THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1310
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4167

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến gen Sinh Học Lớp 12 Phần 6

Câu 1

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là

A.
Đột biến mất đoạn
B.
Đột biến đảo đoạn
C.
Đột biến lặp đoạn
D.
Đột biến chuyển đoạn
Câu 2

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin có: 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’GX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ , 5’XGA3’, 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.

II. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột biến trung tính.

III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung tính.

IV. Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 3

Một gen có chiều dài là 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lí bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là

A.
A = T = 500; G = X = 700.
B.
A = T = 503; G = X = 697.
C.
A = T = 499; G = X = 701. 
D.
A = T = 501; G = X = 699.
Câu 4

Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a quy định tính trạng mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nucleotit và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?

A.
Thêm 1 cặp G – X.
B.
Mất 1 cặp G – X.
C.
Thay thế 1 cặp G – X bằng một cặp A – T. 
D.
Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X
Câu 5

Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?

A.
Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961.
B.
Gen m có số liên kết hidro là 3120.
C.
Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.
D.
Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì tổng số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800.
Câu 6

Một gen dài 4080Ao, số nuclêôtit loại A chiếm 30%. Do đột biến, gen không thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng đã làm cho số liên kết hiđrô thay đổi và có số lượng là 2879. Đột biến gen đó thuộc loại

A.
thay một cặp T-A bằng một cặp G-X.
B.
thay một cặp G-X bằng một cặp A-T.
C.
thay một cặp X-G bằng một cặp G-X. 
D.
thay một cặp T-A bằng một cặp T-A.
Câu 7

Loại đột biến gen nào làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen?

A.
Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T.
B.
Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
C.
Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
D.
Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X.
Câu 8

Một base nito của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến

A.
Thêm 2 cặp nucleotit 
B.
Mất một cặp nucleotit
C.
Thêm một cặp nucleotit 
D.
Thay thế một cặp nucleotit
Câu 9

Hoá chất 5-Brôm Uraxin gây ra dạng đột biến gen nào sau đây?

A.
Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp T - A.
B.
Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
C.
Thay thế 1 cặp T- A bằng 1 cặp G -X.
D.
Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
Câu 10

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nucleotit và có số nucleotit loại adenine (A) gấp 3 lần số nucleotit loại G. Một đột biến biến điểm xảy ra làm cho alen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hidro so với alen B. Số lượng từng loại nucleotit của alen b là:

A.
A=T=899; G=X=301
B.
A=T=299; G=X=901
C.
A=T=901; G=X=299
D.
A=T=301; G=X=899
Câu 11

Đột biến gen là:  

A.
Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hnìh của cơ thể. 
B.
Là những biển đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
C.
Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
D.
Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh. 
Câu 12

Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nu, số liên kết hidro của gen thay đổi như thế nào ?

A.
Giảm xuống 3 liên kết hiđrô.
B.
Giảm xuống 5 liên kết hiđrô.
C.
Giảm xuống 2 liên kết hiđrô.
D.
Có thể giảm xuống 2 hoặc 3 liên kết.
Câu 13

Trường hợp nuclêôtit thứ 10 là G-X bị thay bởi A-T. Sự thay đổi nào sẽ xảy ra trong chuỗi polipeptit được tổng hợp ?

A.
Thay thế axit amin thứ 10.
B.
Chuỗi polipeptit được tổng hợp sẽ ngắn hơn bình thường.
C.
Axit amin thuộc bộ 3 thứ 4 có thể bị thay đổi.
D.
Trình tự các axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit bị thay đổi.
Câu 14

Biến đổi nào dưới đây đề cập đến hiện tượng đột biến gen trong tế bào sinh vật ?

A.
Biến đổi trong cấu trúc NST xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
B.
Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.  
C.
Biến đổi về vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc tế bào.
D.
Biến đổi trong cấu trúc gen liên quan đến một vài nuclêôtit đặc biệt trên gen.
Câu 15

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ?

