THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1357
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5096

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng) Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?

I- Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.

II- A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.

III- Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.

IV- Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 2

Gen A bị đột biến thành gen a, gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 aa. Quá trình dịch mã của 1mARN do gen a phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp 1495 aa, nếu mỗi ribôxôm chỉ tham gia dịch mã 1 lần thì đã có bao nhiêu ribôxôm tham gia dịch mã?

A.
5 ribôxôm
B.
6 ribôxôm
C.
4 ribôxôm
D.
10 ribôxôm
Câu 3

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về cấu trúc của vật chất di truyền, sản phẩm của vật chất di truyền và quá trình phiên mã, dịch mã và nhân đôi ADN?
1. ADN ngoài tế bào chất của sinh vật nhân thực được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
2. Tất cả các nucleotit trên phân tử tARN đều được bổ sung với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
3. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã là diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
4. Điểm giống nhau của mARN, tARN, rARN là đều được cấu tạo bởi một mạch.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 4

Hai dạng thể truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là:

A.
Thể thực khuẩn và plasmit.
B.
Thể thực khuẩn và virut.
C.
Plasmit và vi khuẩn
D.
Vi khuẩn và virut
Câu 5

Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit?
1. Nhân đôi ADN.

2. Hình thành mạch polypeptit

3. Phiên mã.
4. Mở xoắn.

5. Dịch mã.

6. Đóng xoắn.

A.
5
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 6

Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là:   

A.
Sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).
B.
Thể đột biến
C.
Biến dị tổ hợp.
D.
Mức phản ứng của kiểu gen.
Câu 7

Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?

(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.

(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.

(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.

Phương án đúng là:

A.
(4), (5)
B.
(1), (2), (3)
C.
(1), (2), (3), (4), (5)
D.
(1), (3), (4), (5)
Câu 8

Khi nói về cơ thể di truyền ở cấp độ phân tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.
Ở nấm 1 mARN có thể mang thông tin của nhiều loại chuỗi polipeptit
B.
Ở vi khuẩn 1 gen chỉ quy định một loại mARN
C.
Ở nấm 1 gen có thể quy định nhiều loại mARN
D.
Ở vi khuẩn 1 mARN chỉ mang thông tin của 1 loại chuổi polipeptit
Câu 9

rong cơ chế điều hoà hoạt động các alen trong ôperon lac ở vi khuẩn E coli, khi môi trường không có lactôzơ (không có chất cảm ứng) khi diễn ra các sự kiện nào sau đây?

            (1). Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại protein ức chế

            (2). Gen điều hoà không tổng hợp được protein ức chế

            (3). Protein ức chế gắn vào vùng vận hành

            (4). Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN

            (5). Enzim ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động, các gen cấu trúc được phiên mã

A.
(1), (3), (5)
B.
(1), (3), (4)
C.
(1), (4) 
D.
(2), (5)
Câu 10

Xét các phát biểu sau đây

(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin

(2) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép

(3) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất.

(4) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 11

Xét các phát biểu sau đây:

1. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin

2. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nu A, T, G, X

3. ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin

4. phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép

5. ở trong tế bào, trong các loại ARN và mARN có hàm lượng cao nhất

6. ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất

Trong 6 phát biểu nói trên thì có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 12

Loại tính trạng có mức phản ứng hẹp là:  

A.
Số hạt lúa / bông
B.
Số lượng trứng gà đẻ 1 lứa.
C.
Cà chua quả bầu hay dài.    
D.
Lượng sữa bò vắt trong một ngày.
Câu 13

Một giống lúa được trồng bởi những gia đình nông dân khác nhau thì cho năng suất khác nhau : 3 tạ/ sào ; 2,5 tạ/ sào ; 2,3 tạ/ sào ; 1,5 tạ/ sào/... Tập hợp các kiểu hình năng suất của giống lúa này được gọi là

A.
Thường biến
B.
Sự mềm dẻo kiểu hình
C.
Hệ số di truyền
D.
Mức phản ứng
Câu 14

Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?

(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

(2) Vì kiểu gen bị biến đổi nên kiểu hình của nó cũng thay đổi theo.

(3) Màu của hoa không phụ thuộc môi trường.

(4) Tính trạng do gen tương tác cộng gộp.

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 15

Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:

1. Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.

2. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.

3. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.

4. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền. 5. Thường biến thường đồng loạt, đinh hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 16

Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:

1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.

2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.

3. Cây ngô bị bạch tạng.

4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.

Những biến dị thường biến là:

A.
1, 2
B.
1, 3
C.
2, 3
D.
2, 4
Câu 17

Các cây  hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

A.
Hàm lượng phân bón
B.
Nhiệt độ môi trường
C.
Độ pH của đất
D.
Chế độ ánh sáng của môi trường.
Câu 18

Mối quan hệ từ gen đến tính trạng được truyền thông qua:

A.
ARN, Pôlipeptit, Prôtêin.
B.
mARN, tARN, Prôtêin
C.
mARN, tARN, Pôlipeptit.
D.
mARN, Pôlipeptit, Prôtêin.
Câu 19

Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I.Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit, thành phần nucleotit, trình tự các nucleotit
II.ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
III.Chỉ có 1 loại ARN – polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
IV.Bộ ba trên mARN(3’GAU5’; 3AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
V.Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi AND và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phân tử AND và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác.

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 20

Cho các phát biểu sau đây:
I.Quá trình phiên mã có virut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
II.Quá trình phiên mã chỉ có sinh vậy nhân thực.
III.Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.
IV.Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha S của kì trung gian.
V.Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, ở kì giữa của giảm phân 2 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Số phát biểu đúng:

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 21

Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến  số lượng NST?

A.
Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính.
B.
Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.
C.
Thể lệch bội phổ biến  ở thực vật hơn ở động vật.
D.
Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản. Vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống
Câu 22

Khi nói về cơ chế di truyền cấp độ phân tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
ở nấm 1 mARN có thể mang thông tin của nhiều loại chuỗi polipeptit
B.
ở vi khuẩn 1 gen chỉ quy định một loại mARN
C.
ở nấm 1 gen có thể quy định nhiều loại mARN trưởng thành
D.
ở vi khuẩn 1 mARN chỉ mang thông tin của 1 loại chuỗi polipeptit
Câu 23

Từ loài lúa mạch đen 2n, người ta đã tạo ra loài lúa mạch đen 4n. Trong số các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận không đúng?

(1) Cơ thể 4n có thể được tạo ra do hiện tượng đa bội hóa khác nguồn từ cơ thể lúa mạch đen 2n.

(2) Cơ thể 4n có thể nhân lên tạo thành một quần thể tứ bội vì nó sinh sản hữu tính được.

(3) Quần thể 4n sau khi trồng, thích nghi và tồn tại trong môi trường, cách li sinh sản với loài cũ, chứng tỏ nó trở thành loài mới.

(4) Quần thể 4n giao phấn với quần thể 2n của lúa mạch đen sinh ra đời con bất thụ.

(5) Người ta khuyên không nên gieo hạt của hai loài lúa này cạnh nhau để tránh giảm năng suất ở đời con.

A.
1
B.
2
C.
4
D.
5
Câu 24

Loại vật chất di truyền của chủng virut có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền vững nhất?

A.
Chủng virut có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.
B.
Chủng virut có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.
C.
Chủng virut có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.
D.
Chủng virut có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.
Câu 25

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:

A.
đều diễn ra trong nhân tế bào.
B.
đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C.
đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.
D.
đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
Câu 26

Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?

A.
Đột biến giao tử
B.
Đột biến tiền phôi
C.
Đột biến ở hợp tử
D.
Đột biến xôma
Câu 27

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:
1. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen B là A=T=300; G=X=900.
2. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen b là A=T=301; G=X=899.
3. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là 2699 liên kết.
4. Dạng đột biết xảy ra là mất một cặp nuclêôtit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với gen B.
5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 28

Xét 6 gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể được kí hiệu từ gen 1 đến gen 6, mỗi gen quy định tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit và các chuỗi polieptit này quy định cấu trúc của tế bào chứ không tham gia điều hòa hoạt động gen. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen 1 nhân đôi 5 lần thì gen 6 cũng nhân đôi 5 lần.

II. Nếu gen 2 tạo ra 20 phân tử mARN thì gen 5 cũng tạo ra 20 phân tử mARN.

III. Nếu khoảng cách giữa gen 3 và gen 5 là 30cM thì khoảng cách giữa gen 2 và gen 6 có thể chỉ 26cM.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen 1 thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của các chuỗi polipeitit do các gen 2, 3, 4, 5, 6 quy định.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 29

Cho biết 4 bộ ba 5'GXU3'; 5'GXX3'; 5'GXA3'; 5'GXG3' quy định tổng hợp axit amin Ala; 4 bộ ba 5'AXU3'; 5'AXX3'; 5'AXA3'; 5'AXG3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

II. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.

III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.

IV. Nếu alen A phiêm mã một lần cần môi trường cung cấp 100 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cùng cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 30

Gen A dài 306 nm, có 20% nuclêôtit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nuclêôtit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2?

A.
A = T = 1439; G = X = 2160
B.
A = T = 1438; G = X = 2160
C.
A = T = 1436; G = X = 2162
D.
A = T = 1441; G = X = 2159
Câu 31

Xét một cặp gen Bb của một cơ thể lưỡng bội đều dài 4080 A0, alen B có 3120 liên kết hidro và alen b có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nucleotit thuộc các alen B và alen b là A = 1320 và G = 2280 nucleotit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là

A.
Bbb
B.
BBb
C.
bbb
D.
BBB
Câu 32

Gen A có chiều dài 510nm bị đột biến điểm trở thành alen A. Nếu alen a có 3721 liên kết hiđro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu alen a có chiều dài 510,34 nm thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

II. Nếu alen A có tổng số 3720 liên kết hiđro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

III. Nếu alen a có 779 số nuclêôtit loại T thì chứng tỏ alen a dài 510 nm.

IV. Nếu alen a có 721 số nuclêôtit loại X thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 33

Xét cơ thể mang cặp gen dị hợp Bb, 2 alen đều có chiều dài 408nm. Alen B có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 20%, alen b có 3200 liên kết. Cơ thể trên tự thụ phấn thu được F1. Ở F1 xuất hiện loại hợp tử có chứa 1640 nuclêôtit loại A. Loại hợp tử này có kiểu gen là

A.
Bbbb
B.
Bbb
C.
Bb
D.
BB
Câu 34

Cho đoạn ADN trên mạnh khuôn ở người và một đoạn ARN của một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch.

Đoạn ADN: 3’ XXGTA (1) XAGGXGAAAT (2) TGGTTAGGGA (3) GATTTAXT 5’

Đoạn ARN: 5’ AUGUAUGGUUAAA 3’

Bình thường đoạn ADN ở người phiên mã rồi dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polipeptit tổng hợp bạch cầu. Khi virut xâm nhập vào cơ thể, virut sẽ tiến hành phiên mã ngược và chèn vào một trong 3 kí hiệu (1), (2), (3) trên đoạn ADN, gây đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu. Biến exon chiếm 2 bộ mã di truyền còn intron chiếm một bộ mã di truyền, quá trình trưởng thành của mARN không có sự hoán vị gữa các exon. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về đoạn thông tin trên?

I. Các bộ mã di truyền trong đoạn ADN của người này thể hiện tính thái hóa.

II. Trường hợp đoạn ADN của virut sau khi phiên mã ngược chèn vào vị trí (3) trên ADN của người thì chuỗi pôlipeptít hoàn chỉnh được tổng hợp sẽ có 7 axit amin.

III. Trong 3 trường hợp bị vi rút xâm nhập và trường hợp bình thường pôlipeptít hoàn chỉnh có số axit amin ít nhất có thể rơi vào trường hợp đoạn ADN của vi rút chèn vào vị trí (1) trên ADN của người.

IV. Bình thường, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35

Một gen có 1600 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2

(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19

(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2

(4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X)=2/3

(5) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 4160

(6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 29760

A.
4
B.
2
C.
3
D.
5
Câu 36

 Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.

II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.

III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.

IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 37

Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô; alen a có 2300 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là

A.
AAA
B.
AAa
C.
aaa
D.
Aaa
Câu 38

Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:

Kết luận nào sau đây không đúng?

A.
Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép.
B.
Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn.
C.
Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch kép.
D.
Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn
Câu 39

Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi cấy trong môi trường chứa N14 trong 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?

(1) số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.

(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3h là 1533

(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3h là 1530

(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3h là 6

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 40

Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 41

Một gen có chiều dài 4080 A và có số A=2G bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là

A.
12431
B.
12396
C.
 24769
D.
12400
Câu 42

Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền của HIV được thể hiện bằng sơ đồ:

A.
ADN → ARN → Prôtêin → Tính trạng
B.
ARN → ADN → ARN → Prôtêin
C.
ARN → ADN → Prôtêin
D.
ADN → ARN → Tính trạng → Prôtêin
Câu 43

Cho các phát biểu sau:

I. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ => 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ => 5’.

II. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG

III. Có 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin

IV. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 44

Cho các phát biểu sau:

I. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.

II. Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.

III. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.

IV. Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 45

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3' AXG GXA AXA TAA GGG5'. Các côđon mã hóa axit amin: 5' UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5;XGU3', 5'XGX3'; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3', 5'GGA33', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3', 5'XXA3', 5'XXG3' quy định Pro; 5'UXX3' quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.

II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.

III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.

IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 46

Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080Å. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nucleotit, T1 = 220 nucleotit. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 128 chuỗi polinucleotit. Cho các phát biểu sau:

I. Tổng số nucleotit trên phân tử ADN đó là 2400 nucleotit.

II. Số nucleotit từng loại của gen trên là A = T = 720 nucleotit; G = X = 480 nucleotit.

III. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 63 phân tử ADN.

IV. Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp là A = T = 30240; G = X = 43360.

Số kết luận đúng là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 47

Khi nói về đột biến gen trên NST thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.

II. Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

III. Đột biến gen không bao giờ làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắcthể.

IV. Đột biến gen luôn làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 48

 Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là:

A.
Thể ba nhiễm
B.
Thể đa bội chẵn
C.
Thể đa bội lẻ
D.
Thể một nhiễm
Câu 49

Xét các phát biểu sau:

I. Các gen ở vị trí càng gần nhau trên NST thì liên kết càng bền vững

II. Liên kết gen làm tăng biến dị tổ hợp

III. Các nhóm gen liên kết ở mỗi loại thưòng bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài

IV. Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên trên mỗi NST phải mang nhiều gen

Các phát biểu đúng là

A.
(2), (4)
B.
(l), (4)
C.
(1), (3)
D.
(3), (4)
Câu 50

 Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.Cho các phát biểu sau:

I. Gen ban đầu có số luợng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050.

II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A-T.

III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.

IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.

Số phát biểu đúng là

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4