nhuộm Gram có màu đỏ.

(3) Thành peptidoglican dày.

(4) Mẫn cảm với các thuốc kháng sinh penixilin.

(5) Đại diện là vi khuẩn E.coli

Chọn đáp án chính xác :

A.
Có 3 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 2 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
B.
Có 1 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 1 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
C.
Có 4 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 1 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
D.
Có 2 đặc điểm của vi khuẩn Gram dương, 3 đặc điểm của vi khuẩn Gram âm
Câu 23

Khi nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm bắt màu tím, vi khuẩn Gram dương bắt màu đỏ là do sự khác biệt trong cấu trúc của vi khuẩn Gram âm và Gram dương ở:

A.
Nhân.
B.
Thành tế bào.
C.
Tế bào chất.
D.
Màng tế bào.
Câu 24

Cho các nhận định sau về cấu tạo tế bào nhân sơ, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Phần lớn tế bào nhân sơ đều không có thành tế bào.

(2) Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của màng sinh chất, vi khuẩn được chia ra thành 2 loại: vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.

(3) Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím và vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.

A.
2
B.
1
C.
0
D.
3
Câu 25

Cho các nhận định sau khi nói về vi khuẩn Gram âm và Gram dương, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Kháng sinh phổ rộng chống được cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

II. Vi khuẩn E. coli là đại diện của vi khuẩn Gram dương.

III. Khi nhuộm bằng phương pháp Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím.

A.
0
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 26

Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn Gram dương có màu gì?

A.
Đỏ
B.
Tím
C.
Xanh lục
D.
Vàng
Câu 27

Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn Gram âm và Gram dương có màu gì?

A.
Vi khuẩn Gram dương có màu đỏ, vi khuẩn Gram âm có màu tím.
B.
Vi khuẩn Gram dương có màu đỏ, vi khuẩn Gram âm có màu xanh lục.
C.
Vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.
D.
Vi khuẩn Gram dương mất màu, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.
Câu 28

Cho các nhận định sau về cấu tạo tế bào nhân sơ, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Phần lớn tế bào nhân sơ đều không có thành tế bào.

(2) Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của màng sinh chất, vi khuẩn được chia ra thành 2 loại: vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.

(3) Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím và vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
0
Câu 29

Cho các nhận định sau về cấu tạo tế bào nhân sơ, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ một lớp là phôtpholipit.

II. Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.

III. Thành phần hóa học của vỏ nhầy chủ yếu là nước.

A.
2
B.
0
C.
1
D.
3
Câu 30

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Tỉ lệ S/V của tế bào tỉ lệ nghịch với kích thước tế bào.

(2) Tỉ lệ S/V của tế bào lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.

(3) Tế bào nhân sơ có tên khoa học là Eukaryote.

A.
1
B.
0
C.
2
D.
3
Câu 31

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Tỉ lệ S/V của tế bào tỉ lệ thuận với kích thước tế bào.

(2) Tất cả vi khuẩn đều có chứa ty thể.

(3) Virus, vi khuẩn lam, vi khuẩn E. coli đều có cấu tạo từ một tế bào nhân sơ.

A.
-
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 32

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Tế bào nhân sơ có tên khoa học là Prokaryote.

(2) Vi khuẩn E. coli được cấu tạo từ một tế bào nhân sơ.

(3) Tỉ lệ S/V của tế bào không phụ thuộc vào kích thước tế bào.

A.
2
B.
0
C.
3
D.
1
Câu 33

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Virus được cấu tạo từ một tế bào nhân sơ.

(2) Tế bào chất đã phân hóa chứa đủ các loại bào quan.

(3) Chưa có màng nhân.

A.
3
B.
2
C.
1
D.
0
Câu 34

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Tế bào nhân sơ còn được gọi là tế bào tiền nhân.

(2) Có rất nhiều loại bào quan.

(3) Trung bình nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực.

A.
1
B.
3
C.
2
D.
0
Câu 35

Vật chất di truyền của vi khuẩn được gọi là vùng nhân vì:

A.
Do cấu tạo tế bào không có các bào quan có màng bao bọc
B.
Do có kích thước nhở hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực
C.
Do tế bào chất không có hệ thống nội màng
D.
Do không có màng nhân để phân biệt giữa nhân và tế bào chất
Câu 36

Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là

A.
thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin (kitin). 
B.
kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
C.
chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân
D.
bào quan không có màng bao bọc.
Câu 37

Tế bào chất của vi khuẩn đa số có:

A.
Bào quan có màng bao bọc.
B.
Hệ thống nội màng.
C.
Riboxom.
D.
Khung tế bào.
Câu 38

Tế bào chất của vi khuẩn đa số không có:

A.
Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc, các hạt dự trữ.
B.
Hệ thống nội màng, tất cả các bào quan, khung tế bào.
C.
Hệ thống nội màng, riboxom, khung tế bào.
D.
Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc, khung tế bào.
Câu 39

Cho các đặc điểm dưới đây

I. Chưa có nhân hoàn chỉnh

II. Tế bào có các bào quan có màng bao bọc

IV. Tế bào có nhân hoàn chỉnh

4. Tế bào chất có hệ thống nội màng

Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm của tế bào nhân sơ?