 
A.
Làm thay đổi vị trí gen trên NST.
B.
Làm biến đổi đột ngột 1 số tính trạng trên cơ thể.
C.
Làm phát sinh alen mới trong quần thể.
D.
Làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen.
Câu 16

Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng sẽ không có khả năng nào sau đây ?

A.
Tạo thành thể khảm.
B.
Di truyền qua sinh sản vô tính.
C.
Nhân lên trong mô dinh dưỡng.
D.
Di truyền qua sinh sản hữu tính.
Câu 17

Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit ?

 
A.
Thay thế hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B.
Mất hoặc thay thế hai cặp nuclêôtit.
C.
Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
D.
Mất hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
Câu 18

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trên gen sẽ gây ra trường hợp thay đổi nào sau đây ?

A.
Toàn bộ các bộ 3 của gen bị thay đổi.
B.
Chỉ có bộ 3 có nuclêôtit bị thay thế mới thay đổi.
C.
Nhiều bộ 3 trong gen bị thay đổi.
D.
Các bộ 3 từ vị trí bị thay thế trở đi sẽ thay đổi.
Câu 19

Khi xét về mức độ biểu hiện của một đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?

A.
Đột biến gen trội có thể biểu hiện ở trạng thái dị hợp.
B.
Đột biến gen lặn không thể biểu hiện thành kiểu hình được.
C.
Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở trạng thái dị hợp.
D.
Đột biến gen trội chỉ biểu hiện ở cá thể đồng hợp.
Câu 20

Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất về thể đột biến ?

A.
Là cơ thể mang gen đột biến ở dạng tiềm ẩn.
B.
Là cơ thể mang đột biến gen trội.
C.
Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
D.
Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
Câu 21

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit trong cấu trúc của gen ?

A.
Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
B.
Mất 1 cặp nuclêôtit.
C.
Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
D.
Thêm 1 cặp nuclêôtit.
Câu 22

Sự biến đổi nào sau đây giải thích cho kiểu đột biến đồng nghĩa diễn ra trong cơ chế di truyền ?

A.
Biến đổi bộ 3 quy định axit amin này thành bộ 3 quy định axit amin khác.
B.
Biến đổi bộ 3 này thành bộ 3 khác cùng quy định một axit amin.
C.
Biến đổi bộ 3 quy định axit amin này thành bộ 3 kết thúc.
D.
Làm khung đọc dịch chuyển đi 1 nuclêôtit trên mARN.
Câu 23

Trong các tác nhân sau tác nhân nào không gây ra sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc của gen ?

A.
Các loại hoá chất như xà phòng, thuốc tím, chất sát trùng.  
B.
Các tác nhân vật lí như tia X, tia cực tím.
C.
Các tác nhân hoá học như cônsixin, nicôtin.
D.
Các loại virut gây bệnh.
Câu 24

Xét về ý nghĩa,dạng đột biến làm biến đổi bộ 3 UAU thành UAA gọi là đột biến gì ?

A.
Đột biến nhầm nghĩa.
B.
Đột biến sai nghĩa.
C.
Đột biến đồng nghĩa.
D.
Đột biến vô nghĩa.
Câu 25

Một gen đột biến mất 3 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 7, 11, 16. Phân tử prôtêin tương ứng do gen đột biến tổng hợp có gì khác so với prôtêin do gen không đột biến tổng hợp ?

A.
Ít hơn ba axit amin.
B.
Khác ba axit amin.
C.
Ít hơn một axit amin và khác ba axit amin.
D.
Thành phần các axit amin thay đổi từ vị trí thứ 3 trở về sau.
Câu 26

Phát biểu nào về đột biến gen là chưa đúng trong những phát biểu dưới đây ?

A.
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
B.
Đột biến gen thường chỉ liên quan đến một hoặc 2 cặp nuclêôtit  
C.
Nhân tố gây ra đột biến gọi là tác nhân đột biến.
D.
Cá thể mang đột biến là thể đột biến.
Câu 27

Các bazơ nitơ dạng nào thường kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi làm phát sinh đột biến ?

