THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1376
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 511

Ôn tập trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Khi nói về hoạt động tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở động vật nhai lại và động vật ăn thực vật có dạ dày đơn, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn biến đổi sinh học xảy ra ở manh tràng phần thức ăn còn lại được hấp thu ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu kém hơn.
B.
Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là dạ múi khế.
C.
Ở động vật nhai lại thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, sau đó tiếp tục biến đổi sinh học ở manh tràng vàỞ động hấp thu ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu cao.
D.
Ở động vật nhai lại có hiệu quả cao hơn vì thức ăn được tiêu hóa kĩ hơn.
Câu 2

Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên thì tuyến tụy tiết ra

A.
 insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ.
B.
glucagôn làm cho tế bào nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ.
C.
glucagôn làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ.
D.
insulin làm cho tế bào nhận và chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ.
Câu 3

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:

I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.

II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.

III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.

IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 4

Cho các phát biểu sau về tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tiêu hóa chỉ là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

(2) Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa ngoại bào.

(3) Ở động vật nhai lại, dạ múi khế là dạ dày chính thức.

(4) Ở người, thức ăn khi đến ruột không còn được tiêu hóa cơ học nữa.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 5

Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hóa?

A.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
B.
Ăn cá nhả nương, ăn đường nuốt chậm.
C.
Ăn mắm lắm cơm.
D.
Nhai kĩ no lâu.
Câu 6

Vì sao nói tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất của động vật ăn thịt và ăn tạp?

A.
Vì ruột có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn.
B.
Vì ruột có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn và ruột có bề mặt hấp thụ lớn nhất trong hệ tiêu hóa.
C.
Vì ruột có bề mặt hấp thụ lớn nhất trong tiêu hóa.
D.
Vì thời gian tiêu hóa diễn ra ở ruột là lâu nhất.
Câu 7

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa?

(1) Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
(2) Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizoxom.
(3) Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
(4) Trong ngành ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 8

Trong quá trình tiêu hóa ở người, thức ăn được tiêu hóa hóa học chủ yếu ở

A.
Khoang miệng
B.
Thực quản
C.
Ruột non
D.
Dạ dày
Câu 9

Trong quá trình miễn dịch ở người, ở giai đoạn đầu, các đại thực bào sẽ ra khỏi mạch máu, di chuyển đến vị trí nhiễm khuẩn, hình thành chân giả, bắt và phân hủy vi khuẩn. Hình thức này được gọi là

A.
 Thẩm thấu 
B.
 Thực bào  
C.
 Ẩm bảo  
D.
Xuất bào
Câu 10

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A.
Tiêu hoá nội bào.
B.
Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
C.
Tiêu hóa ngoại bào.
D.
Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
Câu 11

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

A.
Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.
B.
Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
C.
Nhai thức ăn trước khi nuốt.
D.
Chỉ nuốt thức ăn.
Câu 12

Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?

A.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
Câu 13

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A.
Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
B.
Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
C.
Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D.
Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulozơ.
Câu 14

Cân bằng nội môi thể hiện ở:

A.
Phổi và ruột non đều có bề mặt trao đổi rộng.
B.
Kích thích mọi tế bào trong cơ thể đều như nhau.
C.
Khi nồng độ muối trong máu tăng, thận thải ra nhiều muối hơn.
D.
Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta có cảm giác mệt mỏi.
Câu 15

Trong ống tiêu hóa của thú ăn thực vật, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:

A.
Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
B.
Được enzim trong tuyến nước bọt phân hủy thành các chất đơn giản.
C.
Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
D.
Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
Câu 16

Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hóa nội bào?

A.
Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.
B.
Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ Enzim do Lizôxôm tiết ra.
C.
Sự tiêu hóa xảy ra trong tế bào.
D.
Thức ăn được tiêu hóa cơ học.
Câu 17

Ống tiêu hóa của người và động vật được phân hóa thành nhiều bộ phận có tác dụng:

A.
Sự chuyển hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao.
B.
Làm nhỏ thức ăn.
C.
Làm tăng hiệu quả của tiêu hóa cơ học.
D.
Làm tăng diện tích tác dụng của Enzim lên thức ăn.
Câu 18

Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi tiêu hóa ngoại bào lại được tiếp tục tiêu hóa nội bào vì:

A.
Túi tiêu hóa chỉ có 1 lỗ thông ra bên ngoài
B.
Thức ăn chưa phân hủy hoàn toàn thành dạng đơn giản hấp thụ được.
C.
Thức ăn chưa được tiêu hóa hóa học.
D.
Tế bào thành túi tiết Enzim vào trong túi để tiêu hóa thức ăn.
Câu 19

Ống tiêu hóa của ăn thực vật dài hơn ống tiêu hóa của thú ăn thịt vì:

A.
Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa và hấp thụ.
B.
Thức ăn thực vật nghèo năng lượng, động vật phải ăn nhiều nên ruột dài.
C.
 Thức ăn thực vật ít axit amin, vitamin, động vật phải ăn nhiều nên ruột dài
D.
Thức ăn thịt giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thu.
Câu 20

Tiêu hóa nội bào là quá trình phân hủy thức ăn xảy ra trong:

A.
Tế bào.
B.
Trong túi tiêu hóa.
C.
Ống tiêu hóa.
D.
Cơ thể.
Câu 21

Mỗi ngày, người cần hàng trăm gam cacbohiđrat. Nhu cầu hằng ngày về hầu hết các vitamin chí tính bằng miligam. Nhu cầu về các vitamin với lượng nhỏ như vậy là vì

A.
các vitamin không quan trọng lắm trong trao đổi chất.
B.
năng lượng chứa trong các vitamin khá lớn mà ta lại không cần nhiều lắm
C.
cơ thể có thể dự trữ hầu hết các vitamin với số lượng lớn.
D.
vitamin chỉ đóng vai trò là các yếu tố điều hoà, xúc tác.
Câu 22

Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần của người?

A.
Pepsin.
B.
Đường glucôzơ.
C.
Tinh bột.
D.
Chất béo.
Câu 23

Loài động vật có kiểu ăn hút dịch lỏng là

A.
rệp vừng.
B.
trai.
C.
cá voi.
D.
giun đất.
Câu 24

Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là

A.
cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
B.
thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cổ họng
C.
thực quản, cổ họng, dạ dày, ruột già, ruột non.
D.
cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non.
Câu 25

Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

A.
Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B.
Miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C.
Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D.
Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 26

Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

A.
Không bào tiêu hóa.
B.
Túi tiêu hóa.
C.
Ống tiêu hóa.
D.
Không bào tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 27

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

A.
Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B.
Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C.
Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D.
Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 28

 Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
B.
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa
C.
Quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học
D.
Quá trình tiêu hóa thức ăn có sự tham gia của các enzim
Câu 29

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng

A.
Từ thức ăn cho cơ thể.
B.
Và năng lượng cho cơ thể.
C.
Cho cơ thể.
D.
Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 30

Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau

  1. Hình thành không bào tiêu hóa
  2. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
  3. Màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn
  4. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa
  5. Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất
  6. Chất thải, chất bã được xuất bào

Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là:

A.
1-2-3-4-5-6
B.
3-1-4-2-5-6
C.
3-1-2-4-5-6
D.
3-6-4-5-1-2
Câu 31

Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của châu chấu với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất

Phương án trả lời đúng là:

 

A.
1 - a; 3 - b; 4 - c; 5 - d; 6 - e; 7 - f
B.
1 - a; 2 - b; 4 - c; 5 - d; 6 - e; 7 - f
C.
1 - a; 3 - c; 4 - d; 5 - d; 6 - e; 7 - f
D.
1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d; 6 - e; 7 - f
Câu 32

Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là

 

A.
1 - miệng; 2 - diều; 3 - thực quản; 4 - dạ dày tuyến; 5 - dạ dày cơ; 6 - ruột; 7 - hậu môn
B.
1 - miệng; 2 - thực quản; 3 - diều; 4 - dạ dày cơ; 5 - dạ dày tuyến; 6 - ruột; 7 - hậu môn
C.
1 - miệng; 2 - diều; 3 - thực quản; 4 - dạ dày cơ; 5 - dạ dày tuyế ; 6 - ruột; 7 - hậu môn
D.
1 - miệng; 2 - thực quản; 3 - diều; 4 - dạ dày tuyến; 5 - dạ dày cơ; 6 - ruột; 7 - hậu môn
Câu 33

Ở loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa

A.
Thực quản
B.
Tuyến nước bọt
C.
Khoang miệng
D.
Dạ dày
Câu 34

Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

A.
Miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
B.
Miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
C.
Miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
D.
Miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn
Câu 35

Hình bên là quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức. Em hãy chú thích cho các số trên hình bằng cách ghép với chữ cái tương ứng

a) Miệng

b) Thức ăn

c) Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa

d) Thức ăn đang tiêu hóa dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào

e) Túi tiêu hóa

Phương án trả lời đúng là:

A.
1-a; 2-e; 3-b; 4-c; 5-d
B.
1-a; 2-e; 3-b; 4-d; 5-c
C.
1-a; 2-c; 3-b; 4-e; 5-d
D.
1-a; 2-b; 3-c; 4-c; 5-d
Câu 36

Các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác dụng

A.
Làm tăng nhu động ruột
B.
Làm tăng bề mặt hấp thụ
C.
Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
D.
Tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
Câu 37

Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là

A.
Cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
B.
Tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
C.
Tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
D.
Giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học
Câu 38

Xét các loài sau:

(1) Ngựa (2) Thỏ (3) Chuột (4) Trâu

(5) Bò (6) Cừu (7) Dê

Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?

A.
(4), (5), (6) và (7)
B.
(1), (3), (4) và (5)
C.
(1), (4), (5) và (6)
D.
(2), (4), (5) và (7)
Câu 39

Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là

A.
Răng cửa giữ thức ăn
B.
Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
C.
Răng nanh cắn và giữ mồi
D.
Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ
Câu 40

Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là

A.
Răng cửa giữa và giật cỏ
B.
Răng nanh nghiền nát cỏ
C.
Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D.
Răng nanh giữ và giật cỏ
Câu 41

Trong các phát biểu sau:
(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn
(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển
(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển
(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài
(6) Một số loài thú ăn thịt có dạ dày đơn
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 42

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

 

A.
Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B.
Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
C.
Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D.
Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Câu 43

Các nhà nghiên cứu cho chó ăn thức ăn đánh dấu phóng xạ và theo dõi các phân tử thức ăn được hấp thụ. Loại phân tử nào sau đây di chuyển theo con đường khác với các con đường còn lại?

 

A.
Cacbohidrat
B.
Prôtêin
C.
Axit nuclêic
D.
Chất béo
Câu 44

Quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại

 

A.
gồm có tiêu hóa học và tiêu hóa sinh học nhờ vi sinh vật cộng sinh.
B.
gồm tiêu hóa cơ học và tiêu hóa sinh học xảy ra trong manh tràng.
C.
gồm có tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học và tiêu hóa sinh học.
D.
gồm có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học nhờ enzim tiêu hóa.
Câu 45

Ở người, ruột thừa có thể gây nguy hiểm khi bị viêm nhiễm nhưng vẫn tồn tại. Giải thích nào sau đây hợp lý nhất?

 

A.
Do ruột thừa không gây chết đối với người.
B.
Do được di truyền từ loài tổ tiên.
C.
Do chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn.
D.
Do ruột thừa có vai trò tiêu hóa xenlulozo
Câu 46

Đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ và ngựa là

 

A.
răng nanh phát triển, răng hàm to. 
B.
dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển.
C.
dạ dày đơn, manh tràng kém phát triển. 
D.
dạ dày đơn, ruột ngắn.
Câu 47

Một bệnh nhân X có khối u trong dạ dày. Bệnh nhân X được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Việc cắt bỏ khối u đồng nghĩa với dạ dày của anh ấy cũng sẽ bị thu hẹp khoảng 1/2 so với lúc bình thường. Sau khi, bệnh nhân X phẫu thuật và hồi phục về nhà, dự đoán nào sau đây đúng?

 

A.
Bệnh nhân X không thể ăn các loại thịt được nữa.
B.
Dạ dày giảm khả năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C.
Dạ dày mất khả năng tiêu hóa hóa học.
D.
Ruột non tiết nhiều enzim pepsin hơn bù lại cho dạ dày.
Câu 48

Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật?

1. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn

2. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày ở người

3. Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn so với ruột non ở thú ăn thực vật

4. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào

 

A.
II, III
B.
I, IV
C.
I, III
D.
II, IV
Câu 49

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

A.
Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.
B.
Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.
C.
Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.
D.
Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn.
Câu 50

Tiêu hoá là: 

A.
Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B.
Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C.
Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D.
Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.