THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1410
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3273

Ôn tập trắc nghiệm Hô hấp ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Khi nồng độ ion H+ trong máu tăng, quá trình hô hấp ở cơ thể động vật sẽ

A.
 tăng nhịp và giảm cường độ
B.
giảm nhịp và tăng cường độ 
C.
tăng nhịp và tăng cường độ 
D.
giảm nhịp và giảm cường độ
Câu 2

Nồng độ CO2 trong máu tăng cao là nguyên nhân của các hiện tượng sau đây, ngoại trừ

A.
tăng nhịp hô hấp ở người khi lao động nặng.
B.
 hắt hơi.
C.
 ngáp.
D.
tiếng khóc chào đời ở trẻ mới sinh.
Câu 3

Khi nồng độ H+ trong máu tăng cao sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng quá trình thông khí ở phổi.

A.
Sử dụng thức ăn có nhiều chất chua.
B.
CO2 do hô hấp tế bào tích luỹ trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành axit cacbonic.
C.
Sự phân li nước trong tế bào thành H+ và OH-
D.
Ứ đọng axit lactic trong cơ.
Câu 4

Luyện tập để thở bình thường mỗi nhịp sâu hơn và giảm số nhịp thở trong mỗi phút cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả hô hấp là do:

A.
Tỉ lệ khí hữu ích tăng lên.
B.
Tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.
C.
Khí lưu thông nhiều
D.
Cả A và B
Câu 5

Khi nồng độ ion H+ trong máu tăng, quá trình hô hấp ở cơ thể động vật sẽ

A.
tăng nhịp và giảm cường độ 
B.
giảm nhịp và tăng cường độ
C.
tăng nhịp và tăng cường độ 
D.
giảm nhịp và giảm cường độ
Câu 6

Số mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
1. Khi tăng nhiệt độ đến một giới hạn nhất định thì cường độ hô hấp ở thực vật giảm
2. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng
3. Quá trình hô hấp kị khí tạo ra số lượng ATP ít hơn nhiều so với quá trình hô hấp hiếu khí
4. Nước là thành phần không thể thiếu trong hô hấp ở thực vật, do đó mất nước làm tăng cường độ hô hấp
5. Quá trình hô hấp sáng làm lãng phí sản phẩm của quá trình quang hợp

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 7

Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
1. Hô hấp ở thực vật chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố nước
2. Nồng độ CO2 trong môi trường càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng
3. Khí CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp còn O2 là nguyên liệu cho quá trình hô hấp
4. Khí CO2 là nguyên liệu của quá trình quang hợp còn O2 là sản phẩm của quá trình quang hợp
5. Glucozo là sản phẩm của quá trình quang hợp nhưng lại là nguyên liệu cho quá trình hô hấp

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 8

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Hô hấp là quá trình cơ thể hấp thu O2 và CO2 từ môi trường sống để giải phóng năng lượng
B.
Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường
C.
Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, COđể tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
D.
Không có đáp án nào đúng
Câu 9

Hô hấp sâu đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể sống. Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của nó?

A.
Không tiêu tốn năng lượng.
B.
Giảm hẳn lượng khí đọng trong phổi.
C.
Chịu sự điều khiển của vỏ não.
D.
Có sự tham gia của cơ hoành và các cơ liên sườn trong và ngoài.
Câu 10

Trung khu của phản xạ tự điều hoà hô hấp nằm ở

A.
Vỏ bán cầu não
B.
Vùng dưới đồi
C.
Tuỷ sống
D.
Hành não và cầu não
Câu 11

Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

A.
 Vừa giảm nhịp hô hấp ( thở chậm hơn), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn).
B.
Vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn).
C.
Vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hơn), vừa giảm dung tích hô hấp ( thở nông hơn).
D.
Vừa giảm nhịp hô hấp ( thở chậm hơn), vừa giảm dung tích hô hấp ( thở nông hơn).
Câu 12

Nếu RQ > 1 nghĩa là

A.
nguyên liệu hô hấp là protein.
B.
nguyên liệu hô hấp là lipit.
C.
nguyên liệu hô hấp là axit hữu cơ.
D.
nguyên liệu hô hấp là cacbohidrat.
Câu 13

Liên quan đến hiệu quả trao đổi khí, cho các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí như sau:

1. Bề mặt trao đổi khí rộng

2. Máu không có sắc tố

3. Bề mặt mỏng, ẩm ướt

4. Bề mặt trao đổi dày và khô thoáng

5. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu

6. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí ôxi và cacbonic

Có bao nhiêu đặc điểm đúng?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 14

Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu đặc điểm giúp tăng hiệu quả trao đổi khí?

