THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 72 phút
Mã đề: #1416
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 708

Ôn tập trắc nghiệm Hô hấp ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 4

Câu 1

Các tế bào của co thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua

A.
Hệ tuần hoàn hở
B.
Hệ tuần hoàn kín
C.
Màng tế bào một cách trực tiếp
D.
Qua dịch mô bao quanh tế bào
Câu 2

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng

A.
Hô hấp là quá trình cơ thể hấp thu O2 và CO2 từ môi trường sống để giải phóng năng lượng
B.
Hô hấp là quá trình cơ thể hấp thu O2 và hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường
C.
Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
D.
Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ ôxy và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxy hoá các chất trong tế bào
Câu 3

Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:

I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.

II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.

III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.

IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 4

ng các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu đặc điểm giúp tăng hiệu quả trao đổi khí?

I. Diện tích bề mặt lớn.

II. Bề mặt trao đổi khí có độ dày lớn.

III. Luôn ẩm ướt.

IV. Có rất nhiều mao mạch.

V. Có sắc tố hô hấp

A.
1
B.
3
C.
5
D.
4
Câu 5

Các loại côn trùng thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng hình thức nào sau đây?

A.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
B.
Hô hấp bằng mang
C.
Hô hấp bằng phổi
D.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Câu 6

Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là

A.
Khoang mũi 
B.
Thanh quản
C.
Phế nang
D.
Phế quản
Câu 7

"Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài". Quá trình này là gì?

A.
Hô hấp
B.
Quang hợp
C.
Hô hấp sáng
D.
Tiêu hóa
Câu 8

Khi nói đến động vật có hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài đẳng nhiệt đều có tim 4 ngăn.

II. Chỉ động vật ở cạn mới có hệ tuần hoàn kép.

III. Chỉ hệ tuần hoàn kín mới xuất hiện mao mạch.

IV. Cá là lớp động vật có xương sống duy nhất có hệ tuần hoàn đơn.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 9

Hô hấp sâu (hít thở sâu) đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể sống. Có bao nhiêu phát biểu đúng liên quan đến quá trình hít thở sâu?

   II. Chịu sự điều khiển của vỏ não.

   III. Có sự tham gia của cơ cơ hoành và các cơ liên sườn trong và ngoài.

   IV. Giảm hẳn lượng khí đọng trong phổi.

   V. Không tiêu tốn năng lượng.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 10

Phân tích thành phần không khí hít vào và thở ra ở người người ta thu được kết quả, kết luận nào dưới đây đúng nhất:

Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra
O2 20.9% 16.4%
CO2 0.03% 4.1%
N2 79.4% 79.5%
A.
O2 được cơ thể lấy vào dùng cho hô hấp tế bào
B.
Lượng O2 lấy vào cân bằng với lượng CO2 thải ra
C.
Cơ thể có nhu cầu lấy O2 cao hơn thải CO2
D.
Nitơ không có vai trò gì đối với sự hô hấp
Câu 11

Các tế bào của cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong, xảy ra qua:

A.
Màng tế bào một cách trực tiếp
B.
Dịch mô bao quanh tế bào
C.
Máu và dịch mô bào quanh tế bào
D.
Dịch bạch huyết 
Câu 12

Ở côn trùng, quá trình trao đổi khí diễn ra nhờ cơ quan nào sau đây?

A.
Qua cánh
B.
Qua phổi
C.
 Qua ống khí
D.
Qua mang
Câu 13

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang

A.
Cá chép
B.
Thỏ
C.
Giun tròn
D.
Chim bồ câu
Câu 14

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.

II. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.

III. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.

IV. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín.

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 15

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?

A.
Ếch đồng
B.
Tôm sông
C.
Mèo rừng
D.
Chim sâu
Câu 16

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

A.
Châu chấu
B.
Cá chép
C.
Giun tròn
D.
Chim bồ câu
Câu 17

Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

A.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
B.
Hô hấp bằng mang
C.
Hô hấp bằng phổi
D.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
Câu 18

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2và máu giàu CO2.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 19

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 20

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng phổi

A.
 Cua
B.
Giun đất
C.
Rắn
D.
Trùng roi
Câu 21

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang?

