THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1359
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4831

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng) Sinh Học Lớp 12 Phần 3

Câu 1

Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là

A.
\({1 \over 2}\)
B.
\({1 \over 4}\)
C.
\({1 \over 8}\)
D.
\({1 \over 16}\)
Câu 2

Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.

III. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen A thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 3

Cho các thông tin:

I. Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

II. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

IV. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.

Trong những thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội?

A.
4
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 4

Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu với mục đích

A.
giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
B.
dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
C.
để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng
D.
để plasmit có thể nhận ADN ngoại lai
Câu 5

Trong các phát biểu về kĩ thuật chuyển gen dưới đây, phát biểu nào sai?

A.
Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
B.
Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmon, kháng sinh,… người ta sử dụng kĩ thuật chuyển gen.
C.
Để đứa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận có thể dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp để làm dãn màng sinh chất tế bào.
D.
 ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật chuyển gen, sau đó được đưa vào vi khuẩn coli nhằm kiểm tra hoạt tính của phân tử ADN tái tổ hợp.
Câu 6

Sản xuất insulin nhờ vi khuẩn là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường ở người. Các bước trong quy trình này bao gồm:

(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.

(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen insulin của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.

(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.

(4) Tách thể truyền và gen insulin cần chuyển ra khỏi tế bào.

(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Thứ tự đúng của các bước trên là:

A.
(3) → (2) → (4) → (5) → (1).
B.
(4) → (3) → (2) → (5) → (1)
C.
(3) → (2) → (4) → (1) → (5).
D.
(1) → (4) → (3) → (5) → (2)
Câu 7

Trong công nghệ tạo giống thì gen đánh dấu có vai trò gì?

A.
Phân biệt các loại tế bào khác nhau
B.
Giúp nhận biết tế bào đang phân chia
C.
Gây biến đổi một gen khác
D.
Giúp nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp.
Câu 8

Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kỹ thuật chuyển gen?

A.
 Cắt và nối ADN của tế bào cho và tế bào tách plasmit ra khỏi tế bào.
B.
Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào nhận.
C.
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D.
 Dung hợp hai tế bào trần khác loài.
Câu 9

Phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác vì nếu không có thể truyền thì

A.
gen không thể tạo ra sản phẩm nằm trong tế bào nhận.
B.
gen vào tế bào nhận sẽ không nhân lên và phân li về các tế bào con.
C.
khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
D.
gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.
Câu 10

Mạch 1 của gen có A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có G2 = 300; X2= 400. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipeit. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đổi mã của ARN vận chuyển là:

A.
A = 100; U = 200; G = 400; X = 300 
B.
A = 199; U = 99; G = 300; X = 399
C.
A = 200; U = 100; G = 300; X = 400 
D.
A = 99; U = 199; G = 399; X = 300
Câu 11

Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
1. ADN có cấu trúc một mạch 2. mARN
3. tARN 4. ADN có cấu trúc hai mạch
5. Protein 6. Phiên mã
7. Dịch mã 8. Nhân đôi ADN
Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là:

A.
3, 4, 6, 7, 8 
B.
1, 2, 3, 4, 6
C.
4, 5, 6, 7, 8
D.
2, 3, 6, 7, 8
Câu 12

Một đoạn mạch bổ xung của gen có trình tự các nuccleotit là :
3’ T* A T T G G X G X A A G 5’ (T*: Nucleotit dạng hiếm). Khi gen trên nhân đôi đã tạo ra gen đột biến.
Có bao nhiêu kết luận sau là đúng về đột biến đã xẩy ra
(1) Kiểu đột biến xảy ra là thay thế cặp TA bằng cặp XG
(2) Có một axitamin bị thay đổi trong chuỗi polipeptit
(3) Chuỗi polipeptit bị mất đi một axitamin
(4) Chuỗi polipeptit bị ngắn lại
(5) Không làm thay đổi thành phần axitamin của chuỗi polipeptit
Biết các bộ ba tham gia mã hóa axitamin GAA, GAG: Glu; XGX, XGA, XGG: Arg; GGU, GGX, GGA: Gly; UAU, UAX:Tyr.

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 13

Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới

A.
Chỉ mang 1 NST giới tính X.
B.
Dễ xảy ra đột biến.
C.
Chỉ mang 1 NST giới tính Y.
D.
Dễ mẫm cảm với bệnh.
Câu 14

Một gen có 3900 liên kết hyđrô, dài 5100 ăngstrong. Số nuclêôtit từng loại của gen là:

A.
A = T = 1200; G = X = 1800.
B.
A = T = 1800; G = X = 1200.
C.
A = T = 900; G = X = 600.
D.
A = T = 600; G = X = 900.
Câu 15

Có bao nhiêu loại codon mã hóa cho các axit amin có thể được tạo ra trên đoạn phân tử mARN gồm 3 loại nuclêotit là A, U và G?

