THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1399
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 744

Ôn tập trắc nghiệm Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Ở người 2n = 46, tinh tinh 2n = 48, gà 2n = 78, ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không?

A.
Không phản ánh trình độ tiến hóa của loài
B.
Có phản ánh trình độ tiến hóa của loài
C.
Phản ánh chưa chính xác
D.
Có phản ánh trình độ tiến hóa của loài nhưng chưa chính xác
Câu 2

Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang cặp XY gặp ở các đối tượng nào sau đây?

A.
Chim, bướm và một số loài cá.
B.
Động vật có vú.
C.
Châu chấu.
D.
Ong, mối, kiến.
Câu 3

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300 nm?

A.
 Chromatid.
B.
Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).
C.
Sợi cơ bản.
D.
Sợi nhiễm sắc.
Câu 4

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là

A.
30nm.
B.
700nm.
C.
11nm.
D.
300nm. 
Câu 5

Cho biết bộ NST 2n của châu chấu là 24, NST giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản NST. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, kết luận nào sai?

A.
Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được NST.
B.
Quan sát bộ NST trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào.
C.
Các tế bào ở trên tiêu bản luôn có số lượng và hình thái bộ NST giống nhau.
D.
Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 NST kép và tế bào chứa 11 NST kép.
Câu 6

Có bao nhiêu ý không đúng khi nói về cách làm tiểu bản quan sát nhiễm sắc thể trong nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục của châu chấu đực.

(a) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.

(b) Kéo đứt đầu châu chấu để bung ra nội quan trong đó có tinh hoàn.

(c) Đưa tinh hoàn lên phiến kính (lam kính), nhỏ nước cất, tách mỡ khỏi tinh hoàn...

(d) Có thể dùng oocxein axetic nhỏ lên tinh hoàn để nhuộm (15-20 phút).

(e) Sau khi xử lý xong tiêu bản, quan sát tiêu bản ở bội giác lớn nhất đến nhỏ nhất.

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 7

Cho hình ảnh sau:


(a) Là trung tâm vận động của NST trong phân bào.
(b) Bảo vệ NST, giúp các NST không dính vào nhau.
(c) Vai của NST.
(d) Gồm 2 nhiễm sắc tử chị em dính với nhau suốt chiều dài nhiễm sắc thể nhờ protein Coshensin.
Đáp án đúng là:

A.
2b, 1a, 3d. 
B.
2b, 1d, 3c.
C.
2b, 1a, 3c. 
D.
2d, 1a, 3c.
Câu 8

Cấu trúc gồm 1 đoạn ADN tương đương 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối cầu được 8 phân tử prôtêin được gọi là:

A.
nuclêôtit.
B.
crômatit.
C.
axit amin.
D.
nuclêôxôm.
Câu 9

Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Theo lý thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là:

A.
24
B.
8
C.
16
D.
12
Câu 10

Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?

A.
Chim
B.
Thỏ
C.
Bướm 
D.
Châu chấu
Câu 11

Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Theo lý thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là:

A.
8
B.
13
C.
14
D.
7
Câu 12

Cơ thể đực của một loài khi giảm phân không có đột biến đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở 3 cặp NST tương đồng, các cặp NST còn lại không có trao đổi chéo. Bộ NST lưỡng bội của loài là

A.
2n = 16. 
B.
2n = 8.
C.
2n = 26.
D.
2n = 12.
Câu 13

Ở gấu, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 74. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
37
B.
74
C.
24
D.
30
Câu 14

Ở ngựa, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 64. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
32
B.
16
C.
8
D.
64
Câu 15

Ở dê, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 60. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
20
B.
30
C.
60
D.
6
Câu 16

Ở dâu tây, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 56. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
28
B.
14
C.
56
D.
112
Câu 17

Ở trâu, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
48
B.
12
C.
24
D.
8
Câu 18

Ở cá heo, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 44. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
11
B.
22
C.
88
D.
44
Câu 19

Ở lúa mì, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 42. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
6
B.
20
C.
40
D.
21
Câu 20

Ở chuột nhắt, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 40. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
39
B.
20
C.
5
D.
10
Câu 21

Ở mèo, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 38. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
30
B.
12
C.
19
D.
24
Câu 22

Ở hổ, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 38. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
11
B.
2
C.
19
D.
26
Câu 23

Ở cây sắn, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 36. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
3
B.
12
C.
24
D.
18
Câu 24

Ở hướng dương, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 34. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
15
B.
25
C.
17
D.
30
Câu 25