A.
Đại bàng
B.
Giun đất
C.
Trai sông
D.
Cá heo
Câu 22

Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí

A.
Côn trùng
B.
Tôm, cua
C.
Ruột khoang
D.
Trai sông
Câu 23

Nhóm động vật có hiệu suất trao đổi khí cao nhất trên cạn là

A.
lưỡng cư
B.
bò sát
C.
chim
D.
thú
Câu 24

Có những cấu trúc, đặc điểm và quá trình liên quan đến trao đổi khí như sau:

1. Hêmôglôbin và các sắc tố hô hấp khác.

2. Bề mặt mỏng và ẩm ướt.

3. Khuếch tán.

4. Hồng cầu

5. Phổi và mang.

6. Không khí và nước có ôxi.

Những cấu trúc, đặc điểm và quá trình cần thiết cho trao đổi khí ở tất cả các loài động vật là:

A.
1, 2, 5.
B.
2, 3, 4.
C.
2, 3, 4, 5.
D.
1, 2, 3, 6.
Câu 25

Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan hô hấp giống nhau?

A.
Thủy tức, cá, tôm.
B.
Giun đất, sò, ếch.
C.
Cá, chim, ếch.
D.
Trai, cua, cá.
Câu 26

Hô hấp ở động vật là

A.
quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng.
B.
tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
C.
quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2 và CO2 để tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
D.
quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào.
Câu 27

Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì

A.
thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được.
B.
khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào, hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài, giun nhanh chết vì thiếu nước.
C.
khi da giun đất bị khô thì O2 và COkhông khuếch tán qua da được.
D.
ở mặt đất khô nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được.
Câu 28

Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?

A.
Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B.
Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C.
Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D.
Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.
Câu 29

Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

A.
Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.
B.
Vì độ ẩm trên cạn thấp.
C.
Vì không hấp thu được O2 của không khí.
D.
Vì nhiệt độ trên cạn cao.
Câu 30

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

A.
4
B.
5
C.
3
D.
2
Câu 31

Ở cá, khi thở ta thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng

A.
nâng lên, diềm nắp mang mở ra.
B.
nâng lên, diềm nắp mang đóng lại.
C.
hạ xuống, diềm nắp mang mở ra.
D.
hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại.
Câu 32

Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp

A.
bằng mang.
B.
bằng phổi.
C.
bằng hệ thống ống khí.
D.
qua bề mặt cơ thể.
Câu 33

Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở

A.
mang.
B.
bề mặt toàn cơ thể.
C.
phổi.
D.
các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 34

Côn trùng hô hấp

A.
bằng hệ thống ống khí.
B.
bằng mang.
C.
bằng phổi.
D.
qua bề mặt cơ thể.
Câu 35

Xét các loài sinh vật sau:

(1) Tôm                   (4) Trai

(2) Cua                    (5) Giun đất

(3) Châu chấu           (6) Ốc

Những loài nào hô hấp bằng mang?

A.
(1), (2), (3) và (5).
B.
(4) và (5).
C.
(1), (2), (4) và (6).
D.
(3), (4), (5) và (6).
Câu 36

Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A.
Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B.
Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C.
Vì một lượng O2 đã ôxi hóa các chất trong cơ thể.
D.
Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 37

Hô hấp ở động vật không có vai trò nào sau đây?

I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể.

II. Cung cấp ôxi cho tế bào tạo năng lượng.

III. Mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp.

IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất.

A.
II, III.
B.
III, IV.
C.
III.
D.
IV.
Câu 38

Bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm gì?

A.
Diện tích bề mặt lớn.
B.
Mỏng và luôn ẩm ướt.
C.
Có nhiều mao mạch và có sự lưu thông khí.
D.
Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 39

Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?

A.
Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.
B.
Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ở ngoài cơ thể.
C.
Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.
D.
Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể.
Câu 40

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A.
Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B.
Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
C.
Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
D.
Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí.