THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1355
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4480

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng) Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Ví dụ nào sau đây phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?

A.
Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận,…
B.
Người bị hội chứng Đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần, vô sinh,…
C.
Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường đất.
D.
Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định có tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ.
Câu 2

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Nhận xét nào sau đây không chính xác?

A.
Ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng tác động đến biểu hiện tính trạng.  
B.
Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường.  
C.
Giới tính không ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen.    
D.
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường  
Câu 3

Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa gen, mARN, prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn.
 

A.
Biết được trình tự các bộ ba trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
B.
Biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit thì sẽ biết được trình tự các nucleotit trên mARN.
C.
Biết được trình tự các nucleotit của gen thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
D.
Biết được trình tự các nucleotit ở trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
Câu 4

Điều nào không đúng với mức phản ứng?

A.
mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau.
B.
tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
C.
tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
D.
mức phản ứng không được di truyền.
Câu 5

Cho các ý sau:

I. Sản phẩm sau phiên mã trực tiếp làm khuôn cho dịch mã.
II. Sản phẩm sau phiên mã phải được chế biến lại trước khi dịch mã.
III. Quá trình phiên mã có thể diễn ra song song với dịch mã.
IV. Quá trình dịch mã diễn ra khi kết thúc phiên mã.
Số đặc điểm có ở sinh vật nhân sơ mà không có ở sinh vật nhân thực là:

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 6

Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí, trong đó các gen II, III, IV và V cùng thuộc một operon. Các điểm A, B, C, D, E, G là các điểm trên nhiễm sắc thể.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.

II. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.

III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí C thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.

IV. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân đôi sẽ phát sinh gen đột biến.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 7

Một gen dài 510nm, tích tỉ lệ phần trăm giữa nuclêôtit loại timin (T) với một loại nuclêôtit khác không bổ sung với nó bằng 6%. Trên mạch 1 của gen có A = 15% và X = 45% số nuclêôtit của mạch.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Trên mạch 1, số nuclêôtit loại T lớn hơn số nuclêôtit loại A là 100.
(2). Trên mạch 2, số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại T.
(3). Trên mạch 1, tỉ số nuclêôtit X/T bằng 1,6.

(4). Trên mạch 2, số lượng nuclêôtit loại G là lớn nhất.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 8

Trong các phát triển sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã?

1.Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dung làm khuôn để tổng hợp protein

2.Ở sinh vật nhân sơ, chiều dài của phân tử mARN bằng chiều dài đoạn mã hóa của gen.

3.Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành mới được làm khuôn để tổng hợp protein.

4.Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

5.Mỗi phân tử mARN của sinh vật nhân sơ chỉ mang thông tin mã hóa một loại chuỗi polipeptit xác định.

A.
2
B.
5
C.
4
D.
3
Câu 9

Cho hình ảnh sau đây về các cơ chế di truyền ở một loài sinh vật:

Cho một số nhận xét sau:

(1) Đây là tế bào của một loài sinh vật nhân thực.

(2) Quá trình 1 được gọi là quá trình phiên mã.

(3) Đầu a và đầu b lần lượt là đầu 3’ và đầu 5’.

(4) Phân tử mARN 2 có các đoạn mã hóa axit amin ngắn hơn so với phân tử mARN 1.

(5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên phân tử mARN 2 có số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin giống nhau.

Số phát biểu đúng là:

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 10

Gen B có chiều dài 476 nm và có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 3597 nuclêôtit loại ađênin và 4803 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là A. mất một cặp A-T B. thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T. C. thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X D. mất một cặp G-XGen B có chiều dài 476 nm và có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 3597 nuclêôtit loại ađênin và 4803 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là 

A.
mất một cặp A-T   
B.
thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T.
C.
thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X 
D.
mất một cặp G-X
Câu 11

Gen P ở 1 loài sinh vật nhân sơ có 1800 cặp nuclêôtit. Gen P bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hidro trở thành alen p. Cặp gen Pp nhân đôi 2 lần tạo ra các gen con, các gen con đều phiên mã 1 lần tạo ra các phân tử mARN. Mỗi phân tử mARN có 10 ribôxôm trượt qua tạo ra các chuỗi polipepttit. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen p có số nucleotit loại A nhiều hơn alen P 1 nuclêôtit.