I. Diện tích bề mặt lớn.

II. Bề mặt trao đổi khí có độ dày lớn.

III. Luôn ẩm ướt.

IV. Có rất nhiều mao mạch.

V. Có sắc tố hô hấp.

A.
1
B.
3
C.
5
D.
4
Câu 15

Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật?

A.
Bề mặt trao đổi khí rộng giúp tăng diện tích trao đổi khí.
B.
Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO­2 dễ dàng khuếch tán qua.
C.
Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
D.
Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể nhỏ.
Câu 16

Lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ khi

A.
Cơ hoành co
B.
Cơ liên sườn và cơ hoành dãn
C.
Lồng ngực nở rộng ra 2 bên
D.
Cả A, B và C
Câu 17

Lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng khi:

A.
Cơ hoành co
B.
Cơ hoành dãn
C.
 Lồng ngực nở rộng ra 2 bên
D.
Cả A, B và C
Câu 18

Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?

A.
Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu
B.
Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
C.
Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
D.
Cả A, B và C
Câu 19

Cơ hoành co làm

A.
Lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
B.
Lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
C.
Lồng ngực mở rộng ra 2 bên.
D.
Lồng ngực thu hẹp về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
Câu 20

Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm
 

A.
Lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng. 
B.
Lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
C.
Lồng ngực mở rộng ra 2 bên.
D.
Lồng ngực thu hẹp về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
Câu 21

Lồng ngực của người khác gì so với thú?

A.
Lồng ngực của người nở theo chiều lưng bụng còn ở thú nở rộng hai bên.
B.
Lồng ngực của người nở rộng hai bên còn ở thú nở theo chiều lưng bụng.
C.
Lồng ngực của người phát triển còn ở thú không.
D.
Lồng ngực của người phát triển về phía trước còn ở thú nở theo chiều lưng bụng.
Câu 22

Để chuẩn bị cho tiết thực hành vào ngày hôm sau, 4 nhóm học sinh đã bảo quản ếch theo các cách sau:
– Nhóm 1: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
– Nhóm 2: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp mùn cưa khô dày 5cm.
– Nhóm 3: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất khô dày 5cm.
– Nhóm 4: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
Cho biết thùng xốp có kích thước như nhau. Nhóm học sinh nào đã bảo quản ếch đúng cách?

A.
Nhóm 3.    
B.
Nhóm 1.    
C.
Nhóm 4. 
D.
Nhóm 2.
Câu 23

Khi nói đến chức năng của hệ tuần hoàn ở côn trùng (chân khớp,…), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

II. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

III. Điều hòa nhiệt độ.

IV. Vận chuyển khí (O2 và CO2) trong hô hấp.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 24

Sự vận chuyển O2 từ mang hoặc phổi đến tế bào và CO2 từ tế bào đến mang hoặc phổi được thực hiện nhờ:

A.
Máu và dịch mô.
B.
Dịch mô.
C.
Ống khí.
D.
Máu.
Câu 25

Oxi từ phổi được vận chuyển đến tế bào chủ yếu bằng cách:

A.
Liên kết với các ion khoáng.
B.
Hoà tan trong máu.
C.
Liên kết với các sắc tố hô hấp.
D.
Hoà tan trong dung dịch nước mô.
Câu 26

Xem hình dưới và cho biết chú thích nào không đúng?

A.
1. Đường phân
B.
 4. Chu trình Crep
C.
2. Axêtil CoA
D.
6. Len men
Câu 27

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II. Ở cá, máu từ buồng tâm thất đến động mạch mang và máu từ tĩnh mạch đến buồng máu giàu CO2.

mạch mạng và máu từ tĩnh mạch đến buồng tâm nhĩ đều là

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch

IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 28

Loài động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A.
Châu chấu.
B.
Cá xương.
C.
Giun đất.
D.
Ếch.
Câu 29

Động vật nào sau đây có hô hấp bằng mang?
 

A.
Tôm sông.
B.
Hổ.
C.
Giun đất.
D.
Mèo rừng.
Câu 30

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang

A.
Giun đất
B.
Châu chấu
C.
Tôm sông
D.
Rắn
Câu 31

Lượng khí tham gia trao đổi ở phế nang được tính bằng hiệu giữa tích số giữa lượng khí trao đổi ở phế nang trong một nhịp với số nhịp thở và giữa thể tích khoảng chết giải phẫu với số nhịp thở của người đó. Một người đôi lúc có khí lưu thông là 300 ml, nhịp thở là 25 nhịp/phút (TH1); đôi lúc có khí lưu thông là 500 ml, nhịp thở là 15 nhịp/phút (TH2). So sánh lượng khí tham gia trao đổi ở phế nang của 2 trường hợp TH1 (a); TH2 (b)

A.
a > b
B.
a < b
C.
a = b
D.
\(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeaacaGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaGaeyyzImlaaa!37B5! \ge \)b
Câu 32

Các loài động vật như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp là

A.
Hô hấp bằng ống khí. 
B.
Hô hấp bằng phổi.
C.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể. 
D.
Hô hấp bằng mang.
Câu 33

Giải thích nào sau đây đúng khi để cá lên cạn thì cá sẽ nhanh bị chết?

A.
Vì làm cho da của cá bị khô nên không trao đổi khí được.
B.
Vì làm cho bề mặt trao đổi khí giãn ra nên không trao đổi khí được.
C.
Vì các phiến mang cá bị xẹp xuống làm giảm bề mặt trao đổi khí, mang cá bị khô nên không hô hấp được.
D.
Vì nhiệt độ trên cạn cao hơn nên không lấy được oxi.
Câu 34

Loại động vật nào sau đây hô hấp nhờ vào hệ thống ống khí phân nhánh tới tận các tế bào của cơ thể?

A.
Tôm. 
B.
 Ếch.
C.
Châu chấu.
D.
Rắn.
Câu 35

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi của thú có

A.
cấu trúc phức tạp hơn.
B.
khối lượng lớn hơn.
C.
nhiều phế nang hơn.
D.
kích thước lớn hơn.
Câu 36

Côn trùng trên cạn có hình thức hô hấp bằng?

A.
phổi.
B.
hệ thống ống khí.
C.
mang.
D.
bề mặt cơ thể.
Câu 37

Loài động vật nào sau đây có hô hấp bằng mang?

 

A.
Cá sấu.
B.
Gà. 
C.
Thỏ.
D.
Cá chép.
Câu 38

Phổi của động vật nào sau đây không được cấu tạo bởi các phế nang?

A.
Cá chép.
B.
Chim bồ câu.
C.
Mèo rừng. 
D.
Ếch đồng.
Câu 39

Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không đảm nhiệm chức năng vận chuyển và trao đổi khí?

A.
Ếch đồng. 
B.
Cá chép. 
C.
Châu chấu.
D.
Chim bồ câu.
Câu 40

Động vật nào dưới đây có hình thức hô hấp khác với những động vật còn lại?

A.
Châu chấu
B.
Giun đất.
C.
Dế.
D.
Nhện.
Câu 41

Động vật trên cạn nào sau đây hô hấp hiệu quả nhất?

 

A.
Sư tử
B.
Con người
C.
Chim sė.
D.
Châu chấu.
Câu 42

Châu chấu, cào cào có hình thức hô hấp nào sau đây?

A.
hô hấp bằng phổi. 
B.
hô hấp bằng mang.
C.
hô hấp qua bề mặt cơ thể. 
D.
hô hấp bằng hệ thống ống khí
Câu 43

Phần lớn quá trình trao đổi khí ở lớp lưỡng cư được thực hiện qua

A.
da.
B.
phổi. 
C.
ống khí.
D.
mang.
Câu 44

Cơ quan hô hấp ở người là

A.
mang.
B.
ống khí. 
C.
phổi.
D.
da.
Câu 45

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

A.
Giun tròn.
B.
Châu chấu.
C.
Chim bồ câu. 
D.
Cá rô phi.
Câu 46

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của giun đất thích nghi với sự trao đổi khí?

A.
Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
B.
Các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần.
C.
Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn.
D.
Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
Câu 47

Biểu hiện da bị khô, sự lưu thông khí O2 và CO2 qua bề mặt cơ thể bị ngăn cản gặp trong trường hợp nào sau đây ?

A.
con người tắm nắng. 
B.
mèo tắm nắng.
C.
bắt giun đất lên để phơi nắng. 
D.
cá sấu phơi nắng.
Câu 48

Khi mô tả động tác thở ra của cá, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua mang ra ngoài.
B.
Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua mang ra ngoài.
C.
Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua mang ra ngoài.
D.
Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua mang ra ngoài.
Câu 49

Ở cá xương, quá trình hô hấp có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch mang

A.
song song, cùng chiều với dòng nước. 
B.
song song với dòng nước.
C.
song song, ngược chiều với dòng nước. 
D.
xuyên ngang với dòng nước.
Câu 50

Ở người, khi thở ra không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự nào sau đây?

A.
các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi. 
B.
các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi.
C.
các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu. 
D.
phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi.