THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1306
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2158

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến gen Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Một đoạn gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit trên mạch gốc như sau: 3' ...TAX-AAG-GAG-AAT-GTT-TTA-XXT-XGG-GXG-GXX-GAA-ATT... 5'.
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác tại vị trí 3' ở bộ ba nào sau đây sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất?

A.
3'TAX5' .
B.
3'ATX5' . 
C.
3'ATT5'. 
D.
3'GAX5'.
Câu 2

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến đã đươc bi ̣ ểu hiên ra ki ̣ ểu hinh ̀ .
II. Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
III. Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
IV. Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 3

Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?

A.
Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến một tính trạng của cơ thể.
B.
Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.
C.
Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.
D.
Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 4

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 3000 nucleotit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b và alen b có chiều dài không đổi nhưng tăng 1 liên kết hiđrô so với gen B; số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là bao nhiêu?

A.
A = T = 999; G = X = 501. 
B.
A = T = 499; G = X = 1001.
C.
A = T = 501; G = X = 999.
D.
A = T = 1001; G = X = 499.
Câu 5

Tác nhân hóa học nào sau đây là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A-T thành G-X?

A.
5- Brom Uraxin
B.
Metyl Metal Sunfomat
C.
Amino Purine
D.
Etyl Metal Sunfomat
Câu 6

Khi nói về đột biến gen ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Trong tự nhiên, đột biến gen xuất hiện với tần số rất cao.
B.
Các gen trên 1 NST có tần số đột biến giống nhau.
C.
Đột biến gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục, không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
D.
Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số nucleotit mỗi loại của gen.
Câu 7

Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là

A.
đột biến mất đoạn NST.
B.
đột biến gen lặn.
C.
đột biến lệch bội. 
D.
đột biến gen trội.
Câu 8

Cho các phát biểu sau về đột biến gen, phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
 

A.
Chất 2-AP (2 amino purin – chất đồng đẳng của A hoặc G) có thể gây đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác
B.
Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào có khả năng truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
C.
Chất 5-BU có thể làm thay đổi toàn bộ mã bộ ba sau vị trí đột biến.
D.
Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện nhất định mới biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.
Câu 9

Alen B của sinh vật nhân sơ dài 408 nm, có tỉ lệ giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 2/3. Alen B bị đột biến điểm thành alen b. Alen b có G – A = 242. Đột biến làm cho alen B thành alen b thuộc dạng

A.
thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. 
B.
thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
C.
thêm 1 cặp G – X. 
D.
thêm 1 cặp A – T.
Câu 10

Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng cơ chế tạo đột biến gen của 5BU?

A.
A-T->A-5BU->G-5BU->G-X.
B.
A-T->5BU-T->5BU-G->G-X.
C.
G-X->G-5BU->A-5BU->A-T.
D.
G-X->5BU-X->5BU-A->T-A.
Câu 11

Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen nằm ở vị trí

A.
đầu gen.
B.
giữa gen.
C.
2/3 gen.
D.
cuối gen.
Câu 12

Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội - lặn là

A.
mức độ xuất hiện đột biến
B.
sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo.
C.
đối tượng xuất hiện đột biến
D.
hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến
Câu 13

Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến: alen A đột biến thành alen a; alen b đột biến thành alen B; alen D đột biến thành alen d. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A.
AaBbDd; aabbdd; aaBbDd.
B.
AabbDd; aaBbDD; AaBbdd.
C.
aaBbDd; AabbDD; AaBBdd.
D.
aaBbDD; AabbDd; AaBbDd.
Câu 14

Gen A có chiều dài 408 nm và có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần liên tiếp. Trong hai lần nhân đôi đó môi trường nội bào đã cung cấp 2877 nuclêôtit loại ađênin và 4323 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến trên có thể do tác nhân

A.
5BU. 
B.
bazơ nitơ guanin dạng hiếm.
C.
tia UV. 
D.
cônsixin.
Câu 15

Một trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của phân tử ADN 3’...TTA XGT ATG GXT AAG...5’ mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Tính theo chiều 3’5’ của mạch trên thì sự thay thế một nuclêôtit nào sau đây sẽ làm cho đoạn pôlipeptit chỉ còn lại 3 axit amin?

A.
Thay thế G ở bộ ba thứ tư bằng A.
B.
Thay thế G ở bộ ba thứ hai bằng U.
C.
Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng A.
D.
Thay thế X ở bộ ba thứ hai bằng A.
Câu 16

Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh gen mới.
B.
Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
C.
Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D.
Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
Câu 17

Dạng đột biến nào sau đây là đột biến sai nghĩa?