Ở hươu cao cổ, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 30. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
15
B.
3
C.
10
D.
60
Câu 26

Ở cà chua, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
6
B.
4
C.
12
D.
8
Câu 27

Ở lúa, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
12
B.
16
C.
10
D.
8
Câu 28

Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
12
B.
10
C.
5
D.
4
Câu 29

Ở cà rốt, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
12
B.
9
C.
16
D.
2
Câu 30

Ở tỏi, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
8
B.
9
C.
16
D.
3
Câu 31

Ở dưa chuột, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
7
B.
6
C.
14
D.
12
Câu 32

Ở muỗi vằn, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
3
B.
2
C.
4
D.
6
Câu 33

Trong các loài sau đây, loài nào có cặp NST giới tính cái XX, con đực XO:

A.
Bồ câu, nhím. 
B.
Bướm, châu chấu.
C.
Châu chấu, rệp.
D.
Cá chép, cá sấu.
Câu 34

Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là:

A.
8
B.
13
C.
7
D.
14
Câu 35

Năm Tân Sửu 2021, biết trâu có bộ nhiễm sắc thể 2n=48. Số nhóm gen liên kết của trâu là?

A.
24
B.
48
C.
12
D.
16
Câu 36

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
I. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
II. NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
III. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
IV. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 37

Khi nói về NST ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nuclêôxôm.
B.
NST là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C.
Thành phần hóa học chủ yếu của NST là ARN và prôtêin.
D.
Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi NST.
Câu 38

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm những gì?

A.
ARN và prôtêin loại histon.
B.
ADN và prôtêin loại histon.
C.
lipit và pôlisaccarit.
D.
ARN và pôlipeptit.
Câu 39

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, cấu trúc siêu xoắn có đường kính bao nhiêu?

A.
2 nm.
B.
30 nm. 
C.
300 nm. 
D.
11 nm.
Câu 40

Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
B.
Trong tế bào xôma, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ NST lưỡng bội.
C.
Số lượng NST càng nhiều thì loài đó càng tiến hóa.
D.
NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là prôtêin histôn và ADN.
Câu 41

Gen ở vùng không tương đồng NST Y có hiện tượng di truyền

A.
như gen trên NST thường.  
B.
thẳng.      
C.
chéo.   
D.
theo dòng mẹ.
Câu 42

Động vật nào sau đây có NST giới tính ở giới cái là XY và ở giới đực là XX?

A.
Châu chấu.    
B.
Thỏ.  
C.
Bướm.      
D.
Ruồi giấm.
Câu 43

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, mức độ xoắn có đường kính 30nm là

A.
nucleoxom.
B.
sợi cơ bản.
C.
sợi siêu xoắn.
D.
sợi nhiễm sắc.
Câu 44

Cho các thông tin về cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
(1) Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ ADN, nên sự nhân đôi của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST.
(2) Ở tế bào nhân thực, cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân đôi và phân ly của NST.
(3) Ở tế bào nhân thực, đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
(4) Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
(5) Trình tự đầu mút đóng vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể và là đồng hồ phân tử báo hiệu sự già hóa của tế bào.
Số kết luận đúng dựa vào hình trên là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 45

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20, số nhóm gen liên kết của loài này là

A.
20. 
B.
5
C.
30. 
D.
10.
Câu 46

Ở chim, bướm cặp NST giới tính của cá thể đực là

A.
XY
B.
YO
C.
XO 
D.
XX
Câu 47

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

A.
Nhiễm sắc thể giới tính có ở tế bào sinh duỡng và tế bào sinh dục.
B.
Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
C.
Ở gà, gà mái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
D.
Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
Câu 48

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, xét các phát biểu về NST giới tính ở động vật:
(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính.
(2) Trên NST giới tính chỉ có các gen quy định giới tính.
(3) Khi trong tế bào có cặp NST XY thì đó là giới tính đực.
(4) Các tế bào lưỡng bội trong cùng một cơ thể có cùng số cặp NST giới tính.
Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 49

Dưới đây là các phát biểu về tâm động của nhiễm sắc thể:
(1)Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2)Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3)Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4)Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5)Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
Trong những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
2
B.
4
C.
3
D.
5
Câu 50

Khi làm thí nghiệm tách chiết ADN, để phá vỡ màng tế bào và màng nhân nhằm giải phóng ADN ra khỏi tế bào, người ta dùng:

A.
nước cốt dứa.
B.
cồn etanol. 
C.
que tre khuấy nhẹ.
D.
chất tẩy rửa.