A.
Dạng hiếm.
B.
Dạng A-T.
C.
Dạng thường.
D.
Dạng G-X.
Câu 28

Gene A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nucleotide loại timin nhiều gấp 2 lần số nucleotide loại guanin. Gene A bị đột biến điểm thành allele a. Allele a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nucleotide của allele a là:

A.
A = T = 799; G = X = 401.
B.
A = T = 801; G = X = 400.
C.
A = T = 800; G = X = 399.
D.
A = T = 799; G = X = 400.
Câu 29

Gene A bị đột biến thành gene a. Khi cặp gene này tự sao 4 lần số nu cung cấp cho gene a kém A là 90. Đây là dạng đột biến

A.
mất 15 cặp nu
B.
mất 6 cặp nu
C.
mất 15 nu
D.
mất 3 cặp nu
Câu 30

Một gene dài 3060 Ao, trên mạch gốc của gene có 100 adenin và 250 thymin. Gene đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydro của gene đột biến sẽ bằng:

A.
2344
B.
2345
C.
2347
D.
2348
Câu 31

Một gene có G = 480 nu và có 2880 liên kết hydro. Gene đột biến hơn gene bình thường một liên kết hydro nhưng hai gene có chiều dài bằng nhau. Số nu từng loại trong gene đột biến là:

A.
A = T = 719; G = X = 481
B.
A = T = 619; G = X = 481
C.
A = T = 719; G = X = 581
D.
A = T = 619; G = X = 581
Câu 32

Một gene có 120 chu kỳ xoắn, A = 3/2G. Đột biến làm cho gene đột biến ngắn hơn gene ban đầu 10,2 Ao và có số liên kết hidro là 2874. Đột biến thuộc dạng:

A.
mất 2 cặp G – X, 1 cặp  A- T
B.
mất 2 cặp A – T, 1 cặp G - X
C.
mất 3 cặp A - T
D.
mất 3 cặp G – X
Câu 33

Một gen có 1200 nucleotit và 30% Adenin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2Ao và kém 7 liên kết hidro. Số nucleotit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:

A.
A = T = 1432; G = X = 956
B.
A = T = 1080; G = X = 720
C.
A = T = 1440; G = X = 960
D.
A = T = 1074; G = X = 717.
Câu 34

Một gen dài 4080Ao, có số nucleotit loại A bằng 1,5 lần nucleotit loại G. Do đột biến mất đoạn, trong gen còn lại 640 nucleotit loại A và 2240 liên kết hidro. Số nucleotit loại G bị mất đi do đột biến là?

A.
120
B.
160
C.
320
D.
200
Câu 35

Gen B có 390G và có tổng số liên kết hidro là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Tính số nucleotit mỗi loại của gen b?

A.
A = T = 249; G = X = 391.
B.
A = T = 391; G = X = 249
C.
A = T = 40; G = X = 250.
D.
A = T = 250; G = X = 40.
Câu 36

Một đoạn mạch gốc của gene có trình tự các mã bộ 3 như sau: .......AGG TAX GXX AGX AXT XXX..........  Một đột biến làm thay cặp nu thứ 14 bằng cặp T = A (X thay bằng T) sẽ làm cho:

A.
acid amine tương ứng ở bộ 3 này bị thay đổi bởi 1 acid amine khác.
B.
quá trình giải mã bị gián đoạn.
C.
không làm thay đổi trình tự của các acid amine trong chuỗi polypeptide.
D.
quá trình tổng hợp protein sẽ bắt đầu từ bộ 3 này.
Câu 37

Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì đột biến đó

A.
Có hại cho thể đột biến
B.
Không có lợi và không có hại cho thể đột biến.
C.
Một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.
D.
Có lợi cho thể đột biến.
Câu 38

Cho các trường hợp sau:

1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit.

2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.

3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.

4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.

5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin

6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin

Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen

A.
1
B.
6
C.
4
D.
2
Câu 39

Trong các đột biến sau ở người có bao nhiêu đột biến có khả năng di truyền cho thế hệ sau?

(1) Đột biến ở tế bào da.

(2) Đột biến ở tế bào vú.

(3) Đột biến ở hợp tử.

(4) Đột biến ở tế bào sinh tinh.

Chọn câu trả lời đúng:

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 40

Cho các hiện tượng sau:

(1) Gen điều hòa của operon Lac bị đột biến dẫn đến protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học

(2) Đột biến mất phần khởi động (vùng P) của operon Lac

(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

(4) Vùng vận hành (vùng O) của operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế

(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Trong các trường hợp trên khi không có đường lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?

A.
2
B.
4
C.
5
D.
3
Câu 41

Ở vi khuẩn E.coli giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của protein.

Chủng IV: Đột biến ở gen điều hoà R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng V: Đột biến ở gen điều hoà R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.

Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactozơ có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z Y A không phiên mã?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 42

Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến?

A.
Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp.
B.
Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính không có alen trên Y hoặc trên Y không có alen trên X đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY.
C.
Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặ do môi trường thay đổi chuyển thành trội. Đột biến nhiễm sắc thể.
D.
Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp.
Câu 43

Khi nghiên cứu hoạt động của Opêron Lac ở một chủng E coli đột biến người ta thấy rằng chủng vi khuẩn này có thể sản xuất enzim phân giải lactozơ ngay cả khi môi trường có hoặc không có lactozơ. Các giả thuyết được đưa ra để giải thích kết quả trên là:

I – đột biến gen điều hòa.                   II – đột biến vùng promoter.

III – đột biến vùng vận hành O.          IV – đột biến các gen cấu trúc của operon Lac.

Những khả năng có thể xảy ra là

A.
I, II, IV.        
B.
I, III.          
C.
II, III. 
D.
III, IV.
Câu 44

Loại đột biến nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính?

A.
Đột biến gen  
B.
Đột biến xoma  
C.
Đột biến tiền phôi   
D.
Đột biến giao tử
Câu 45

Khi nói về đột biến gen kết luận nào sau đây không đúng?

A.
Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen
B.
Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến
C.
Đột biến chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến
D.
ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen
Câu 46

Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
B.
Đột biến gen có thể có lợi có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
C.
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
D.
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 47

Cơ chế gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X của chất 5-BU là :

A. G – X → G – 5BU → A – 5BU → A – T.             B. A- T → A – 5BU → G – 5 BU →  G – X.

C. G – X → A – 5BU → G – 5BU → A – T.             D. A – T → G – 5BU → A – 5BU → G – X.

A.
G – X → G – 5BU → A – 5BU → A – T.     
B.
A - T → A – 5BU → G – 5 BU →  G – X.
C.
G – X → A – 5BU → G – 5BU → A – T.       
D.
A – T → G – 5BU → A – 5BU → G – X.
Câu 48

Muốn gây đột biến gen thì tác động vào pha S của chu kì phân bào là hiệu quá nhất bởi vì:

A.
Tại pha này ADN nhân đôi nên cấu trúc ADN không bền vững và dễ lắp ráp nhầm.
B.
Tại pha này các enzim hoạt động mạnh nhất nên dễ làm thay đổi cấu trúc ADN.
C.
Tại pha này màng nhân mỏng nên các tác nhân đột biến dễ xâm nhập.
D.
Tại pha này khi có tác nhân đột biến thì các ezim sẽ hoạt động không bình thường.
Câu 49

Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào

A.
Đột biến đó là trội hay lặn. 
B.
Tổ hợp gen mang đột biến đó.
C.
Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái.  
D.
Thời điểm phát sinh đột biến.
Câu 50

5BU là một tác nhân gây đột biến phổ biến trong các nghiên cứu, nó gây ra đột biến nguyên khung trên phân tử ADN. Để hoàn thành cơ chế gây đột biến của tác nhân này phải trải qua số lần tái bản tối thiểu trên phân tử ADN chịu tác động là

A.
3
B.
2
C.
4
D.
5