THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 30
Thời gian làm bài: 54 phút
Mã đề: #1379
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 512

Ôn tập trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 6

Câu 1

Vì sao quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào

A.
Có thể lấy được thức ăn có kích thước lớn
B.
Sự biến đổi thức ăn từ phức tạp thành dạng đơn giản
C.
Thức ăn được biến đổi nhờ enzim do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra
D.
Enzim tiêu hóa không bị hòa loãng với nước
Câu 2

Dựa vào hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn dạ dày thú ăn thịt.

II. Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại.

III.Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn.

IV.Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ cỏ →dạ tổ ong → thực quản → miệng (nhai kĩ) → thực quản → dạ lá lách→ dạ múi khế.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 3

Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt và ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn của thú ăn thực vật.

II.Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.

III. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hóa sinh học.

IV. Hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 4

Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn

A.
B.
Ngựa
C.
Thỏ
D.
Chuột
Câu 5

Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở

A.
dạ dày
B.
miệng
C.
ruột non
D.
thực quản
Câu 6

Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt

A.
Dạ dày đơn
B.
Ruột ngắn
C.
Răng nanh phát triển
D.
Manh tràng phát triển
Câu 7

Loài động vật nào sau đây chỉ có tiêu hoá nội bào mà chưa có tiêu hóa ngoại bào?

A.
Trùng đế giày
B.
Thỏ
C.
Bồ câu
D.
giun đất
Câu 8

Tiêu hoá là quá trình

A.
làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
B.
biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
C.
biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
D.
biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
Câu 9

Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

A.
sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
B.
không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
C.
không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
D.
sắc nhọn hơn; ruột ngắn hơn
Câu 10

Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bội được biến đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?

A.
Lactaza
B.
Maltaza
C.
Saccaraza
D.
Amylaza
Câu 11

Ở trâu, thức ăn ở dạ cỏ sẽ được di chuyển đến bộ phận nào sau đây?

A.
Miệng
B.
Dạ múi khế
C.
Dạ tổ ong
D.
Dạ lá sách
Câu 12

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây

A.
Tiêu hóa nội bào
B.
Tiêu hóa ngoài bào
C.
Tiêu hóa ngoại bào và nội bào
D.
Túi tiêu hóa
Câu 13

Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

A.
Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ tổ ong → dạ lá sách.
B.
Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ lá sách → dạ tổ ong.
C.
Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế.
D.
Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế.
Câu 14

Hãy sắp xếp các sinh vật tương ứng với dạng tiêu hóa:

Dạng tiêu hóa

Sinh vật

1. Tiêu hóa nội bào.

2. Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa

a.Trùng đế giày.

b. Thủy tức.

c. Châu chấu.

d. Giun dẹp.

e. Sứa.

f. Giun đốt.

g. Bọt biển

 

Tổ hợp các đáp án đúng là:

A.
1 (a, g); 2 (b, d, e).
B.
1 (a, g); 2 (b, e, f).
C.
1 (a); 2 (b, d, g).
D.
1 (a, g); 2 (b, d, e, g).
Câu 15

Người ta thường dùng câu “lôi thôi như cá trôi lòi ruột” để chê những ai luộm thuộm trong ăn mặc hoặc rắc rối, dài dòng trong cách làm việc, bởi vì:

A.
ruột cá trôi khi bị lòi ra thì rất lôi thôi.
B.
cá trôi ăn cỏ, ruột rất dài, khi lòi hết ra thì dễ rối.
C.
cá trôi bị lòi ruột thì rất luộm thuộm khi bơi.
D.
ruột của cá trôi rất luộm thuộm.
Câu 16

Chức năng của hoạt động tiêu hóa trong cơ thể là gì?

A.
Biến đổi thức ăn thành các sản phẩm đơn giản.
B.
Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào.
C.
Thải các chất bã ra khỏi tế bào.
D.
Chuyển hóa năng lượng ATP.
Câu 17

Ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng

A.
nghèo dinh dưỡng.
B.
dễ tiêu hóa hơn.
C.
đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
D.
dễ hấp thụ.
Câu 18

Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A.
Răng cửa giữ và giật cỏ.
B.
Răng nanh nghiền nát cỏ.
C.
Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
D.
Răng nanh giữa và giật cỏ.
Câu 19

Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

A.
tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.
B.
kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch.
C.
giúp tiêu hóa cơ học thức ăn.
D.
hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.
Câu 20

Động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào?

A.
Ruột khoang.
B.
Cá.
C.
Trùng giày.
D.
Ruột khoang, cá và trùng giày.
Câu 21

Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?

A.
Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B.
Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C.
Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D.
Các enzim từ bộ máy gôngi vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 22

Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn gốc từ

A.
vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
B.
cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu.
C.
thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
D.
sự thủy phân xenlulôzơ.
Câu 23

Tiêu hóa là

A.
quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B.
quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C.
quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D.
quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 24

Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

A.
biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B.
biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C.
biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D.
biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 25

Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

A.
nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B.
ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
C.
ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
D.
ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 26

Ở động vật có ống tiêu hóa

A.
thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B.
thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C.
thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D.
một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 27

Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

A.
dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
B.
dịch tiêu hóa được hòa loãng.
C.
ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
D.
có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 28

Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A.
Tuyến nước bọt.
B.
Khoang miệng.
C.
Dạ dày.
D.
Thực quản.
Câu 29

Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là

A.
ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B.
ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C.
ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D.
ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 30

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A.
thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B.
thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C.
thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D.
một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.