A.
64
B.
24
C.
21
D.
27
Câu 16

Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ 1 có tỉ lệ A/G thấp hơn phân tử ADN thứ 2. Nhận định nào sau đây là chính xác?

A.
Nhiệt độ nóng chảy của phân tử thứ 2 lớn hơn phân tử thứ 1.
B.
Nhiệt độ nỏng chảy của 2 phân tử bằng nhau.
C.
Nhiệt độ nóng chảy của phân tử thứ 1 lớn hơn phân tử thứ 2.
D.
Chưa đủ cơ sở kết luận.
Câu 17

Phân tử ADN vùng nhân ờ vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chi có N14 thì sau 5 lần nhân đôi trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?

A.
8
B.
2
C.
6
D.
4
Câu 18

Một gen bình thường dài 0,4080 μm, có 3120 liên kết hiđrô, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nhưng không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen. số nuclêôtit từng loại của gen đột biến có thể là:

A.
A = T = 270; G = X = 840
B.
A = T = 479;G = X = 721 hoặc A=T = 481;G = X = 719
C.
A = T = 840; G = X = 270
D.
A = T = 480; G = X = 720
Câu 19

Khi nói về đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
(1) Nuclêôtit có thể dẫn đến kết hợp sai cặp trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa
(5) Mức độ gây hại của Alen được biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
(6) Hợp chất 5BU Gây đột biến thay thế một cặp G-X bằng một cặp A- T

A.
4
B.
5
C.
3
D.
6
Câu 20

Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Quá trình dịch mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào
B.
Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 3’UAG5’
C.
Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN
D.
Chỉ mạch mã gốc của gen mới được sử dụng làm khuôn để thực hiện quá trình phiên mã
Câu 21

Alen B dài 204nm. Alen B bị đột biến thay thế một cặp nucleotit thành alen b, alen b có 1546 liên kết hidro. Số lượng nucleotit loại G của alen b là

A.
253
B.
254
C.
346
D.
347
Câu 22

Một gen có chiều dài 0,408 micrômet, gen đột biến biến tạo thành alen mới có khối lượng phân tử là 72.104 đvC và giảm 1 liên kết hydro. Dạng đột biến gen nào đã xảy ra?

A.
Thêm 1 cặp G - X.
B.
Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
C.
Thêm 1 cặp A - T. 
D.
Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
Câu 23

Cho các phát biểu sau:
(1)Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.
(2)Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.
(3)Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5'UAA3'; 5'UAG3' và 3'UGA5'.
(4)Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu Sai?

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 24

Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này bộ ba AUU và AUA chiếm tỷ lệ

A.
16%.
B.
38,4%. 
C.
24%. 
D.
51,2%.
Câu 25

Có hai loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Biết hai phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào và các quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra bình thường. Hiện tượng này xảy ra do?

A.
Hai prôtêin được tạo ra từ một gen nhưng ở hai riboxom khác nhau nên có cấu trúc khác nhau.
B.
Một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen.
C.
mARN sơ khai được xử lý theo những cách khác nhau tạo nên các phân tử mARN khác nhau.
D.
Các mARN được phiên mã từ một gen ở các thời điểm khác nhau.
Câu 26

Một chuỗi polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Số đơn vị mã chứa 2U1X và tỉ lệ mã di truyền 2U1X lần lượt là

A.
8 và 48/125
B.
8 và 16/125 
C.
8 và 64/125 
D.
3 và 48/125
Câu 27

Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi một axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?

A.
Thay thế cặp nuclêôtit thứ 14 của gen bằng một cặp nucleotit khác.
B.
Mất ba cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C.
Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D.
Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
Câu 28

Trong các dạng đột biến gen thì

A.
đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.
B.
đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
C.
đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi thay thế những dạng kém thích nghi.
D.
đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 29

Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25 % số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 Nu. Phân tử ADN này có chiều dài là

A.
11067 Å. 
B.
11804,8 Å.
C.
5712 Å.
D.
25296 Å.
Câu 30

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’,5’XXX3’,5’XXA3’,5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit

A.
Thay đổi nucleotit thứ 3 trong mỗi bộ ba
B.
Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba
C.
Thay đổi nucleotit thứ 2 trong mỗi bộ ba
D.
Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba
Câu 31

Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein Insulin là vì mã di truyền có

A.
Tính phổ biến
B.
Tính đặc hiệu
C.
Tính thoái hóa
D.
Bộ ba kết thúc
Câu 32

Có một trình tự ARN 5’…AUG GGG UGX XAU UUU…3’ mã hóa cho một đoạn
polipeptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc chuỗi polipeptit chỉ còn lại 2 aa

A.
Thay thế X ở bộ ba nu thứ ba bằng A
B.
Thay thế A ở bộ ba nu đầu tiên bằng X
C.
Thay thế G ở bộ ba nu đầu tiên bằng A
D.
Thay thế U ở bộ ba nu đầu tiên bằng A
Câu 33

Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
(1) Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’
(2) Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→ 3’
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tồng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’→ 5’ là liên
tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’→ 3’ là không liên tục (gián đoạn).
(4) Trong quá trình dịch mã tổng họp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’→ 5’

A.
2,3,4
B.
1,2,3
C.
1,2,4
D.
1,3,4
Câu 34

Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G=2/3 . Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêotit (nu) do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường, số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là

A.
A = T = 600 nu; G = X = 899 nu 
B.
A = T = 900 nu; G = X = 599 nu.
C.
A = T = 600 nu; G = X = 900 nu.
D.
A = T = 599 nu; G = X = 900 nu.
Câu 35

Một đoạn gen có trình tự 5’ –AGA GTX AAA GTX TXA XTX-3’. Sau khi xử lí với tác nhân gây đột biến, người ta đã thu được trình tự của đoạn gen đột biến 5’ –AGA GTX AAA AGT XTX AXT-3’. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dạng đột biến trên?

A.
Một cặp nucleotit A-T được thêm vào đoạn gen.
B.
Một cặp nucleotit G-X bị làm mất khỏi đoạn gen.
C.
Một cặp nucleotit G-X đã được thay thế bằng cặp nucleotit A-T.
D.
Không xảy ra đột biến vì số bộ ba vẫn bằng nhau.
Câu 36

Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nucleotit ở mạch mã hóa là:
5’-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT -3’
Trình tự nucleotit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?

A.
3' -UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA- 5’
B.
5’ -AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU 3’
C.
3’-AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU-5’
D.
5’ UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA-3’
Câu 37

Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A.
3'UAG5'
B.
3’AAU5’
C.
5’AGU3’ 
D.
5’UGG3’
Câu 38

Quá trình nhân đôi ADN luôn cần có đoạn ARN mồi vì

A.
enzim ADN polimeraza chỉ gắn nucleotit vào đầu có 3’OH tự do.
B.
enzim ADN polimeraza hoạt động theo nguyên tắc bổ sung.
C.
đoạn mồi làm nhiệm vụ sửa chữa sai sót trong quá trình nhân đôi ADN.
D.
tất cả enzim xúc tác cho nhân đôi ADN đều cần có đoạn mồi mới hoạt động được.
Câu 39

Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?

A.
Valin
B.
Mêtiônin 
C.
Glixin.
D.
Lizin.
Câu 40

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây?

A.
Gen → mARN → polipeptit→ protein → tính trạng
B.
Gen → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng
C.
Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng
D.
ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng
Câu 41

Xét các phát biểu sau
(1). Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin
(2). Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3). Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4). Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
(5). ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
2
B.
1
C.
4
D.
3
Câu 42

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời sống cá thể nhờ

A.
nhân đôi ADN và phiên mã.
B.
phiên mã và dịch mã.
C.
nhân đôi ADN và dịch mã.
D.
nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 43

Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là

A.
Pôlinuclêôxôm.
B.
Pôliribôxôm. 
C.
pôlipeptit.
D.
pôlinuclêôtit.
Câu 44

Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

A.
Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B.
Đều có sự tham gia của ADN polimeraza.
C.
Đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
D.
Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 45

Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hóa có 4 bộ ba:
5’ …AAT ATG AXG GTA…3’
Thứ tự các bộ ba: 1 2 3 4. Phân tử tARN mang bộ ba đối mã 3’ GXA5’ sẽ giải mã cho bộ ba thứ mấy trên đoạn gen trên?

A.
Bộ ba thứ 3.
B.
Bộ ba thứ 4.
C.
Bộ ba thứ 2. 
D.
Bộ ba thứ 1.
Câu 46

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:

A.
Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp alen.
B.
Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen trên đó.
C.
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
D.
Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hơp của cặp gen alen.
Câu 47

Kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các giao tử với tỉ lệ

A.
1AA : 1Aa. 
B.
1AA : 1Aa : 1aa.
C.
1AA : 2Aa : 1aa. 
D.
1AA : 4Aa : 1aa.
Câu 48

Các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là

A.
lặp đoạn, chuyển đoạn.
B.
đảo đoạn, chuyển đoạn.
C.
mất đoạn, chuyển đoạn.
D.
lặp đoạn, đảo đoạn.
Câu 49

Ở người, alen A qui định da đen là trội hoàn toàn so với a qui định da trắng, B qui định mắt nâu là trội hoàn toàn so với b qui định mắt xanh. Các gen đã cho nằm trên NST thường khác nhau. Bố và mẹ đều da đen, mắt nâu sinh con đầu lòng da trắng, mắt xanh. Kiểu gen của bố và mẹ là:

A.
AaBb × AaBb
B.
AABB × AaBb
C.
AABb × AaBB
D.
AaBB × AaBB
Câu 50

Ở cấp độ phân tử, có những cơ chế nào sau đây thực hiện theo nguyên tắc bổ sung?
1. Tự nhân đôi ADN; 2. Tổng hợp ARN; 3. Dịch mã.

A.
2, 3.
B.
1, 2.
C.
1, 3.
D.
1, 2, 3.