THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 28
Thời gian làm bài: 50 phút
Mã đề: #1367
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5348

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng) Sinh Học Lớp 12 Phần 7

Câu 1

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
B.
Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
D.
Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
Câu 2

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

A.
Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
B.
Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba
C.
Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
D.
Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau
Câu 3

Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?

A.
Trong 16 phân tử ADN con được tạo ra ở vùng nhân, có 15 mạch được tổng hợp liên tục, 15 mạch được tổng hợp gián đoạn.
B.
Trong 16 phân tử ADN con được tạo ra ở vùng nhân, có 16 mạch được tổng hợp liên tục, 16 mạch được tổng hợp gián đoạn.
C.
Trong quá trình nhận đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử mẹ ADN.
D.
Tất cả phân tử ADN ở vùng nhân của các vi khuẩn con đều có những đơn phân chứa N15.
Câu 4

Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?

A.
5’AUG3’, 5’UGG3’
B.
5’XAG3’, 5’AUG3’
C.
5’UUU3’, 5’AUG3’
D.
5’UXG3’. 5’AGX3’
Câu 5

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

A.
mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B.
mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
C.
mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
D.
mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Câu 6

Người mắc bệnh hoặc hội chứng nào sau đây là đột biến dạng thể ba?

A.
Hội chứng Đao
B.
Bệnh ung thư vú
C.
Hội chứng Tơcno
D.
Bệnh pheninketo niệu
Câu 7

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi vị trị của gen trên NST?

A.
Đột biến đa bội và đột biến lệch bội
B.
Đột biến lệch bội và đột biến chuyển đoạn
C.
Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn
D.
Đột biến gen và đột biến lệch bội
Câu 8

Ở một loại động vật có 2n = 24. Trong nhân các tế bào ở đầu kì của lần nguyên phân thứ hai của một hợp tử ở loài này chứa tổng số bao nhiêu phân tử ADN?

A.
384
B.
48
C.
96
D.
192
Câu 9

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 12. Số loại thể ba khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài là

A.
15
B.
6
C.
14
D.
13
Câu 10

Đột biến lệch bội xảy ra ở một cặp NST trong nguyên phân của tế vào sinh dưỡng 2n sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST

A.
2n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 và 2n – 2
B.
2n + 2 và 2n – 1 hoặc 2n + 1 và 2n – 2
C.
n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 và n – 2
D.
2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 1 và n – 1
Câu 11

Một loài thực vật, A – quy định quả đỏ, a – quy định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội, hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/6?

A.
Mẹ Aa x Bố AAa
B.
Mẹ Aaa x Bố AA
C.
Mẹ AAa x Bố AA
D.
Mẹ Aa x Bố Aaa
Câu 12

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, kết luận nào sau đây là đúng?

A.
Mất đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau
B.
Mất đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau
C.
Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau
D.
Mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau
Câu 13

Ở người, sự rối loạn phân li của cặp NST số 21 trong lần phân bào I của giảm phân sẽ tạo ra

A.
hai tinh trùng thiếu một NST và hai tinh trùng bình thường
B.
hai tinh trùng bình thường, một tinh trùng có hai NST số 21 và một tinh trùng không có NST số 21
C.
hai tình trùng thừ 1 NST và số 21 và hai tinh trùng thừa một NST số 21
D.
hai tinh trùng thiếu một NST số 21 và hai tinh trùng thừa 1 NST số 21
Câu 14

Rối loạn phân li cặp NST giới tính trong giảm phân I ở bố, mẹ giảm phân bình thường, qua thụ tinh tạo ra

A.
thể 3X, hội chứng Tơcno
B.
thể 3X, hội chứng Claiphento
C.
hội chứng Tocno, hội chứng Caliphento
D.
hội chứng Đao, hôi chứng Tơcno
Câu 15

Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng. (4) Hội chứng Claiphento

(5) Dính ngón tay số 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Hội chứng Tơcno

(8) Hội chứng Đao. (9) Mù màu

Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội?

A.
(4), (7), và (8)
B.
(4), (7) và (2)
C.
(1), (3) và (9)
D.
(1), (3) và (8)
Câu 16

Khi nói về hoạt động của operon Lac, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Đường lactozo làm bất hoạt protein ức chế bằng cách bám vào protein ức chế làm cho cấu trúc không gian của protein ức chế bị thay đổi.
B.
Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi và phiên mã khác nhau.
C.
Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
D.
Gen điều hòa và các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau.
Câu 17

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza tác động lên cả hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ
B.
Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi
C.
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
D.
Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa nucleotit trên mạch gốc với nucleotit của môi trường nội bào theo nguyên tắc A với T, G với X và ngược lại.
Câu 18

Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của operon Lac ở vị trí khuẩn E. coli?

A.
Vùng vận hành (O) là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B.
Gen điều hào R quy định tổng hợp protein ức chế.
C.
Vùng khởi động (P) là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D.
Các gen cáu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo.
Câu 19

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng?

A.
Gen đột biến trội ở dạng dị hợp có thể biểu hiện thành thể đột biến
B.
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống
C.
Trong quá trình phiên mã nếu lắp ráp sai nguyên tắc bổ sung thì sẽ gây đột biến gen
D.
Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì có thể tạo ra đột biến gen
Câu 20

Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

 

A.
Phiên mã tổng hợp mARN.    
B.
Dịch mã.
C.
Nhân đôi ADN.
D.
Phiên mã tổng hợp tARN.
Câu 21

Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein

(2) khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzyme đặc hiệu ,axit amin  mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dich mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

 

A.
(2) và (4)
B.
(1) và (4)
C.
(3) và (4)
D.
(2) và (3)
Câu 22

Cho các thông tin sau đây :

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêm.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

 

A.
(2) và (4)
B.
(1) và (4)
C.
(3) và (4)  
D.
(2) và (3)
Câu 23

Có bao nhiêu loại phân tử sau đây được cấu tạo từ các đơn phân là các nuclêôtit?

I. Hoocmôn insulin.                 II. ARN pôlimeraza.      

III. ADN pôlimeraza.                IV. Gen.

 

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 24

Phân tử nào sau đây trong cấu trúc phân tử có liên kết hiđrô?

 

A.
ADN, tARN, Prôtêin cấu trúc bậc 2.
B.
 ADN; tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.
C.
ADN, tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 1. 
D.
ADN, tARN; mARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.
Câu 25

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

 

A.
Nhân đôi nhiễm sắc thể
B.
Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
C.
Tổng hợp ARN
D.
Nhân đôi ADN
Câu 26

Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền được tóm tắt bằng sơ đồ

Các số (1), (2) và (3) lần lượt là các quá trình

A.
nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
B.
dịch mã, phiên mã và tái bản.
C.
phiên mã, dịch mã và nhân đôi.   
D.
tái bản, dịch mã và phiên mã.
Câu 27

Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã, dịch mã là:

A.
Thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung   
B.
Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
C.
Đều có sự xúc tác của men ADN pôlimeraza      
D.
Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
Câu 28

Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 Alanin, 80 Xistêin, 70 Triptôphan, 48 Lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên là bao nhiêu, biết gen đó là gen không phân mảnh?

A.
3060Å.
B.
3570Å.
C.
4080Å.
D.
4590Å.