THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1338
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Cấu trúc của tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4908

Ôn tập trắc nghiệm Tế bào nhân thực Sinh Học Lớp 10 Phần 7

Câu 1

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào động vật?

 

A.
Ti thể là trung tâm chuyển hóa và cung cấp năng lượng trong tế bào.
B.
Vật chất di truyền chỉ có ở trong nhân.
C.
Có trung thể.
D.
Không có lục lạp.
Câu 2

Bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật?

 

A.
Ti thể
B.
Ribôxôm
C.
Lizôxôm
D.
Lưới nội chất trơn
Câu 3

Bào quan nào sau đây chỉ có một lớp màng?

 

A.
Nhân
B.
Lục lạp 
C.
Ti thể 
D.
Không bào
Câu 4

“Nòng nọc đứt đuôi” là do hoạt động của bào quan nào sau đây?

 

A.
Peroxixom
B.
Riboxom
C.
Lizoxom
D.
Không bào
Câu 5

Trong các bào quan sau đây, bào quan nào có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

 

A.
Riboxom
B.
Lizoxom
C.
Bộ máy Gôngi
D.
Lưới nội chất
Câu 6

Trong các bào quan sau đây, bào quan nào chỉ có một lớp màng bao bọc?

  

A.
Ti thể
B.
Lục lạp
C.
Lizoxom
D.
Riboxom
Câu 7

Tế bào động vật không có loại bào quan nào sau đây?

 

A.
Ti thể
B.
Lục lạp
C.
Riboxom
D.
Bộ máy Gôngi
Câu 8

Tế bào của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều có bào quan nào sau đây?

 

A.
Lưới nội chất
B.
Riboxom
C.
Bộ máy Gôngi
D.
Nhân tế bào
Câu 9

Cấu trúc nào sau đây có màng đơn bao bọc?

A.
ti thể
B.
lục lạp
C.
nhân
D.
trung thể
Câu 10

Sinh vật nhân thực gồm các giới nào sau đây?

A.
Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật và Động vật
B.
Khởi sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
C.
Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
D.
Nguyên sinh, Tảo, Thực vật và Động vật
Câu 11

Khi xào rau, nếu cho muối lúc rau chưa chín thì thường làm cho các cọng rau bị teo tóp và rất dai. Nguyên nhân là vì

A.
Nước trong tế bào thoát ra ngoài do có sự chênh lệch nồng độ muối trong và ngoài tế bào
B.
Đã làm tăng nhiệt độ sôi dẫn tới rau bị tao lại
C.
Muối đã phá vỡ các tế bào rau nên mỗi cọng rau chỉ còn các sợi xenlulozo
D.
Cho muối làm giảm nhiệt độ sôi nên rau không chín mà bị teo tóp lại
Câu 12

Mô tả nào sau đây về riboxom là đúng?

A.
Là thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và protein đặc hiệu
B.
Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các protein đặc hiệu
C.
Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại
D.
Riboxom là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thủy phân
Câu 13

Có các nhận định sau về lục lạp và ti thể. Nhận định nào là không đúng?

A.
Lục lạp cung cấp nguyên liệu (glucozo) cho quá trình hô hấp tế bào
B.
Ti thể của tế bào thực vật là nơi chuyển hóa năng lượng trong glucozo thành ATP
C.
Lục lạp là nơi chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong ATP
D.
Chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp được thực hiện ở trong ti thể
Câu 14

Ở tế bào cánh hoa, nhiệm vụ chính của không bào là

A.
Chứa sắc tố
B.
Chứa nước và chất dinh dưỡng
C.
Chứa giao tử
D.
Chứa muối khoáng
Câu 15

Nếu màng của lizoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là

A.
Tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại
B.
Tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc
C.
Hệ enzim của lizoxom sẽ bị mất hoạt tính
D.
Tế bào bị hệ enzim của lizoxom phân hủy
Câu 16

Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy Gôngi?

A.
Gắn thêm đường vào phân tử protein
B.
Tổng hợp lipit
C.
Tổng hợp một số hoocmon và bao gói các sản phẩm tiết
D.
Tổng hợp nên các phân tử pôlisaccarit
Câu 17

Đặc điểm chỉ có ở lưới nội chất hạt mà không có ở lưới nội chất trơn là

A.
Có đính các hạt riboxom
B.
Nằm ở gần màng tế bào
C.
Có khả năng phân giải chất độc
D.
Có chứa enzim tổng hợp lipit
Câu 18

Khi hàm lượng colesteron trong máu vượt quá mức cho phép, người ta dễ bị các bệnh về tim mạch. Colesteron được tổng hợp ở

A.
Lizoxom
B.
Bộ máy Gôngi
C.
Lưới nội chất hạt
D.
Lưới nội chất trơn
Câu 19

Lục lạp và ti thể là 2 loại bào quan có khả năng tự tổng hợp protein cho riêng mình. Vì lí do nào sau đây mà chúng có khả năng này?

A.
Đều có màng kép và riboxom
B.
Đều có ADN dạng vòng và riboxom
C.
Đều tổng hợp được ATP
D.
Đều có hệ enzim chuyển hóa năng lượng
Câu 20

Đặc điểm chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp là

A.
Làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng
B.
Có ADN dạng vòng và riboxom
C.
Màng trong gấp khúc tạo nên các mào
D.
Được sinh ra bằng hình thức phân đôi
Câu 21

Khung xương tế bào không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Gồm các thành phần: vi ống, vi sợi, sợi trung gian
B.
Tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật
C.
Giúp tế bào di chuyển
D.
Bảo vệ tế bào và các cơ quan
Câu 22

Đặc điểm cho phép xác định 1 tế bào của sinh vật nhân chuẩn hay của 1 sinh vật tiền nhân là

A.
vật liệu di truyền tồn tại ở dạng phức hợp của axit nuclêic và prôtêin
B.
vật liệu di truyền được phân tách khỏi phần còn lại của tế bào bằng 1 rào cản bán thấm
C.
nó có vách tế bào
D.
tế bào di động
Câu 23

Những dấu hiệu nào sau đây cho biết một tế bào nào đó là thuộc nhóm sinh vật nhân sơ  hay nhóm sinh vật nhân chuẩn?

A.
Có hay không có thành tế bào.
B.
Có hay không có các vách ngăn bởi màng ở bên trong tế bào  
C.
Có hay không có ribôxôm
D.
Có hay không trao đổi chất tế bào
Câu 24

Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân chuẩn khác với tế bào nhân sơ là

A.
Có màng sinh chất
B.
Có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất....
C.
Có màng nhân
D.
B và C đúng
Câu 25

Đặc tính nào sau đây chỉ có ở tế bào nhân thực?

A.
Có màng nguyên sinh chất
B.
Có phân tử ADN
C.
Có ribôxôm
D.
Có các bào quan có màng bao bọc
Câu 26

Cấu tạo chủ yếu của chất nền ngoại bào gồm những gì?

A.
Các chất vô cơ
B.
Các loại sợi glicôprôtêin
C.
Các đại phân tử phôtpholipit
D.
Cả A, B đều đúng
Câu 27

Tế bào chất của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các bào quan nào sau đây?

A.
Lạp thể
B.
Ti thể 
C.
Ribôxôm
D.
Lizôxôm
Câu 28

Trong tế bào sống có?

1.Ribôxôm

2.Sự tổng hợp ATP 

3.Màng tế bào 

4.Màng nhân

 5.Các intron

6.DNA pôlimeraza 

7.Sự quang hợp

8.Ti thể

Những yếu tố nào có thể có trong cả tế bào của sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh (procaryotae) và sinh vật có nhân hoàn chỉnh (eucaryotae)?

A.
1, 2, 3, 6, 7
B.
1, 2, 3, 5, 7, 8
C.
1, 3, 4, 7
D.
1, 3, 5, 6
Câu 29

Trong tế bào sống có

1. Các ribôxôm. 

2. Nhân tế bào. 

3. Màng tế bào. 

4. Màng nhân.

5. Màng nhầy. 

6. ADN. 

7. Lưới nội chất. 

8. Ti thể.

Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân thực và nhân sơ là?

A.
1, 2, 3, 4, 6, 8.
B.
1, 3, 6, 8.
C.
1, 3, 4, 6, 7.
D.
1, 3, 6.
Câu 30

Nhiều tế bào động vật được ghép nối với nhau một cách chặt chẽ nhờ

A.
Trung thể.
B.
Xenlulôzơ.
C.
Prôtêin màng.
D.
Chất nền ngoại bào.
Câu 31

Dựa vào đâu để phân biệt tế bào động vật và thực vật?

