THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1378
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4594

Ôn tập trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 5

Câu 1

Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào

A.
Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và hấp thụ vào máu
B.
Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ và máu
C.
Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và hấp thụ vào máu
D.
Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào
Câu 2

Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây sai

A.
 Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa hóa học
B.
Trong ống tiêu hóa của người vừa diễn ra tiêu hóa nội bào vừa diễn ra tiêu hóa ngoại bào
C.
Tất cả các loài động vật có xưong sống đều tiêu hóa theo hình thức ngoại bào
D.
Trâu, bò, dê, cừu là các loài thú ăn cỏ có dạ dày 4 túi
Câu 3

Khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

II. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người.

III. Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn so với ruột non ở thú ăn thực vật.

IV. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 4

Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?

A.
B.
Thỏ
C.
Gấu
D.
Gà rừng
Câu 5

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây

A.
Tiêu hóa nội bào
B.
Tiêu hóa ngoại bào
C.
Tiêu hóa ngoại bào và nội bào
D.
Tiêu hóa cơ học
Câu 6

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật

A.
Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa
B.
 Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản
C.
Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày  
D.
Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ sự co bóp mạnh của dạ dày
Câu 7

Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng trên có ý nghĩa?

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Enzim đặc trưng ở khu vực đó.

(2) Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt VSV kí sinh.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa: mỗi loại chất dinh dưỡng được tiêu hóa ở 1 vùng nhất định của ống tiêu hóa.

(4) Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.

Tổ hợp ý đúng là:

A.
(1), (2), (3), (4)
B.
(1), (2), (4)
C.
(2), (3), (4)
D.
(1), (3), (4)
Câu 8

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng

A.
Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non
B.
Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào
C.
Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh
D.
Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin
Câu 9

Nhóm động vật nào sau đây có dạ dày đơn

A.
Diều hâu, quạ, bồ câu
B.
Voi, hươu, nai, bò
C.
Chuột, thỏ, ngựa
D.
Hổ, báo, gà rừng
Câu 10

Cho các phát biểu sau:

I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.

II.  Dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 3 ngăn, trong đó dạ múi khế là quan trọng nhất.

III. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.

IV. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa dễ biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.

V. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 11

Về sự thích nghi của hệ tiêu hóa các loài động vật đối với các nhóm thức ăn khác nhau, cho các phát biểu dưới đây:

I. Các động vật ăn tạp thường có hệ thống răng cửa, răng nanh và răng hàm rất phát triển để ăn cả động vật lẫn thực vật.

II. Các động vật ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chúng thường cộng sinh với các vi sinh vật phân giải cellulose để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ăn vào.

III. Dạ dày của các loài động vật ăn thịt thường là dạ dày đơn, kích thước nhỏ vì chỉ cần một lượng thức ăn ít đã đủ cung cấp dinh dưỡng.

IV. Dạ lá sách ở trâu, bò đóng vai trò là dạ dày thực, tham gia vào quá trình tiêu hóa protein của thức ăn.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 12

Khi nói về quá trình tiêu hóa của một số loài động vật, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Chim ăn hạt và gia cầm sử dụng hạt cứng, sỏi để hỗ trợ tiêu hóa cơ học.

(2). Ở gà, thức ăn từ dạ dày cơ được tiêu hóa cơ học rồi đổ xuống dạ dày tuyến để tiêu hóa hóa học.

(3). Ruột non vừa đóng vai trò tiêu hóa thức ăn tạo ra các chất dinh dưỡng, vừa đóng vai trò hấp thụ dưỡng chất.

(4). Dịch mật được tiết từ gan và tích trữ trong túi mật, dịch mật đổ vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa protein.

Số phát biểu chính xác là:

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 13

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này như thế nào cho phù hợp?

A.
Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → cơ thể cần cung cấp thêm nước
B.
Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước
C.
Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước →tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát
D.
Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước
Câu 14

Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, cho các phát biểu sau đây:

I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein.

III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót.

IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà).

Số phát biểu không chính xác là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 15

Cho các mô tả sau đây về các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở động vật:

I. Có sự phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm cao độ, răng nanh to, dài, sắc.

II. Ruột non thường ngắn và có dạ dày đơn, lớn, chứa được nhiều thức ăn.

III. Nhóm động vật này có hiện tượng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học xảy ra trong ống tiêu hóa.

IV. Các tuyến tiêu hóa phối hợp với ống tiêu hóa trong việc thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học.

Số các mô tả phù hợp với hoạt động tiêu hóa ở động vật ăn thịt là:

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 16

Khi nói về vai trò của vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của một số động vật nhai lại, cho cá phát biểu:

(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp cho vật chủ.