A.
Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm thay đổi axitamin ở chuỗi polipeptit.
B.
Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm thay đổi nhiều axit amin ở chuỗi polipeptit.
C.
Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi polipeptit.
D.
Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc.
Câu 18

Dạng đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là:

A.
Đột biến giao tử
B.
Đột biến tiền phôi
C.
Đột biến xô ma
D.
Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Câu 19

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

A.
A = T = 676 ; G = X = 524.
B.
A = T = 674; G = X = 526.
C.
A = T = 526 ; G = X = 674. 
D.
A = T = 524 ; G = X = 676.
Câu 20

Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3. Dạng đột biến ở gen nói trên là

A.
Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.
B.
Thêm một cặp G – X.
C.
Mất một cặp A – T.
D.
Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X
Câu 21

Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô so với gen ban đầu . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là

A.
A= T=1074 ; G=X=717. 
B.
A= T =1080 ; G = X=720.
C.
A= T=1432 ; G =X=956. 
D.
A= T =1440 ; G =X =960.
Câu 22

Đột biến gen có những tính chất là

A.
phổ biến trong loài, di truyền, có lợi hoặc có hại.
B.
biến đổi cấu trúc prôtêin làm prôtêin biến đổi.
C.
riêng rẽ, không xác đinh, di truyền, đa số có hại, ít có lợi.
D.
riêng rẽ, không xác định, chỉ di truyền nếu xảy ra trong giảm phân.
Câu 23

Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất?

A.
Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa.
B.
Thêm 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C.
Mất cặp nuclêôtit sau bộ ba mở đầu.
D.
Mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. 
Câu 24

Một gen có vùng mã hoá liên tục, có 585 cặp nuclêotit và G = 4.A. Gen này bị đột biến tổng hợp một chuỗi pôlipeptit giảm 1 axit amin. Gen đột biến có 1630 liên kết hidro và có số nucleôtit mỗi loại là

A.
A=T=116; G=X=466.
B.
A=T=270; G=X=480.
C.
A=T=240; G=X=720. 
D.
A=T=466; G=X=116.
Câu 25

Một gen có 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có T = A; X = 2T; G = 3A. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là

A.
95
B.
97
C.
191 
D.
193
Câu 26

Gen bình thường có A = 300 nuclêôtit và tỉ lệ A: G = 2: 3. Đột biến đã xảy ra trên 1 cặp nuclêôtit của gen dẫn đến số liên kết hiđrô của gen sau đột biến còn lại là 1949. Dạng đột biến gen đã xảy ra là

A.
mất một cặp A - T. 
B.
thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C.
thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D.
mất một cặp G - X.
Câu 27

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng
loại nuclêôtit của alen b là:

A.
A = T = 899; G = X = 301.
B.
A = T = 299; G = X = 901.
C.
A = T = 901; G = X = 299. 
D.
A = T = 301; G = X = 899.
Câu 28

Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

(1) Bệnh mù màu.

(2) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(3) Tật có túm lông ở vành tai.

(4) Hội chứng Đao.

(5) Hội chứng Tơcnơ.

(6) Bệnh máu khó đông.

Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện do đột biến ở cấp độ phân tử gây nên?

A.
(1), (3), (5)
B.
(2), (3), (6)
C.
(1), (2), (3)
D.
(1), (4), (5)
Câu 29

Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'AGXXGAXAAAXXGXGATA 5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên?

A.
Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường.
B.
Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường.
C.
Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường.
D.
5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến.
Câu 30

Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 31

Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau: 5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- XXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'. Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể xảy ra?

(1)   Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ dầu 5'.

(2)   Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.

(3)   Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.

(4)   Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtít X-G.

Số trường hợp là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 32

Đột biến dạng nào sau gây hậu quả lớn nhất:

A.
Mất một cặp Nu ở bộ ba mã hóa thứ 2 tính từ cuối gen.
B.
Thay thế một cặp Nu ở bộ ba thứ 4 tính từ đầu gen
C.
Mất 3 cặp Nu liên tiếp ở gần đầu gen
D.
Mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba: thứ 3, thứ 7, thứ 13 tính từ đầu gen.
Câu 33

Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông xám hòa mình với nền môi trường, từ gen A đột biến thành a quy định lông màu trắng làm cho kẻ thù dễ phát hiện. Trong trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại ra khỏi quần thể?

A.
Gen A nằm trên NST thường
B.
Gen A nằm trên NST giới tính tại vùng X phân hóa
C.
Gen A nằm trong ti thể
D.
Gen A nằm trên NST giới tính tại vùng Y phân hóa
Câu 34

Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn a quy định hoa trắng. Ở trường hợp̣ nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?

A.
Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
B.
Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C.
Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
D.
Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
Câu 35

Ở vi khuẩn gen cấu trúc mã hóa loại protein A bị đột biến, gen đột biến điều khiển tổng hợp protein B. Cho biết phân tử protein B ít hơn A 1 axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã di truyền và đột biến không làm xuất hiện mã kết thúc, loại đột biến đã xảy ra trong gen mã hóa protein A là:

A.
Thay thế 15 nucleotit liên tiếp. 
B.
Mất 3 cặp nucleotit thuộc 3 cođon liên tiếp.
C.
Mất 3 cặp nucleotit liên tiếp. 
D.
Mất 3 cặp nucleotit thuộc 4 cođon liên tiếp.
Câu 36

Đột biến sai nghĩa là:

A.
Trường hợp thay thế 1 cặp nuclêôtit ở mã mở đầu, sau đó nhờ enzim sửa sai vẫn xảy ra quá trình phiên mã.
B.
Trường hợp thay thế 1 cặp nuclêôtit dẫn đến thay thế 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
C.
 Trường hợp thay thế 1 cặp nuclêôtit ở mã mở đầu, làm ngưng quá trình tổng hợp prôtêin của gen.
D.
Trường hợp sau đột biến, tính trạng biểu hiện không theo mong muốn của con người.
Câu 37

Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
(1) Khi một gen bị đột biến điểm nhiều lần liên tiếp thì sẽ tạo ra nhiều alen khác nhau.
(2) Đột biến gen là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(3) Ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.
(4) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit do gen mã hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 38

Trong một phép lai phân tích giữa cây ngô dị hợp tử về 3 gen với cây đồng hợp tử lặn về 3 gen đó, thu được kết quả sau:A-B-C-: 113 cây; aabbcc: 105 cây; A-B-cc: 70 cây; aabbC-: 64 cây; A-bbcc: 17 cây; aaB-C-: 21 cây. Trật tự phân bố 3 gen và khoảng cách giữa các gen là

A.
BAC; AB-9,7; BC-34,4.
B.
BAC; AB- 34,4; BC-9,7.
C.
ABC; AB-9,7; BC-34,4.
D.
ABC; AB-34,4; BC-9,7.
Câu 39

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều sản phẩm của gen. Kiểu đột biến nào dưới đây không giải thích cho cơ chế gây bệnh ung thư ở trên?

A.
Đột biến xảy ra trong vùng điều hoà làm tăng mức độ phiên mã, dịch mã của gen tiền ung thư.
B.
Đột biến ở vùng mã hoá của gen tiền ung thư làm thay đổi cấu trúc chức năng của phân tử prôtêin do gen mã hoá.
C.
Đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn đưa các gen tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi các promoter hoạt động mạnh hơn làm tăng mức độ biểu hiện của gen.
D.
Đột biến lặp đoạn làm xuất hiện nhiều bản sao của gen tiền ung thư làm tăng mức độ biểu hiện của gen.
Câu 40

Trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm:
1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
Có bao nhiêu câu đúng?

A.
2
B.
3
C.
5
D.
4
Câu 41

Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì sau 6 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G-X và số gen gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói trên.

A.
15 và 48. 
B.
3 và 28.
C.
15 và 30.
D.
7 và 24.
Câu 42

Điều nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp?

A.
Xuất hiện do sự tái tổ hợp vật chất bình thường trong quá trình sinh sản.
B.
Có tính định hướng. 
C.
Xuất hiện riêng lẻ, cá thể.
D.
Là nguyên liệu của tiến hóa, chọn giống.
Câu 43

Những dạng đột biến nào sau đây chắc chắn làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể?
(1) Đột biến gen (2) Mất đoạn nhiễm sắc thể
(3) Lặp đoạn nhiễm sắc thể (4) Đảo đoạn ngoài tâm động
(5) Chuyển đoạn không tương hỗ
Tổng số phương án đúng là:

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 44

Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?

A.
3 lần.
B.
1 lần
C.
4 lần 
D.
2 lần.
Câu 45

Ở sinh vật nhân sơ, xét gen M có chiều dài là 0,51 Micromet và có tỉ lệ A : G = 2 : 3. Gen M bị đột biến điểm thành alen m, so với gen M alen m giảm 2 liên kết hiđrô. Số lượng nuclêôtit từng loại của alen m là

A.
A = T = 900; G = X = 599. 
B.
A = T = 600; G = X = 900.
C.
A = T = 599; G = X = 900.
D.
A = T = 600; G = X = 899.
Câu 46

Một gen dài 408 nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lí bằng 5-BU thành công tại một điểm thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là:

A.
A = T = 501; G = X = 699 
B.
A = T = 503; G = X = 697
C.
A = T = 500; G = X = 700
D.
A = T = 499; G = X = 701
Câu 47

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit ̣của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

A.
Mất môt căp nuclêôtit. ̣
B.
Thêm môt căp nuclênôtit. ̣
C.
Thay căp nuclênôtit A ̣ -T bằng căp T ̣ -A
D.
Thay căp nuclênôtit A ̣ -T bằng căp G ̣ -X.
Câu 48

Một bazơnitơ của gen trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi ADN sẽ phát sinh dạng đột biến gen

A.
Đảo vị trí một cặp nucleotit 
B.
Thêm một cặp nucleotit
C.
Mất một cặp nucleotit
D.
Thay thế một cặp nucleotit
Câu 49

Gen B có chiều dài 204nm và có 1550 liên kết hidro bị đột biến thành alen b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 lần. Trong quá trình đó, môi trường nội bào đã cung cấp 3507 nucleotit loại A và 4893 nucleotit loại G. Dạng đột biến đã xẩy ra với gen A là

A.
thay thế 1 cặp (G-X) bằng cặp (A-T)
B.
mất 1 cặp A-T
C.
mất 1 cặp G-X
D.
thay thế 1 cặp (A-T) bằng cặp (G-X)
Câu 50

Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì:

A.
Đột biến trội ở trạng thái dị hợp.
B.
Đột biến lặn không có alen trội tương ứng.
C.
Đột biến lặn ở trạng thái dị hợp.
D.
Đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp