THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1413
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 873

Ôn tập trắc nghiệm Hô hấp ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình đường phân?

A.
ATP
B.
FADH2
C.
H2O
D.
Axit piruvic
Câu 2

Quá trình đường phân trong hô hấp tế bào tích lũy được bao nhiêu phân tử ATP?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
0
Câu 3

Loài động vật có các tế bào trao đổi khí với môi trường mà không thông qua hệ tuần hoàn là

A.
đà điểu.
B.
cào cào. 
C.
cá voi. 
D.
chó.
Câu 4

Khi nói về vai trò của hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cây.
B.
Hô hấp giúp điều hòa không khí.
C.
Hô hấp tạo ATP cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cây.
D.
Hô hấp tạo nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
Câu 5

Những phát biểu nào sau đây là nguyên nhân giúp hoạt động hô hấp của chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?
(1). Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra.
(2). Không có khí cặn trong phổi.
(3). Hoạt động hô hấp nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4). Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.

A.
(1), (2), (3), (4).
B.
(1), (2), (3). 
C.
(1), (2).
D.
(3).
Câu 6

Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm:

A.
Hô hấp ngoài, vận chuyển khí và đẩy khí ôxi vào tế bào.
B.
Sự thải khí CO2, vận chuyển khí và hô hấp trong.
C.
Hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong.
D.
Sự hít khí ôxi, sự vận chuyển khí ôxi và sự khuếch tán ôxi vào tế bào.
Câu 7

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Chim là động vật có hình thức hô hấp bằng phổi hiệu quả nhất so với các loài động vật.
B.
Hiệu quả trao đổi khí ở cá xương tăng cao là do dòng nước chảy qua mang liên tục theo hai chiều.
C.
Các loài côn trùng, trao đổi khí O2 và CO2 trực tiếp giữa tế bào và môi trường ngoài qua hệ thống ống khí.
D.
Ở chim, chỉ có hoạt động hít vào là có khí O2 đi qua phổi để thực hiện trao đổi khí.
Câu 8

Hệ thống hô hấp của chim không có khí cặn là vì

A.
Khi thở ra, túi khí trước được đóng lại, túi khí sau co bóp tạo lực lớn đẩy toàn bộ khí trong phổi ra ngoài.
B.
Dòng khí lưu thông một chiều từ túi khí sau => phổi => túi khí trước rồi ra môi trường.
C.
 Hệ thống hô hấp của chim là phổi với số lượng phế nang và hệ thống ống khí rất lớn.
D.
Phổi chim có khả năng co dãn tối đa ép toàn bộ khí ra ngoài.
Câu 9

Khi nói về đặc điểm trao đổi khí của giun đất, phát biểu sau đây sai?

A.
Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích cơ thể khá lớn.
B.
Dưới da có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
C.
Da luôn ẩm ướt giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
D.
Các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần.
Câu 10

Khi nói về hoạt động hô hấp ở thú, phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Sự trao đổi khí diễn ra tại phế nang.
(2). Trước khi xảy ra trao đổi khí, có mô ở phân áp CO2 thấp hơn so với trong mao mạch máu.
(3). Sự thông khí là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.
(4). Hiệu quả trao đổi khí thấp hơn so với các loài chim.

A.
(2), (3), (4).
B.
(1), (3), (4).
C.
(1), (2), (4).
D.
(1), (2), (3).
Câu 11

Phổi của loài động vật nào sau đây không  có phế nang

A.
B.
Ếch đồng
C.
Bồ câu
D.
Rắn hổ mang
Câu 12

Sự thông khí ở phổi của động vật nào dưới đây được thực hiện chủ yếu nhờ sự nâng hạ của thềm miệng?

A.
Cóc
B.
Khỉ
C.
Thỏ
D.
Chuột
Câu 13

Các loài côn trùng có hình thức hô hấp nào sau đây?

A.
Hô hấp bằng phổi.
B.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
C.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể. 
D.
Hô hấp bằng mang.
Câu 14

Khi thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, người ta thường sử dụng loại mẫu vật nào sau đây?

 

A.
Hạt khô
B.
Hạt khô đã được luộc chín
C.
Hạt đang nhú mầm     
D.
Hạt nhú mầm đã được luộc chín
Câu 15

Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?

 

A.
Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B.
Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
C.
Nước vôi trong bị vẩn đục là do đã hình thành CaCO3.
D.
Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng không thay đổi.
Câu 16

Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?

A.
Giun, bò sát.
B.
Chim, thú.
C.
Tôm, cua.
D.
Ếch, nhái.
Câu 17

Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến:

A.
Bề mặt trao đổi khí rộng.
B.
Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố
C.
Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
D.
Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm.
Câu 18

Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng:

A.
chỉ hô hấp kị khí mới giải phóng CO2 và ATP.
B.
khác nhau ở giai đoạn đường phân.
C.
 chỉ hô hấp kị khí mới diễn ra trong ty thể.
D.
khác nhau ở sản phẩm cuối cùng và giá trị năng lượng thu được.
Câu 19

Điều không đúng khi nhận xét chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất là

A.
Phổi và hệ thống túi khí chiếm một thể tích rất lớn khi hoạt động bay
B.
Có hệ thống túi khí phân nhánh tới các tế bào
C.
Có đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
D.
Phổi rất phát triển
Câu 20

Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp vì:

A.
dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
B.
các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quan dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
C.
máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
D.
cả A, B và C.
Câu 21

Điểm sai khác lớn nhất giữa hệ tim mạch người và hệ tim mạch cá là

A.
ở cá, máu được ôxi hoá khi qua nền mao mạch mang.
B.
người có hai vòng tuần hoàn còn cá chỉ có một vòng tuần hoàn
C.
các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất.
D.
người có vòng tuần hoàn kín, cá có hộ tuần hoàn hở.
Câu 22

Đối tượng có hệ tuần hoàn hở là

A.
khỉ.
B.
chim.
C.
ếch.
D.
sứa.
Câu 23

Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi từ cao nhất đến thấp nhất?

A.
Các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi.
B.
Không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào.
C.
Máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào.
D.
Không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi.
Câu 24

Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào, không nhờ máu vận chuyển có ở

A.
con kiến.
B.
con cá voi.
C.
con giun đất.
D.
con chim sẻ.
Câu 25

Khi bạn hít vào, cơ hoành

A.
dãn và nâng lên.
B.
dãn và hạ xuống.
C.
co và nâng lên.
D.
co và hạ xuống.
Câu 26

Trao đổi ngược dòng trong các mang cá có tác dụng

A.
đẩy nhanh dòng nước qua mang.
B.
duy trì građien nồng độ đế nâng cao khuếch tán.
C.
cho phép cá thu ôxi trong khi bơi giật lùi.
D.
cho máu và nước qua mang chảy theo cùng một hướng.
Câu 27

Khi thở ra, không khí chuyển qua các đoạn của đường hô hấp theo trật tự

A.
các phế nang, khí quản, các phế quản, các vi phế quản, hầu, khoang mũi.
B.
các phế nang, các vi phế quản, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.
C.
các phế nang, các vi phế quản, khí quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.
D.
các phế nang, khí quản, các vi phế quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.
Câu 28

Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là

A.
Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B.
Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C.
Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D.
Bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 29

Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng

A.
Nâng lên, diềm nắp mang mở ra
B.
Nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C.
Hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
D.
Hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
Câu 30

Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình

A.
Khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2
B.
Chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài
C.
Chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài
D.
Khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2
Câu 31

Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là

A.
Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B.
Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C.
Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D.
Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
Câu 32

Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là

A.
Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B.
Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
C.
Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D.
Bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 33

Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

A.
Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và COtừ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô
B.
Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
C.
Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
D.
Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu
Câu 34

Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau

(1) Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da

(2) Loài hô hấp được nhờ ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá

(3) Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi

(4) Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang

Số phát biểu đúng là

 

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 35

Khi nói về hô hấp của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

 

A.
Tất cả các loài động vật sống dưới nước đều hô hấp bằng mang.
B.
Ống khí của côn trùng không có mao mạch bao quanh, ống khí của chim có mao mạch bao quanh.
C.
Quá trình trao đổi khí của tất cả các động vật trên cạn diễn ra ở phế nang.
D.
Ở mang của cá, dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch.
Câu 36

Khi nói về quá trình hô hấp của các loài động vật, trong số các phát biểu sau đây:

I. Tốc độ khuếch tán khí qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt traođổi.

II.  Ở côn trùng, khí oxy từ ống khí được vận chuyển nhờ các phân tử hemoglobin trongmáu.

III. Hiệu suất quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư, bò sát, thú thấp hơn so với ởchim.

IV. Ở người, chưa đến 50% lượng khí oxy đi vào phế nang được hấp thu vào máu.

 Số phát biểu chính xác là:

A. 2                                B. 4                              C. 1                              D. 3

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 37

Ở người, trong quá trình hít vào, con đường đi nào của khí chỉ ra dưới đây là phù hợp?

 

A.
Mũi → thanh quản → khí quản → tiểu phế quản → phế quản → phế nang.
B.
Mũi → khí quản → phế quản → tiểu phế quản → phế nang.
C.
Mũi → hầu → thực quản → nắp thanh quản → thanh quản → khí quản → tiểu phế quản → phế quản.
D.
Mũi → Khí quản → thanh quản → phế quản → phế nang → tiểu phế quản.
Câu 38

Cá xương có thế lấy được hom 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch

 

A.
song song với dòng nước
B.
song song, cùng chiều với dòng nước
C.
xuyên ngang với dòng nước  
D.
song song, ngược chiều với dòng nước
Câu 39

Phát biểu nào sao đây không đúng khi nói về hô hấp ở động vật?

 

A.
Chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí nên đã hấp thụ được 90% O2 trong không khí.
B.
Phổi lưỡng cư là một cái túi đơn giản, được cấu tạo bởi một sổ ít phế nang, nên quá trình traọ đổi khí chủ yếu được thực hiện qua da.
C.
Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
D.
a
Câu 40

Ở cá xương mang có diện tích trao đổi khí lớn vì:

(1) Mang có nhiều cung mang

(2) Mỗi cung mang có nhiều phiến mang

(3) Mang có khả năng mở rộng

(4) Mang có diềm nắp mang

Phương án trả lời đúng là:

 

A.
2 và 3
B.
1 và 4 
C.
2 và 4 
D.
1 và 2
Câu 41

Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?

A.
Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.
B.
Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể.
C.
Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể.
D.
Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể.
Câu 42

Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?

      

A.
Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
B.
Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.
C.
Vì phổi không thải được CO2 trong nước.
D.
Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
Câu 43

Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

A.
Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô.
B.
Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
C.
Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
D.
Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu.
Câu 44

Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ

A.
Sự vận động  của các chi.
B.
Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
C.
Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
D.
Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
Câu 45

Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

A.
Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
B.
Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
C.
Sự vận động của các chi.
D.
Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
Câu 46

Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?

A.
Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.  
B.
Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.
C.
Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.       
D.
Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
Câu 47

Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

A.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
B.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
C.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D.
Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 48

Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim thực hiện nhờ

A.
sự co dãn của phần bụng.          
B.
sự vận động của cánh.
C.
sự co dãn của túi khí.      
D.
sự di chuyển của chân.
Câu 49

Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?

A.
Vì có nhiều cung mang.
B.
Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
C.
Vì mang có kích thước lớn.
D.
Vì mang có khả năng mở rộng.
Câu 50

Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A.
Sự co dãn của phần bụng.    
B.
Sự di chuyển của chân.
C.
Sự nhu động của hệ tiêu hoá. 
D.
Vận động của cánh.