(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật nhai lại.

(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại.

(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại.

Số các phát biểu không chính xác là:

A.
1
B.
3
C.
2
D.
4
Câu 17

Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là

A.
Dạ dày
B.
Ruột non
C.
Thực quản
D.
Ruột già
Câu 18

Dịch tủy được tuyến tụy đổ vào ruột ở đoạn nào sau đây

A.
Tá tràng
B.
Đoạn giữa ruột non
C.
Kết tràng ngang
D.
Kết tràng lên
Câu 19

Do bệnh lí phải cắt bỏ túi mật, bệnh nhân sẽ

A.
 Chết dần do không tiêu hóa được thức ăn
B.
Ăn uống bình thường, nhưng tuyệt đối không sử dụng lipid vì thiếu mật
C.
Chết sau đó khoảng một tháng, vì sinh lí tiêu hóa bị rối loạn nghiêm trọng
D.
Ăn uống bình thường (ăn kiêng) do gen tiết mật trực tiếp vào ruột
Câu 20

Trong các thành phần chứa trong thức ăn gồm nước, khoáng, vitamin, gluxit, lipid, protit. Thành phần nào được cơ thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua biến đổi?

A.
Nước khoáng
B.
Nước, khoáng và vitamin các loại
C.
Nước, khoáng và một số vitamin tan trong nước
D.
Gluxit, lipid và protit
Câu 21

Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn?

A.
Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu
B.
Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột
C.
Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipid và protit
D.
Cả A, B, C đúng
Câu 22

Tiêu hóa thức ăn là quá trình

A.
Nghiền nát, cắt, xé thức ăn từ lớn trở thành nhỏ dần
B.
Là quá trình biến đổi thức ăn từ phức tạp đến đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được
C.
Là quá trình thủy phân các chất hữu cơ bằng xúc tác của enzim, biến đổi chúng thành chất đơn giản
D.
Là quá trình biến đổi thức ăn từ phức tạp thành đơn giản nhờ hoạt động của dịch tiêu hóa
Câu 23

Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì

A.
Làm tăng nhu động ruột
B.
Làm tăng bề mặt hấp thụ
C.
Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
D.
Tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
Câu 24

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào

A.
Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
B.
Tiết pepsin và HCI để tiêu hoá prôtê¡n có ở vi sinh vật và cỏ
C.
Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
D.
Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ
Câu 25

Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A.
Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng
B.
Dịch tiêu hoá được hoà loãng
C.
Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng
D.
Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học
Câu 26

Lông ruột có đặc điểm cấu tạo nào để nó được gọi là đơn vị hấp thụ dinh dưỡng?

1. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng

2. Có dây thần kinh đến

3. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết

4. Chứa nhiều enzim hấp thụ

Phương án đúng:

A.
1, 2
B.
1, 2, 4
C.
2, 3, 4
D.
1, 2, 3
Câu 27

Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Đây là loại đạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ

II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ.

III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin và HCl giúp phân giải prôtêin từ cỏ và vi sinh vật.

A.
1
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 28

Biểu đồ dưới đâu ghi lại sự biến động hàm lượng glucôzơ trong máu của một người khỏe mạnh bình thường trong vòng 5 giờ:

Từ biểu đồ trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucôzơ xấp xỉ 1 mg/ml.

II. Glucagôn được giải phóng ở các thời điểm A và C.

III. Người này ăn cơm xong vào thời điểm D.

IV. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 29

Quá trình tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn của Trâu diễn ra theo trình tự nào?

A.
Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế
B.
Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế
C.
Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ lá sách → dạ tổ ong
D.
Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách
Câu 30

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng

A.
Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào
B.
Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa
C.
Tất cả các loài sống trong nước đều tiêu hóa ngoại bào
D.
Tiêu hóa nội bào chỉ có ở các loài động vật đơn bào
Câu 31

Khi nói về tiêu hóa ở gà, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.     Vừa có tiêu hóa hóa học vừa có tiêu hóa cơ học.

II.   Dạ dạy tuyến nằm giữa diều và dạ dày cơ.

III. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.

IV. Diều là cơ quan dự trữ thức ăn.

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 32

Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây

A.
tiêu hóa nội bào
B.
tiêu hóa ngoại bào
C.
tiêu hóa ngoại bào và nội bào
D.
túi tiêu hóa
Câu 33

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:

I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.

II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.

III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.

IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 34

Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây?

A.
Diều → Dạ dày tuyến → Dạ dày cơ → Ruột
B.
Diều → Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến → Ruột
C.
Dạ dày tuyến → Diều →Dạ dày cơ → Ruột
D.
Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến →Diều → Ruột
Câu 35

Đặc điểm không đúng ở hệ tiêu hóa của thú ăn thịt

A.
Dạ dày to chứa nhiều thức ăn, tiêu hoá cơ học và hóa học
B.
Manh tràng phát triển, có chứa nhiều vi sinh vật
C.
Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ
D.
Ruột ngắn do thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ
Câu 36

Xét các loài sau :

1) Ngựa   2) Thỏ

3) Chuột  4) Trâu

5) Bò       6) Cừu

7) Dê

 Trong các loài trên, những loài có dạ dày bốn ngăn là:

A.
1,2,4 và 5 
B.
4,5,6 và 7
C.
1,4,5 và 6
D.
2,4,5 và 7
Câu 37

Ý kiến nào sau đây là sai về hướng tiến hóa của tiêu hóa

A.
Chưa có tuyến tiêu hóa → có tuyến tiêu hóa
B.
Tiêu hóa bằng ống → tiêu hóa bằng túi
C.
Chưa có cơ quan tiêu hóa → có cơ quan tiêu hóa
D.
Nội bào là chính → ngoại bào chiếm ưu thế
Câu 38

Các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là

A.
Động vật đơn bào
B.
Động vật ngành chân khớp
C.
Động vật ngành ruột khoang
D.
Động vật ngành thân mềm
Câu 39

Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật?

I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn

II. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào, ruột khoang và giun dẹp.

III. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào.

IV. Các loài thú ăn thực vật có thể tiêu hóa được xenlulozo là nhờ các enzim được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa.

A.
 II,III 
B.
I, IV 
C.
I,III
D.
II, IV
Câu 40

Khi nói về sự khác nhau giữa tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng:

I. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn còn thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết nhiều nước bọt.

II. Ruột non của thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột của thú ăn thực vật.

III. Thú ăn thực vật có manh tràng rất phát triển.

IV. Bên cạnh tiêu hóa cơ học và hóa học, ở thú ăn thực vật còn có quá trình biến đổi thức ăn được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh.

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 41

Các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hoá của động vật ăn cỏ đem lại nhiều lợi ích cho các loài này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của nhóm vi sinh vật cộng sinh này?

   I. Cung cấp nguồn protein quan trọng

   II. Giúp quá trình tiêu hoá xellulo

   III. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin

   IV. Tạo ra môi trường thích hợp cho enzim hoạt động.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 42

Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

 I. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phất triển.

II. So với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hoá hơn.

III. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.

IV. Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 43

Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều giải thích nào sau đây là sai?

A.
Ruột non có vi sinh vật, giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
B.
Vì chỉ đến ruột non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
C.
Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn
D.
Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hoá
Câu 44

Để đáp ứng nhu cầu protein cho cơ thể, các loài thú ăn thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A.
Thường sử dụng lượng thức ăn rất lớn
B.
Đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật
C.
Tăng cường ăn các cây họ đậu
D.
Tiêu hoá vi sinh vật sống dạ cỏ
Câu 45

Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?

(1) Dạ dày (I) là một túi lớn chứa lấy thức ăn, biến đổi cơ học và hóa học.

(2) Ruột non (II) ở thú ăn thịt, ngắn, nơi tiêu hóa chủ yếu là hóa học.

(3) Ruột tịt (III) là nơi tiêu hóa sinh học, vì có chứa nhiều vi sinh vật phân giải xenlulozo.

(4) Ruột già (IV) nơi chứa chất thải bã và tái hấp thụ nước.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 46

Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ở đâu

A.
Dạ cỏ
B.
Dạ múi khế
C.
Dạ lá sách
D.
Dạ tổ ong
Câu 47

Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình biến đổi sinh học là gì?

A.
Phân giải thức ăn trong cơ thể
B.
Tiêu hóa nhờ enzim
C.
Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật
D.
Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng
Câu 48

Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Chú thích (I) là dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật

(2) Chú thích (II) là ruột non dài để thuận tiện cho biến đổi và hấp thụ thức ăn.

(3) Chú thích (III) là manh tràng, là nơi tiêu hóa sinh học.

(4) Chú thích (IV) là ruột già, là nơi chứa lấy chất cặn bã và tái hấp thụ nước.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 49

Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường mato nhờ enzim gì

A.
 Catalaza
B.
Sacaraza
C.
Amylaza
D.
Malataza
Câu 50

Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

   I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.

   II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.

   III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.

   IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4