II. Có 4 gen đột biến được tạo ra.

III. Quá trình dịch mã tạo ra 80 chuỗi polipeptit.

IV. Môi trường nội bào đã cung cấp 21600 nucleotit cho quá trình nhân đôi.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 12

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: TAA GGG XXA . Các côđon mã hóa axit main: 5’UGX3’,5’UGU3’quy định Cys; 5’XGU3’,5’XGX3’,5’XGA3’,5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’,5’GGA3’,5’GGX3’,5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’,5’AUX3’,5’AUA3’ quy định Ile;5’XXX3’,5’XXU3’,5’XXA3’,5’XXG3, quy định Pro; 5’UXX3’quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit main. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi pôlipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3'GXA UAA GGG XXA AGG5.
B.
Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nuclêôtit tại côđon thứ 5.
C.
Gen A có thể mã hóa được đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin là Arg-Ile-Pro-Gly-Ser.
D.
Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành cặp X-G thì phức hợp axit-tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met-tARN.
Câu 13

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3'AXG GXA AXA TAA GGG5'. Các côđon mã hóa axit amin: 5'UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5'XGU3', 5'XGX3'; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3', 5'GGA3', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3', 5'XXA3', 5'XXG3' quy định Pro; 5'UXX3' quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mạng thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi pôlipeptit các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3'AXG5', 3'GXA5', 3'AXG5', 3'UAA5', 3'GGG5'.

II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nuclêôtit tại côđon thứ 5.

III. Gen A có thể mã hóa được đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin là Cys – Arg -Cys– Ile – Pro.

IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T – A thì quá trình dịch mã không có phức hợp axit amin-tARN tương ứng cho côđon này.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 14

Một phân tử mARN có tổng số 900 đơn phân tiến hành dịch mã đã cho 6 ribôxôm trượt qua 1 lần. Số lượt phân tử tARN mang axitamin tới ribôxôm là:

A.
1788  
B.
1800
C.
1794
D.
1782
Câu 15

Giả sử 1 NST mang các gen có chiều dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ, phân tử ADN trên NST đó mất 1 đoạn tương ứng với 20 mARN và mất đi 5% tổng số gen NST đó. Khi ADN đã đột biến tự nhân đôi nó đã sử dụng 38x103 nucleotit tự do. Cho các phát biểu sau:

(1) Số gen trên NST ban đầu là 400.

(2) Số gen trên NST đột biến là 360.

(3) Đây là dạng đột biến số lượng NST.

(4) Chiều dài trung bình của 1 gen là 34 nm.

Số phát biểu đúng là:

A.
3
B.
2
C.
1
D.
0
Câu 16

Một NST mang các gen có chiều dài bằng nhau do chiếu xạ ADN đứt 1 đoạn ứng với 5 phân tử mARN và chiếm 10% tổng số gen có trên NST đó. ADN bị đột biến nhân đôi 3 lần đã sử dụng 756000 nucleotit tự do của môi trường nội bào. Chiều dài của mỗi gen theo nm là

A.
306.
B.
408.
C.
510.
D.
255.
Câu 17

Gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến điểm thành alen d, alen d giảm 1 liên kết hiđrô so với alen D. Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?

A.
1687
B.
1680
C.
717
D.
726
Câu 18

Gen D bị đột biến thành gen d. Cặp alen Dd cùng nhân đôi một số lần đã lấy từ môi trường nội bào tổng số nuclêotit loại A và G là 93.000, trong đó số nuclêotit loại A môi trường cung cấp cho alen D là 21.731, còn số nuclêotit loại G môi trường cung cấp cho alen d là 24.800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng 510 nm, đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêotit. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A.
Đột biến D thành d là đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T
B.
Gen D có 701 nuclêotit loại T
C.
Cả hai gen đều nhân đôi 5 lần
D.
Tổng số nuclêotit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49.569 nuclêotit
Câu 19

Hai gen cấu trúc A và B có chiều dài bằng nhau, nằm kế tiếp nhau trên NST. Vì bị đột biến, một đoạn mạch kép ADN khác gắn vào gen B tạo thành gen C . Khi hai gen A và C đồng thời nhân đôi 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 10500 nuclêôtit tự do. Nếu gen C tự nhân đôi 1 lần thì nó đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit bằng 1,5 lần số nuclêôtit của gen A . Chiều dài của gen C là:

A.
3060A0
B.
1020A0
C.
2040A0
D.
1530A0
Câu 20

Gen A mã hoá chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 298 aa, gen bị đột biến mất đi 6 cặp nucleotit. Khi gen phiên mã đã đòi hỏi môi trường nôi bào cung cấp 3576 ribonucleotit. Số bản mã sao mà gen đột biến đã tạo ra:

A.
4
B.
5
C.
3
D.
6
Câu 21

Một gen không phân mảnh mã hóa được 498 axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh, gen này bị đột biến mất một bộ ba mã hóa. Khi gen đột biến phiên mã môi trường nội bào cung cấp 7485 ribônuclêôtit tự do. Có bao nhiêu phân tử mARN được tạo thành?