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 40

Điền từ còn thiếu thích hợp vào dấu "…"

"…" có đặc điểm nổi bật là chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc, độ lớn của tế bào nhỏ.

A.
Tế bào nhân sơ.
B.
Tế bào nhân thực.
C.
Virus
D.
Tế bào nhân chuẩn.
Câu 41

Cho các đặc điểm sau:

(1) Chưa có nhân hoàn chỉnh

(2) Không có nhiều loại bào quan

(3) Tế bào chất không có hệ thống nội màng

(4) Thành tế bào được cấu tạo bởi glicogen

(5) Kích thước lớn, dao động từ 1 - 5μm.

Có bao nhiêu đặc điểm nói lên cấu trúc của tế bào nhân sơ?

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 42

Cho các đặc điểm sau:

(1) Tế bào chưa có nhân.

(2) Thành tế bào có cấu tạo từ peptidoglican.

(3) Phương thức phân bào: trực phân.

(4) Có hệ thống nội màng trong tế bào.

Chọn đáp án đúng trong số các đáp án sau:

A.
Chỉ có tế bào nhân sơ mới có đặc điểm (2)
B.
Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có đặc điểm (4)
C.
Chỉ có tế bào nhân sơ mới có đặc điểm (3)
D.
Tế bào nhân thực có đặc điểm (1)
Câu 43

Cấu tạo nhân của những loài vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh là:

A.
Nhân có hoặc không có màng nhân
B.
Không có nhân
C.
Nhân có màng nhân bao bọc
D.
Nhân không có màng nhân bao bọc
Câu 44

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Tế bào nhân sơ có tên khoa học là Prokaryote.

(2) Vi khuẩn E. coli được cấu tạo từ một tế bào nhân sơ.

(3) Tỉ lệ S/V của tế bào không phụ thuộc vào kích thước tế bào.

A.
2
B.
0
C.
1
D.
3
Câu 45

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Tỉ lệ S/V của tế bào tỉ lệ nghịch với kích thước tế bào.

(2) Tỉ lệ S/V của tế bào lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.

(3) Tế bào nhân sơ có tên khoa học là Eukaryote.

A.
1
B.
0
C.
2
D.
3
Câu 46

Cho hình vẽ sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn như sau:

Mô tả cấu trúc của tế bào vi khuẩn trên. 1, 2, 3 lần lượt là:

A.
1: vỏ nhầy, 2: thành tế bào, 3: màng sinh chất
B.
1: thành tế bào, 2: màng sinh chất, 3: màng nhân
C.
1 : vỏ nhầy, 2: màng sinh chất, 3: màng nhân
D.
1: thành tế bào, 2: vỏ nhầy, 3: màng sinh chất
Câu 47

Cho hình vẽ sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn như sau:

Mô tả cấu trúc của tế bào vi khuẩn trên. 7, 8, 9 lần lượt là:

A.
7: hạt dự trữ, 8: riboxom, 9: nhung mao.
B.
7: riboxom, 8: hạt dự trữ, 9: nhung mao.
C.
7: riboxom, 8: hạt dự trữ, 9: tiên mao.
D.
7: hạt dự trữ, 8: riboxom, 9: tiên mao.
Câu 48

Cho hình vẽ sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn như sau:

Mô tả cấu trúc của tế bào vi khuẩn trên. 4, 5, 6 lần lượt là:

A.
4: vùng nhân, 5: protein, 6: tiên mao
B.
4: tế bào chất, 5: protein, 6: nhung mao
C.
4: tế bào chất, 5: plasmid; 6: tiên mao
D.
4: chất nền, 5: ADN nhân phụ, 6: nhung mao
Câu 49

Cho hình vẽ sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn như sau:

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định sau:

(1) 4 nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.

(2) 6 có chức năng bám vào bề mặt đối tượng gây bệnh.

(3) 5 và 10 đều là ADN.

A.
3
B.
1
C.
2
D.
0
Câu 50

Cho hình vẽ sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn như sau:

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định sau:

(1) 5 và 10 đều là vật chất di truyền tối cần thiết của vi khuẩn.

(2) 8 là nơi tổng hợp nên các loại ADN của tế bào.

(3) 7 là các hạt dự trữ của tế bào.

A.
0
B.
2
C.
3
D.
1