THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 13
Thời gian làm bài: 23 phút
Mã đề: #1407
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3746

Ôn tập trắc nghiệm Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở 

A.
tâm động
B.
hai đầu mút NST
C.
eo thứ cấp
D.
điểm khởi sự nhân đôi
Câu 2

Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFG•HI và abcdefg•hi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng: 

A.
trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng. 
B.
nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng. 
C.
nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng. 
D.
trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
Câu 3

 Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là 

A.
nuclêôxôm. 
B.
sợi nhiễm sắc. 
C.
 sợi siêu xoắn. 
D.
sợi cơ bản.
Câu 4

Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là 

A.
mất đoạn. 
B.
đảo đoạn. 
C.
lặp đoạn. 
D.
chuyển đoạn.
Câu 5

Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào 

A.
tảo lục. 
B.
vi khuẩn. 
C.
ruồi giấm. 
D.
sinh vật nhân thực.
Câu 6

NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

A.
ADN
B.
Prôtêin
C.
Lipit
D.
ARN
Câu 7

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào, sau đây có đường kính 700 nm?

A.
Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).                                        
B.
Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc)
C.
Crômatít.                                                               
D.
Sợi cơ bản.
Câu 8

Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở:

A.
Con cái XX, con đực là XO.
B.
Con cái XO, con đực là XY.
C.
Con cái là XX, con đực là XY.
D.
Con cái XY, con đực là XX.
Câu 9

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về NST trong tế bào sinh dưỡng của các loài?

A.
Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
B.
NST thường bao giờ cũng tồn tạo thành từng cặp tương đồng và có số lượng nhiều hơn NST giới tính.
C.
NST giới tính chỉ có một cặp có thể tương đồng hoặc không tương đồng, ở một số loài NST giới tính chỉ có một chiếc.
D.
Cặp NST giới tính ở giới cái bao giờ cũng gồm 2 chiếc có thể tương đồng hoặc không tương đồng.
Câu 10

Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của một châu chấu có kiểu hình bình thường dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy các tế bào chỉ có 23NST. Kết luận nào sau đây đúng nhất về cá thể châu chấu nói trên?

A.
Đó là châu chấu đực do ở châu chấu đực, cặp NST giới tính chỉ có một chiếc.
B.
Đó là châu chấu đực do NST giới tính chỉ có một chiếc.
C.
Đó là châu chấu đực do bị đột biến làm mất đi 1 NST
D.
Có thể là châu chấu đực hoặc cái do đột biến làm mất đi 1 NST
Câu 11

Cho các cấu trúc sau:

(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.

(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

A.
(2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)
B.
 (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)
C.
(6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)
D.
 (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)
Câu 12

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng:

A.
2nm
B.
11nm
C.
20nm
D.
30nm
Câu 13

Cấu trúc của một nucleoxom gồm:

A.
một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.
B.
 phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phan tử histon.
C.
 phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 nucleotit.
D.
8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nucleotit