A.
4
B.
6
C.
5
D.
8
Câu 22

Do phóng xạ một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất aa thứ 12 trong chuỗi polipepetit do gen điều khiển tổng hợp . Biết gen đột biến it hơn gen bình thường 7 liên kết hidro . Khi gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nucleotit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen chưa đột biến

A.
 A = T = 2 , G = X = 1
B.
A = T = 62 , G = X = 31
C.
A = T = 64 , G = X = 32
D.
A = T = 62 , G = X = 32
Câu 23

Một gen bị đột biến mất đi một đoạn (gồm hai mạch bằng nhau) làm nucleotit loại A giảm đi  \( {1 \over 6}\);loại X giảm đi \( {1 \over 10}\) so với lúc chưa đột biến. Sau đột biến, gen chỉ còn dài 4386A0 . Biết rằng gen chưa đột biến có  số nucleotit của gen. Gen đột biến phiên mã hai lần và khi dịch mã cần 6864 axit amin. Số lượng riboxom trượt qua mỗi mARN là bao nhiêu? Biết rằng số riboxom trượt qua mỗi mARN là bằng nhau.

A.
16
B.
8
C.
12
D.
4
Câu 24

Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A0, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là:

A.
A=T=657, G=X=525
B.
A=T=1650, G=X=750
C.
A=T=975, G=X=225
D.
A=T=2325, G=X=1275
Câu 25

Xét cơ thể mang cặp gen dị hợp Bb, 2 alen đều có chiều dài 408nm. Alen B có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 20%, alen b có 3200 liên kết. Cơ thể trên tự thụ phấn thu được F1. Ở F1 xuất hiện loại hợp tử có chứa 1640 nuclêôtit loại A. Loại hợp tử này có kiểu gen là

A.
Bbbb
B.
Bbb
C.
Bb
D.
BB
Câu 26

F1 chứa 1 cặp gen dị hợp Bb đều dài 0,51µm. Gen trội B có tỷ lệ hiệu số giữa nucleotit loại G với một loại nucleotit khác là 10%. Gen lặn b có liên kết Hyđrô là 4050. Cho các phát biểu sau:

(1) Số lượng từng loại Nu trong giao tử B khi F1 giảm phân bình thường là: A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.

(2) Số lượng từng loại Nu trong giao tử b khi F1 giảm phân bình thường là:A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu.

(3) F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân I có thể tạo ra các giao tử: Bb, O.

(4) F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân II có thể tạo ra các giao tử: BB, bb, O.

(5) Hợp tử BBb chỉ có thể được tạo thành do bố hoặc mẹ rối loạn giảm phân I, cơ thể còn lại giảm phân bình thường.

Số phát biểu đúng là:

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 27

Ở một loài thực vật, xét cặp gen DD nằm trên NST thường, mỗi gen đều dài 0,51μm và có hiệu số giữa 2 loại nuclêôtit là 10%, biết số lượng ađênin lớn hơn số lượng guanin. Do đột biến, gen D biến đổi thành gen d tạo nên cặp gen dị hợp Dd. Gen d có tỉ lệ A : G = 7:3 và có chiều dài bằng chiều dài của gen D. Cơ thể có kiểu gen Dd tự thụ phấn, trong số các hợp tử thu được có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại ađênin của các gen nói trên là 2850. Kiểu gen của loại hợp tử này là:

A.
DDdd
B.
DDd
C.
DD hoặc Dd hoặc dd
D.
Ddd
Câu 28

Xét một cặp gen Bb của 1 cá thể F1 tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều dài 4080 A0, gen b có A = 28%. Cặp gen đó nhân đôi tạo ra 4 cặp gen con, môi trường tế bào đã cung cấp 2664 nuclêôtit loại xitôzin. Cho các phát biểu sau:

(1) Số Nucleotit từng loại của giao tử b là: A = T = 672, G = X = 528.

(2) Số Nucleotit từng loại của alen B là: A = T = 360, G = X = 840.

(3) Hợp tử Bb có chứa 1056 nucleotit loại G.

