THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 15
Thời gian làm bài: 20 phút
Mã đề: #131
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm:
Lệ phí:
Miễn phí
Lượt thi: 1560
Bài tập phần Châu Phi và Mỹ Latinh
Câu 1
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi nổ ra khi
A.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
B.
Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra
C.
Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu
D.
Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc
Câu 2
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi nổ ra trước tiên ở
A.
Bắc Phi
B.
Nam Phi
C.
Trung Phi
D.
Tây Phi
Câu 3
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi vì
A.
Có 17 nước ở châu Phi giành độc lập
B.
Tất cả các nước ở châu Phi tuyên bố độc lập
C.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh
D.
Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”
Câu 4
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là
A.
Chủ nghĩa thực dân cũ
B.
Chủ nghĩa thục dân mới
C.
Chủ nghĩa Apacthai
D.
Chủ nghĩa đế quốc
Câu 5
Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là
A.
Nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc
B.
17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi)
C.
Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la
D.
Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập
Câu 6
Bản Hiến pháp (11-1993) ở Nam Phi được ban hành đã
A.
Quy định thể chế Tổng thống ở Nam Phi
B.
Mở ra bước tiến mới trong hệ thống chính trị
C.
Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
D.
Giành độc lập dân tộc và quyền sống con người
Câu 7
Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh giành độc lập từ tay của
A.
Thực dân Anh và Bồ Đào Nha
B.
Thực dân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
C.
Phát xít Đức và thực dân Anh
D.
Thực dân Pháp và Bồ Đào Nha
Câu 8
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình nhờ vào
A.
Sự viện trợ kinh tế, quân sự từ Đồng minh
B.
Hợp tác với Liên Xô sau chiến tranh
C.
Ưu thế lớn về kinh tế và quân sự của Mĩ
D.
Lực lượng quân đội khu vực này suy yếu
Câu 9
Tháng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Chính quyền Batixta đã
A.
Ban hành Hiến pháp tiến bộ
B.
Thả nhiều người yêu nước
C.
Cấm các Đảng phái chính trị hoạt động
D.
Thành lập quân đội mạnh
Câu 10
Ngày 1-1-1959, nước Cộng hòa Cuba ra đời đã
A.
Chấm dứt hoàn hoàn chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh
B.
Tạo làn sóng mạnh mẽ đến cách mạng của các nước trong khu vực
C.
Chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của lãnh tụ Nenxơn Manđêla
D.
Chấm dứt hoàn toàn sự thống trị của chế độ thực dân trên khắp thế giới
Câu 11
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" là vì
A.
Núi lửa thường xuyên hoạt động
B.
Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ
C.
Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức
D.
Cách mạng Cuba (1-1959) giành được thắng lợi
Câu 12
Cách mạng Cuba thành công (1-1-1959) đã mở đầu và cổ vũ
A.
Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh
B.
Phong trào đấu tranh chính trị ở Mĩ Latinh
C.
Phong trào đấu tranh nghị trường ở Mĩ Latinh
D.
Tinh thần đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân
Câu 13
Ý nào sau đây không đúng khi nói về phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi?
A.
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ
B.
Nhân dân Môdămbich và Ănggôla đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha
C.
Tháng 4-1994, cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc diễn ra ở Nam Phi
D.
Nhân dân Nam Phi đấu tranh chống lại sự cai trị của chế độ thực dân cũ
Câu 14
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A.
Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa
B.
Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô
C.
Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta
D.
Sự suy yếu của hai đế quốc Anh và Pháp
Câu 15
Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về
A.
Nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu
B.
Kết cục của cuộc đấu tranh
C.
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu
D.
Tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục