THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1381
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 10 - Động lực học chất điểm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4857

Ôn tập trắc nghiệm Lực ma sát Vật Lý Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình bên. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μ= 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo Fk = 1 N có phương nằm ngang. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Sau 2 giây kể từ lúc tác dụng lực kéo Fvật đi được quãng đường là 

A.
400 cm.            
B.
100 cm.         
C.
500 cm.                       
D.
50 cm.
Câu 2

Một vật khối lượng m = 400 g đặt trên mặt bàn nằm ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μt=0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F= 2 N có phương nằm ngang. Tính quãng đường vật đi được sau 1 s.

A.
1,02m
B.
1,03m
C.
1,04m
D.
1,05m
Câu 3

Một vật chuyển động chậm dần đều, trượt được quãng đường 96m thì dừng lại. Trong quá trình chuyển động lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc bằng 0,12 trọng lượng của vật. Lấy g =10m/s2.Thời gian chuyển động của vật nhận giá trị nào sau đây?

A.
t = 16,25s.                     
B.
t = 15,26s. 
C.
t = 21,65s.                 
D.
t = 12,65s.
Câu 4

Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55kg theo phương ngang với lực 220N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc thùng, lấy g = 9,8m/s2

A.
0,57m/s2
B.
0,6m/s2
C.
0,35m/s2
D.
0,43m/s2
Câu 5

Người ta đẩy một chiếc họp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là µ = 0,3. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,8m/s2.

A.
2,7m
B.
3,9 m
C.
2,1m
D.
1,8m
Câu 6

Một mặt phẳng AB nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1m, BC = 10,35m, hệ số ma sát trên mặt phẵng nghiêng m= 0,1. Lấy g = 10m/s2. Một vật khối lượng m = 1kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại. Tính vận tốc của vật tại B và hệ số ma sát m2 trên mặt phẳng ngang.

A.
 v=2√2 m/s; μ=0,04
B.
v=2 m/s; μ=0,02
C.
v=2√3 m/s; μ=0,03C
D.
 v=2√5 m/s; μ=0,05
Câu 7

Cho cơ hệ gồm ba vật như hình vẽ. Biết m= 2kg; m2 = 1kg; m3 = 3kg; F = 18N, α = 30o. Bỏ qua ma sát giữa các vật và sàn. Lực căng tác dụng lên hai sợi dây của cơ hệ là: 

A.
\(6\sqrt 3 N;\frac{{9\sqrt 3 }}{2}N\)
B.
5N và 4N
C.
6,5N và 5,3N
D.
4,2N và 6N
Câu 8

Trong cơ hệ như hình vẽ, khối lượng vật m1 = 200g, m2 = 300g; hệ số ma sát trượt giữa vật 1 và mặt bàn là µt = 0,2. Hai vật được thả ra cho chuyển động vào lúc vật cách mặt đất một đoạn h. Gia tốc của hệ vật và lực căng dây khi hệ hai vật đang chuyển động.

A.
5,2m/s2 và 1,44N
B.
4,5m/s2 và 1,62N
C.
2,6m/s2 và 1,62N
D.
 2,8m/s2 và 1,41N
Câu 9

Một vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng dài 5m và cao 3m. Tính gia tốc cua vật trong trường hợp hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Lấy g = 10m/s2

A.
3,5m/s2
B.
4,4m/s2
C.
 5m/s2
D.
3,9m/s2
Câu 10

Một cái hòm có khối lượng m = 20kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 200 như hình vẽ. Hòm chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà µt = 0,3.

A.
56,4N
B.
46,5N
C.
42,6N
D.
52,3N
Câu 11

Vật khối lượng m đặt trên một mặt phẳng nghiêng một góc α so với phương nằm ngang (hình vẽ). Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µn. Khi được thả ra nhẹ nhàng, vật có thể trượt xuống hay không là do những yếu tố nào sau đây quyết định.

A.
 m và µn
B.
 α và µn
C.
α và m
D.
α, m, µn
Câu 12

Một vận động viên hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,1. Hỏi bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 9,8m/s2.

A.
39 m.   
B.
51 m.   
C.
45 m.
D.
57m
Câu 13

Một người có trọng lượng 150N tác dụng một lực 30N song song với mặt phẳng nghiêng, đã đẩy một vật có trọng lượng 90N trượt lên mặt phẳng nghiêng với vận tốc không đổi. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật có độ lớn

A.
nhỏ hơn 30N.              
B.
30N.                     
C.
90N.
D.
Lớn hơn 30N nhưng nhỏ hơn 120N.
Câu 14

Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng

A.
F = 45 N.                    
B.
F = 450N.              
C.
F > 450N. 
D.
F = 900N.
Câu 15

Một xe lăn khi được kéo bằng lực F = 2,5 (N) nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng m = 5(kg) thì phải tác dụng lực F’ = 5F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và mặt đường

A.
0,2.                   
B.
0,1.                        
C.
 0,25.                      
D.
0,3
Câu 16

Một xe lăn, khi được kéo bằng lực F = 2N nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng m = 2kg thì phải tác dụng lực F’ = 3F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và mặt đường

A.
0,4.                
B.
0,2.          
C.
0,1.           
D.
0,3
Câu 17

Một vật có khối lượng m=400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vậy bắt đầu được kéo đi bằng 1 lực F = 2N có phương nằm ngang. Sau đó lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại

A.
0,67 m
B.
0,67 cm
C.
6,7 m
D.
6,7 cm
Câu 18

Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang.Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng

A.
7m.                         
B.
14cm.          
C.
14m.                          
D.
7cm.
Câu 19

Một vật có khối lượng 400g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang.Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 1s bằng

A.
1m.                           
B.
7cm.                     
C.
7m.                              
D.
1cm.
Câu 20

Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s2.Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật

A.
v0 =7,589 m/s.          
B.
v0 =75,89 m/s.               
C.
v0 =0,7589 m/s.       
D.
v= 5,3666m/s.
Câu 21

Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?

A.
Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
B.
Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật
C.
Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
D.
Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.
Câu 22

Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là

A.
lực kéo của mỗi bên
B.
khối lượng của mỗi bên
C.
lực ma sát của chân và sàn đỡ
D.
độ nghiêng của dây kéo
Câu 23

Chọn phát biểu sai:

A.
Viên gạch nằm trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ
B.
Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có sự trượt tương đối giữa hai vật rắn
C.
Lực ma sát lăn tỉ lệ với lực nén vuông góc với mặt tiếp xúc và hệ số ma sát lăn bằng hệ số ma sát trượt
D.
Hướng của lực ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối
Câu 24

Chọn phát biểu đúng

A.
Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát.
B.
Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật.
C.
Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc.
D.
Tất cả đều sai.
Câu 25

Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ

A.
lớn hơn 300N.        
B.
nhỏ hơn 300N.  
C.
bằng 300N
D.
bằng trọng lượng 
Câu 26

Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A.
giảm 3 lần.   
B.
tăng 3 lần.               
C.
giảm 6 lần.          
D.
 không thay đổi.
Câu 27

Hệ số ma sát trượt

A.
tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực
B.
 phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C.
không thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.
D.
phụ thuộc vào áp lực.
Câu 28

Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A.
Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.            
B.
Áp lực lên mặt tiếp xúc.
C.
Bản chất của vật.     
D.
Điều kiện về bề mặt.
Câu 29

Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang.Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì

A.
quán tính.            
B.
lực ma sát.            
C.
phản lực.                
D.
trọng lực
Câu 30

Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt?

A.
\( \overrightarrow {{F_{ms}}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)
B.
\( \overrightarrow {{F_{ms}}} =- {\mu _t}\overrightarrow N \)
C.
\( {F_{ms}} = {\mu _t}N\)
D.
\( {F_{ms}} < {\mu _t}N\)
Câu 31

Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A.
tăng 2 lần.                  
B.
tăng 4 lần.                
C.
giảm 2 lần.                
D.
không đổi.
Câu 32

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A.
tăng lên.                   
B.
giảm đi
C.
không đổi.                   
D.
có thể tăng lên hoặc giảm đi
Câu 33

Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2.  Lấy g = 10 m/s2.

A.
1 m/s2.     
B.
1,01 m/s2.         
C.
1,02m/s2.    
D.
1,04 m/s2.
Câu 34

Không bỏ qua lực cản của không khí thì khi ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì

A.
trọng lực cân bằng với phản lực.
B.
lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
C.
các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau
D.
trọng lực cân bằng với lực kéo
Câu 35

Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là μt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.

A.
1 s, 5 m.
B.
2 s, 5 m.
C.
1 s, 8 m.
D.
2 s, 8 m.
Câu 36

Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là

A.
4,24 N.
B.
4,85 N.
C.
6,21 N.
D.
5,12 N.
Câu 37

Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là 

A.
1 m.
B.
4 m.
C.
2 m.
D.
3 m.
Câu 38

Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N. .Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là

A.
24 m/s.
B.
4 m/s.
C.
3,4 m/s.
D.
3 m/s.
Câu 39

Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là

A.
198 N.
B.
45,5 N.
C.
100 N.
D.
316 N.
Câu 40

Khi đẩy một ván trượt bằng một lực F1 = 20 N theo phương ngang thì nó chuyển động thẳng đều. Nếu chất lên ván một hòn đá nặng 20kg thì để nó trượt đều phải tác dụng lực F2 = 60 N theo phương ngang. Tìm hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và mặt sàn.

A.
0,25.
B.
0,2.
C.
0,1.
D.
0,15.
Câu 41

Một đầu máy tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa tao xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Lực kéo của đầu máy tạo ra là

A.
4000 N.
B.
3200 N.
C.
2500 N.
D.
5000 N.
Câu 42

Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là

A.
1000 N.
B.
10000 N.
C.
100 N.
D.
10 N.
Câu 43

Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là

A.
0,075.
B.
0,06.
C.
0,02.
D.
0,08.
Câu 44

Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

A.
lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
B.
lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
C.
lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
D.
lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Câu 45

Lực ma sát trượt

A.
chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
B.
phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
C.
tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
D.
phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 46

Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

A.
không đổi.
B.
giảm xuống.
C.
tăng tỉ lệ với tôc độ của vật.
D.
tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.
Câu 47

Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:

A.
tăng lực ma sát.       
B.
giới hạn vận tốc của xe.        
C.
 tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.       
D.
giảm lực ma sát.
Câu 48

Quần áo đã là lâu bẩn hơn quần áo không là vì

A.
sạch hơn nên bụi bẩn khó bám vào. 
B.
mới hơn nên bụi bẩn khó bám vào.
C.
bề mặt vải phẳng, nhẵn bụi bẩn khó bám vào.
D.
bề  mặt vải sần sùi hơn nên bụi bẩn khó bám vào.
Câu 49

Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên.

A.
Tăng lên.   
B.
Giảm đi.  
C.
Không thay đổi. 
D.
Không biết được
Câu 50

Người ta dùng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý:

A.
Chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.      
B.
Chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.
C.
Chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.    
D.
Chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.