(4) Hợp tử BB có chứa 1680 nucleotit loại A.

(5) Nếu giảm phân lần 1 bị rối loạn ở 1 giới tính thì có thể tạo ra hợp tử chứa 2520 nucleotit loại A.

Số phát biểu đúng là:

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 29

Tỷ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi pôlipeptit anpha trong phân tử Hêmôglôbin thể hiện ở bảng sau:

 

Cá mập 

Cá chép  Kỳ giông  Chó Người
Cá mập 

0% 

59,4%  61,4%  56,8%  53,2%
Cá chép 

 

0%  53,2%  47,9%  48,6%
Kỳ giông 

 

  0%  46,1%  44,0%
Chó

 

    0% 16,3%
Người         0%


Trình tự nào sau đây thể hiện mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài khác?

A.
Người – chó – kỳ giông – cá chép – cá mập.
B.
Người – cá mập – cá chép – kỳ giông – chó.
C.
Người – chó – cá chép – kỳ giông – cá mập.
D.
Người – chó – cá mập – cá chép – kỳ giông
Câu 30

Nuclêôtit không phải là đơn phân cấu trúc nên loại phân tử nào sau đây?

A.
tARN.
B.
Prôtêin.
C.
ADN.
D.
mARN.
Câu 31

Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A0 , B có tỉ lệ A/G = 9/7, b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào 1. Số nu mỗi loại về cặp gen Bb trong giao tử là:

A.
A = T = 675, G = X = 525.
B.
A = T = 975, G = X= 225.
C.
A = T = 1650, G = X =750. 
D.
A = T = 2325, G = X =1275.
Câu 32

Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định sau:
I. Trên một phân tử mARN, hoạt động của polisome giúp tạo ra nhiều chuỗi polipeptid khác loại.
II. Ribosome dịch chuyển theo chiều từ 3’- 5’ trên mARN.
III. Bộ ba đối mã với bộ ba UGA trên mARN là AXT trên tARN.
IV. Các chuỗi polypeptid sau khi được tổng hợp sẽ được cắt bỏ axit amin mở đầu, cuộn xoắn theo nhiều cách khác nhau để hình thành các bậc cấu trúc cao hơn.
V. Sau khi dịch mã, ribosome giữ nguyên cấu trúc để tiến hành quá trình dịch mã tiếp theo.

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 33

Phân tích vật chất di truyền của 1 chủng gây bệnh cúm ở gia cầm thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 27%A, 19%U, 23%G, 31%X. Loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này là

A.
ADN mạch kép.
B.
ADN mạch đơn. 
C.
ARN mạch kép.
D.
ARN mạch đơn.
Câu 34

Những dạng đột biến nào được sử dụng làm căn cứ để lập bản đồ gen?  

A.
Đột biến lệch bội, đột biến đảo đoạn NST
B.
Đột biến mất đoạn, đột biến lặp đoạn
C.
Đột biến lệch bội, đột biến chuyển đoạn NST
D.
Đột biến mất đoạn NST, đột biến lệch bội
Câu 35

Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 4 gen A, B, C, D ; trong đó, gen A nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen B nằm trên nhiễm sắc thể số 2, gen C nằm trong ti thể, gen D nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 7 lần thì các gen B, C, D cũng nhân đôi 7 lần.
II. Trong mỗi tế bào, gen B chỉ có 2 bản sao nhưng gen C có thể có nhiều bản sao.
III. Nếu gen D nhân đôi 10 lần thì các gen còn lại cũng nhân đôi 10 lần.
IV. Khi gen C phiên mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 36

Khi nói về vai trò của các enzim trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Enzim ligaza tác động lên cả hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực.
II. Enzim ARN pôlimeraza có vai trò lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
III. Enzim ARN pôlimeraza không có vai trò tháo xoắn phân tử ADN.
IV. Enzim ADN pôlimeraza có vai trò lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 37

Khi nói về điều hòa hoạt động gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gen ở trạng thái hoạt động, chỉ có một số ít gen đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
II. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tạo ra.
III. Operon Lac bao gồm nhóm gen cấu trúc, gen điều hòa, vùng khởi động và vùng vận hành.
IV. Vùng vận hành là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
V. Khi môi trường có lactôzơ, các phân tử này liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu trúc không gian của protein, tạo điều kiện cho ARN polimeraza tiến hành dịch mã.

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 38

Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào từ 1 tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài. Biết
rằng nếu có xảy ra đột biến thì chỉ xảy ra một lần trong suốt quá trình phân bào. Cho các phát biểu sau đây:


(1). Tế bào A chứa tối thiểu 4 cặp gen dị hợp.
(2). Bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n = 8.
(3). Tế bào A có trao đổi chéo trong giảm phân I.
(4). Tế bào A tạo ra tối đa là 3 loại giao tử về các gen đang xét.
Số phát biểu đúng là

A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 39

Điều nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa gen và tính trạng?

A.
Sự biểu hiện của gen không chịu sự chi phối của môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài cơ thể.
B.
Gen là một trình tự nuclêôtit cụ thể quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
C.
Từng chuỗi pôlipeptit riêng biệt hoặc kết hợp với nhau tạo nên một phân tử prôtêin.
D.
Các prôtêin qui định đặc điểm của tế bào, tế bào lại quy định đặc điểm của các mô và sau đó là cơ quan. Các cơ quan lại quy định đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể.
Câu 40

Xét các phát biểu sau đây:
(1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp.

(4) Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN

Trong 5 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng?

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 41

Cho các dữ kiện sau:
1- enzim ligaza nối các đoạn exon;
2- mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã;
3- enzim rectrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon;
4- ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3'-OH ở mạch gốc của gen;
5- ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng xoắn lại đến đó.
Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là

A.
2
B.
4
C.
3
D.
6
Câu 42

Nhận định nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A.
Trong dịch mã, các codon trên mARN đều có các anticodon bổ sung của tARN.
B.
Trong phiên mã, mạch khuôn (gốc) của gen là mạch có chiều 3'-5'.
C.
Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của enzim ADN polimeraza, ADN ligaza.
D.
Các chuỗi polinucleotit đều được tổng hợp theo chiều 5'-3'.
Câu 43

Cho các cơ chế di truyền:

1. tự sao. 2. phiên mã. 3. dịch mã. 4. phiên mã ngược.
Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trên hai mạch pôlinucleotit: A-U, T-A, G-X, X-G được thể hiện trong cơ chế di truyền:

A.
2. 
B.
1, 2, 3. 
C.
1, 2, 4. 
D.
2, 4.
Câu 44

Một mARN nhân tạo có 3 loại nu với tỉ lệ A:U:G = 5:3:2. Tỉ lệ bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nu nói trên

A.
66%
B.
81%
C.
68%
D.
78%
Câu 45

Cho biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, bên phía người vợ có ông ngoại bị mù màu, có mẹ bị bạch tạng. Bên phía người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong hai dòng họ này đều không bị 2 bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này dự định sinh hai con, xác suất để cả hai đứa con của họ đều bị cả 2 bệnh nói trên là

A.
3,125% 
B.
0,195%
C.
36,91%
D.
0,097%
Câu 46

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Enzim ARN pôlimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN.
B.
Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nuclêôtit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.
C.
Enzim ADN pôlimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.
D.
Enzim ADN pôlimeraza có chức năng tổng hợp nuclêôtit đầu tiên và mở đầu mạch mới.
Câu 47

Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:

A.
179. 
B.
359.
C.
718.
D.
539.
Câu 48

Cặp gen thứ nhất có gen A chứa 600A, 900G, alen a chứa 450A, 1050G. Cặp gen thứ 2 có gen B chứa 240A, 960G; alen b chứa 720A, 480G. Hai cặp gen này liên kết hoàn toàn. Khi giảm phân bình thường, người ta thấy có 1 loại giao tử chứa 1320A, 1380G. Kiểu gen của giao tử đó là:

A.
aB
B.
Ab
C.
aB hoặc aB
D.
Ab
Câu 49

Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ nhóm máu O = 25%, A = 24%, B = 39%, và AB = 12%. Tần số các alen IA, IB và Io của quần thể này lần lượt là

A.
0.3, 0.2, 0.5. 
B.
0.2, 0.5, 0.3. C
C.
0.2 , 0.3, 0.5.
D.
0.1, 0.4, 0.5.
Câu 50

Gen mã hóa cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin, một đột biến xảy ra làm cho gen mất 3 cặp nucleotit ở những vị trí khác nhau trong cấu trúc gen nhưng không liên quan đến bộ ba mã khởi đầu và bộ ba mã kết thúc. Trong quá trình phiên mã môi trường nội bào cung cấp 5382 ribonucleotit tự do. Hãy cho biết đã có bao nhiêu phân tử mARN được tổng hợp?

A.
 8 mARN
B.
4 mARN
C.
6 mARN
D.
5 mARN