THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1363
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2586

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng) Sinh Học Lớp 12 Phần 5

Câu 1

Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2A° và mất 8 liên kết hidro. Khi gen ban đầu và gen đột biến đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:

A.
A=T=8; G=X=16
B.
A=T=16; G=X=8
C.
A=T=7; G=X=14
D.
A=T=14; G=X=7
Câu 2

Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A.
làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
B.
làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.
C.
làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein.
D.
gen bị biến đổi dẫn tới không truyền đạt được vật chất di truyền qua các thế hệ.
Câu 3

Gen có 1170 nucleotit và có G = 4A. Sau khi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:

A.
11417  
B.
13104
C.
11466  
D.
11424
Câu 4

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?

A.
Đột biến xảy ra ở tế bào xoma (đột biến xoma) được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
B.
Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi) thường biểu hiện ra kiểu hình cơ thể.
C.
Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
D.
Đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 5

Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứ 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?

A.
Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
B.
Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
C.
Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
D.
Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
Câu 6

Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình

A.
nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B.
nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng.
C.
giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
D.
nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân ở tế bào sinh dục.
Câu 7

Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

A.
Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen.
B.
Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C.
Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D.
Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
Câu 8

Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng

A.
thay thế cặp G – X bằng T – A.
B.
thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.
C.
thay thế cặp A – T bằng T – A.
D.
thay thế cặp A – T bằng G – X.
Câu 9

Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A.
Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen, không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
B.
Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
C.
Đột biến gen không phụ thuộc vào loại tác nhận, mà chỉ phụ thuộc liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
D.
Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
Câu 10

Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể xảy ra như thế nào?

A.
Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
B.
Đột biến gen lặn không được biểu hiện.
C.
Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
D.
Đột biến gen trội biểu hiện cả khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.
Câu 11

Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A.
aaBb và Aabb   
B.
AABB và AABb
C.
AABb và AaBb 
D.
AaBb và AABb
Câu 12

Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là

A.
đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B.
đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.
C.
đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao tử không tham gia thụ tinh.
D.
đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở trạng thái dị hợp.
Câu 13

Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại

A.
một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.
B.
một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.
C.
nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.
D.
một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.
Câu 14

Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?

A.
Vì lactozo làm mất cấu hình không gian của nó
B.
Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactozo
C.
Vì lactozo làm gen điều hòa không hoạt động
D.
Vì gen cấu trúc làm gen điều hòa bị bất hoạt
Câu 15

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Môi trường sống không có lactôzơ.
B.
Gen A phiên mã 10 lần.
C.
Gen điều hòa nhân đôi 2 lần.
D.
Gen Y phiên mã 20 lần.
Câu 16

Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây. Khi môi trường có đường lactôzơ, các gen cấu trúc Z, Y, A ở chủng nào sau đây vẫn không phiên mã?

A.
Chủng bị đột biến ở gen Y nhưng không làm thay đổi cấu trúc của phân tử protein do gen này quy định tổng hợp.
B.
Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN polimeraza.
C.
Chủng bị đột biến ở gen Z làm cho phân tử mARN của gen này mất khả năng dịch mã.
D.
Chủng bị đột biến ở gen A làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein do gen này quy định tổng hợp.
Câu 17

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

A.
Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B.
Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C.
Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D.
ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 18

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.

III. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Trong các trường hợp trên, khi môi trường không có đường lactozơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 19

Cho một số phát biểu sau về cảc gen trong operon Lac ở E. Coli:

I. Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

II. Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

III. Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

IV. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

Số phát biểu đúng là:

A.
3
B.
4
C.
2
D.
5
Câu 20

Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?

A.
Vùng khởi động của gen điều hòa.
B.
Gen Y của opêron.
C.
Vùng vận hành của opêron.
D.
Gen Z của opêron.
Câu 21

Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là

A.
nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
B.
vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
C.
vùng gen mã hóa prôtêin ức chế.
D.
trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế.
Câu 22

Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch pôlinuclêôtit luôn được kéo dài theo chiều 5'→3'.

II. Các gen trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.

III. Trong operon Lac, các gen Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau.

IV. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra đồng thời.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 23

Cho các phát biểu sau

I. Gen có nhiều loại như gen điều hòa, gen cấu trúc,...trong đó các gen điều hòa là gen quy định các cơ quan có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể.

II. Quá trình nhân đôi ADN tuân theo 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

III. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5'-3' có vai trò như giá đỡ phức hợp codon-anticodon.

IV. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu là điều hòa phiên mã.

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 24

Cơ chế điều hoà hoạt động của gen đã được phát hiện ở

A.
Vi khuẩn E.coli.    
B.
Người.
C.
Ruồi giấm. 
D.
Đậu Hà Lan.
Câu 25

Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi

A.
ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B.
chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
C.
mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
D.
prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 26

Cho các nhận định sau:

I. Mạch gốc là mạch mang thông tin di truyền

II. Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã

III. Sự điều hòa hoạt động của gen chỉ xảy ra ở cấp độ phiên mã

IV. Quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực xảy ra đồng thời

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 27

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
B.
Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau.
C.
Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D.
Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
Câu 28

 Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:

- Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng

- Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng

- Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng

- Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng

- Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã

- Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operan làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactozo, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 29

Ở vi khuẩn E. coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau đây đúng?

A.
Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
B.
Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
C.
Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
D.
Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
Câu 30

Vai trò của lactozo trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli là

A.
liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polimeraza hoạt động.
B.
gắn vào trình tự vận hành operator để khởi đầu quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
C.
hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
D.
ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.
Câu 31

Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:

(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.

(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.

(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.

(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.

Những giải thích đúng là:

A.
(2) và (4)
B.
(1), (2) và (3)
C.
(2) và (3)
D.
(2), (3) và (4)
Câu 32

Trình tự nucleotit đặc biệt của một operon nơi enzim ARN polimeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã các gen cấu trúc được gọi là

A.
gen điều hòa.
B.
vùng mã hóa.
C.
vùng vận hành.
D.
vùng khởi động.
Câu 33

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là

A.
mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B.
nơi gắn vào của protein ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C.
mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng vận hành.
D.
mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng khởi động.
Câu 34

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có laztozo?

A.
Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.
B.
Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
C.
Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D.
ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 35

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực?

A.
Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
B.
Phần lớn các trình tự nucleotit trên ADN được mã hóa thành các thông tin di truyền.
C.
Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
D.
Có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn: từ nhiễm sắc thể (NST) tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
Câu 36

Trình tự các thành phần cấu tạo của một operon là

A.
gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc.
B.
vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc.
C.
nhóm gen cấu trúc – vùng vận hành – vùng khởi động.
D.
nhóm gen cấu trúc – vùng khởi động – vùng vận hành.
Câu 37

Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì

A.
tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động
B.
tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạy hoạt động, có khi đồng loạt dừng
C.
chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động
D.
phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
Câu 38

Mối tương quan giữa protein ức chế với vùng vận hành O được thể hiện như thế nào?

A.
Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
B.
Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, không diễn ra sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
C.
Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, enzim phiên mã có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã nhóm gen cấu trúc.
D.
Khi môi trường có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
Câu 39

Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào?

A.
Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.
B.
Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
C.
Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
D.
Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã.
Câu 40

Một gen được tách từ hệ gen của vi khuẩn có %A=20%. Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen này có %Um=15%, %Gm=25%, Xm=490 nuclêôtit. Xác định số liên kết hidro của gen.

A.
3640 liên kết.   
B.
4630 liên kết
C.
3460 liên kết    
D.
4360 liên kết.
Câu 41

Mạch 1 của gen có. A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có. G2 = 400; X2 = 500. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UGA, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là

A.
A= 99; U = 199; G = 399; X = 500.
B.
A= 99; U = 199; G = 500; X = 399.
C.
A= 199; U = 99; G = 399; X = 500.
D.
A= 199; U = 99; G = 400; X = 499.
Câu 42

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là

A.
U, A, X
B.
A, G, X
C.
U, G, X  
D.
G, A, U.
Câu 43

 Một phân tử mARN trưởng thành có bộ ba kết thúc là UAA; Quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipeptit từ mARN trên đã cần 99 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tất cả lượt tARN thấy tổng số A= 57, ba loại nucleotit còn lại bằng nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Gen tổng hợp ra mARN có chiều dài 2040 Å

II. Tỉ lệ nucleotit A/G trên gen đã tổng hợp ra mARN trên là 7/9.

III. Phân tử mARN có 100 bộ ba.

IV. Số nucleotit các loại A: U: X: G trên mARN lần lượt là: 82: 58: 80:80.

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 44

Trên một phân tử mARN có trình tự các nuclêôtit như sau :

5’ ...XXXAAUGGGGXAGGGUUUUUXUUAAAAUGA ... 3’

Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp ribôxôm lần lượt là

A.
6 aa và 6 bộ ba đối mã.
B.
6 aa và 7 bộ ba đối mã.
C.
10 aa và 10 bộ ba đối mã.
D.
10 aa và 11 bộ ba đối mã.
Câu 45

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3'AXG GXA AXA TAA GGG5'. Các côđon mã hóa axit amin: 5'UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5'XGU3', 5'XGX3'; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3', 5'GGA3', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3', 5'XXA3', 5'XXG3' quy định Pro; 5'AXG3' quy định Thr. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 30 axit amin Pro.

II. Nếu gen A phiên mã 3 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 15 axit amin Thr.

III. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 100 axit amin Cys.

IV. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 4 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 20 axit amin Ile.

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 46

Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

I. Số lượt tARN bằng số codon trên mARN.

II. Với hai loại nuclêôtit A và G có thể tạo ra tối đa 8 loại mã bộ ba khác nhau.

III. Có 2 loại tARN vận chuyển axit amin kết thúc.

IV. Số axit amin trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 47

Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtít 3’… TXG XXT GGA …5’. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:

A.
5'…AGX GGA XXU …3'.
B.
5'…AXG XXU GGU …3'.
C.
5'…UGX GGU XXU …3'.
D.
3'…UXG XXU GGA …5'.
Câu 48

Một phân tử mARN có 1200 đơn phân và tỷ lệ A: U: G: X = 1: 3: 2: 4. Số nuclêôtit loại G của mARN này là

A.
120.   
B.
600.
C.
240.  
D.
480.
Câu 49

Các nucleotit trên phân tử mARN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?

A.
Hidro. 
B.
Cộng hoá trị.
C.
Ion.    
D.
peptit.
Câu 50

Cho biết các phân tử tARN có bộ ba đối mã mang axit amin tương ứng như sau: Glixin (XXA), Alanin (XGG), Valin (XAA), Xistêin (AXA), Lizin (UUU), Lơxin (AAX), Prôlin (GGG). Khi giải mã, tổng hợp một phân tử protein hoàn chỉnh đã cần đến số lượng axit amin mỗi loại là 10 Glixin,20 Alanin, 30 Valin, 40 Xistêin, 50 Lizin, 60 Lơxin, 70 Prôlin. Không tính các nucleotit tạo nên mã khởi đầu và mã kết thúc; khi gen phiên mã 5 lần, số lượng ribônucleotit loại Adenin môi trường cần cung cấp là

A.
750  
B.
1250
C.
850
D.
1350