A.
Nhân sơ hay nhân thực
B.
Có thành xenlulôzơ và lạp thể hay không
C.
Có ti thể và ribôxôm hay không
D.
Có các bào quan có màng bao bọc hay không
Câu 32

Cấu trúc thể hiện sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là:

A.
Lạp thể, thể Gôngi, không bào
B.
Trung thể, lạp thể, màng cellullo, không bào
C.
Không bào, màng cellullo, trung thể, ty thể
D.
Trung thể, lạp thể, màng cellullo
Câu 33

Những thành phần nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật:

1. Màng nguyên sinh   

2. Màng xenlulôzơ

3. Diệp lục                 

4. Không bào

Câu trả lời đúng là:

A.
1 và 2
B.
2 và 3
C.
3 và 4
D.
1, 2 và 3
Câu 34

Đặc điểm có ở tế bào thưc vật mà không có ở tế bào động vật là

A.
Có ti thể  
B.
Nhân có màng bọc
C.
Trong tế bào chất có nhiều loại bào quan
D.
Có thành tế bào bằng chất xenlulôzơ
Câu 35

Cho các bào quan sau:

1. Ti thể.             

 2. Lục lạp.

3. Lưới nội chất.  

4. Ribôxôm.  

Số lượng bào quan có ở tế bào động vật là

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 36

Loại bào quan nào dưới đây không có ở tế bào động vật

A.
Lizoxom
B.
Ti thể
C.
Bộ máy Golgi
D.
Lục lạp
Câu 37

Các bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A.
Lục lạp, ribôxôm
B.
Lục lạp, thành tế bào
C.
Thành tế bào, nhân
D.
Ti thể, lục lạp
Câu 38

Thành tế bào ở thực vật khác thành tế bào ở vi khuẩn ở điểm nào?

A.
Cấu tạo đơn giản
B.
Có kitin hoặc xenlulozo vững chắc còn ở vi khuẩn không có kitin
C.
Có cấu trúc phức tạp hơn vì có peptidoglican
D.
Bảo vệ tế bào
Câu 39

Những thành phần không có ở tế bào động vật là

A.
Không bào, diệp lục.
B.
Thành xellulôzơ, không bào
C.
Thành xellulôzơ, diệp lục.
D.
Diệp lục, không bào.
Câu 40

Thành tế bào có chức năng là:

A.
Cho các chất đi qua một cách có chọn lọc.
B.
Dấu hiệu nhận biết giữa các tế bào.
C.
Nơi định vị các enzim theo trình tự nhất định.
D.
Ổn định hình dạng tế bào.
Câu 41

Thành tế bào thực vật có chức năng

A.
Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào
B.
Quy định hình dạng, kích thước của tế bào
C.
Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất
D.
Tất cả các ý trên
Câu 42

Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có?

A.
Chất nền ngoại bào
B.
Lông và roi
C.
Thành tế bào
D.
Vỏ nhầy
Câu 43

Thành tế bào có ở các nhóm sinh vật nhân thực nào?

A.
Thực vật và Động vật
B.
Thực vật và Nấm
C.
Nấm và Động vật nguyên sinh
D.
Thực vật và Vi khuẩn
Câu 44

Thành tế bào thực vật có bản chất là:

A.
Peptydoglican
B.
Xenlulozơ
C.
Photpholipit
D.
Kitin
Câu 45

Thành của tế bào thực vật có cấu tạo từ chất nào?

A.
Xenlulôzơ
B.
Colesterôn
C.
Hêmixenlulôzơ
D.
Kitin
Câu 46

Trung thể có mặt ở:

A.
Tế bào động vật.
B.
Tất cả tế bào động vật và thực vật.
C.
Trong tế bào động vật và một số tế bào thực vật bậc thấp.
D.
Trong ti thể.
Câu 47

Trung thể chỉ có ở tế bào:

A.
Thực vật.
B.
Động vật
C.
Nấm.
D.
Vi khuẩn.
Câu 48

Trong tế bào động vật, trung thể có vai trò:

A.
Dự trữ chất dinh dưỡng cho tế bào .
B.
Giúp hoạt động bài tiết của tế bào.
C.
Tham gia vận chuyển chất trong tế bào.
D.
Tham gia vào việc  hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào.
Câu 49

Trung thể có vai trò trong quá trình:

A.
Nhân đôi ADN.
B.
Đóng xoắn NST.
C.
Hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào.
D.
Phá hủy màng nhân.
Câu 50

Trung thể là bào quan hình thành nên thoi vô sắc ,vậy nó đươc cấu tạo bởi:

A.
Hệ thống sợi trung gian bền chặt
B.
DNA kết hợp với prôtêin Histon.
C.
Các hạt ribôxôm.
D.
Hệ vi ống.