THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1436
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Cấu trúc của tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2837

Ôn tập trắc nghiệm Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Sinh Học Lớp 10 Phần 7

Câu 1

Nếu cho các tế bào hồng cầu của người vào ống nghiệm chứa nước cất, thì hiện tượng nào dưới đây có thể quan sát được?

A.
hồng cầu không thay đổi hình dạng do nước di chuyển cân bằng.
B.
hồng cầu nhận nước quá nhiều làm chúng vỡ ra.
C.
hồng cầu mất nước, trở nên biến dạng nhăn nheo.
D.
hồng cầu nhận nước, trương lên, nhưng không vỡ.
Câu 2

Đặc điểm của sự vận chuyển các chất qua màng tế bào bằng cơ chế khuếch tán là

A.
chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
B.
dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.
C.
hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.
D.
chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.
Câu 3

Điều kiện của vận chuyển chủ động là gì?

A.
Không tiêu tốn năng lượng.
B.
Tiêu tốn năng lượng.
C.
Cần “máy bơm”.
D.
Cả B và C đều đúng.
Câu 4

Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào

A.
một cách tùy ý.
B.
một cách có chọn lọc.
C.
chỉ cho các chất vào.
D.
chỉ cho các chất ra.
Câu 5

Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A.
saccarôzơ ưu trương.
B.
saccarôzơ nhược trương.
C.
urê ưu trương.
D.
urê nhược trương.
Câu 6

Vì sao nói màng sinh chất là một cấu trúc khảm động?

A.
Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B.
Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
C.
Phải bao bọc xung quanh tế bào.
D.
Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.
Câu 7

Tại sao sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP?

A.
Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng.
B.
Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển.
C.
Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
D.
Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
Câu 8

Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là

A.
vận chuyển thụ động.
B.
vận chuyển chủ động.
C.
xuất nhập bào.
D.
khuếch tán trực tiếp.
Câu 9

Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách

A.
có thể khuếch tán qua kênh prôtêin (theo chiều građien nồng độ).
B.
có thể vận chuyển chủ động qua kênh prôtêin ngược chiều građien nồng độ.
C.
có thể nhờ sự khuếch tán theo hiện tượng vật lí.
D.
cả A và B đều đúng.
Câu 10

Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển nào?

(1) Thẩm thấu

(2) Khuếch tán

(3) Vận chuyển tích cực

Phương án trả lời đúng là:

A.
(1), (2) 
B.
(2), (3) 
C.
(1), (3)  
D.
(3)
Câu 11

Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào?

A.
Khuếch tán qua lớp kép phôtpholipit.
B.
Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C.
Nhờ kênh prôtêin đặc biệt.
D.
Vận chuyển chủ động.
Câu 12

Cho các hoạt động chuyển hóa sau:

(1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.

(2) Dẫn truyền xung thần kinh.

(3) Bài tiết chất độc hại.

(4) Hô hấp.

Có mấy hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 13

Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng gì xảy ra?

A.
Tế bào hồng cầu không thay đổi.
B.
Tế bào hồng cầu nhỏ đi.
C.
Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ.
D.
Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại.
Câu 14

Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan:

A.
bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
B.
cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
C.
thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
D.
luôn ổn định.
Câu 15

Nhập bào là phương thức vận chuyển:

A.
chất có kích thước nhỏ và mang điện.
B.
chất có kích thước lớn.
C.
chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
D.
chất có kích thước nhỏ và phân cực.
Câu 16

Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua:

A.
kênh prôtêin đặc biệt  
B.
các lỗ trên màng
C.
lớp kép phôtpholipit 
D.
kênh prôtêin xuyên màng
Câu 17

Tại sao tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh?

A.
Màng tế bào đã bị phá vỡ.
B.
Tế bào chất đã bị biến tính.
C.
Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc.
D.
Nhân tế bào đã bị phá vỡ.
Câu 18

Điều kiện của vận chuyển chủ động là:

A.
không tiêu tốn năng lượng.
B.
tiêu tốn năng lượng.
C.
cần “máy bơm”.
D.
cả B, C đều đúng.
Câu 19

Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ:

A.
sự biến dạng của màng tế bào.
B.
bơm prôtêin và tiêu tốn ATP.
C.
sự khuếch tán của các ion qua màng.
D.
kênh prôtêin đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 20

Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:

(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit.

(2) Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.

(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.

(4) Nhờ kênh prôtêin đặc hiệu và tiêu hao ATP.

Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 21

Khi ta uống thuốc, các chất trong thuôc đi vào tế bào bằng phương thức nào?

A.
Đi vào bằng cách chủ động và cả thụ động.
B.
Đều đi vào chủ động.
C.
Đều đi vào thụ động.
D.
Chỉ đi vào bằng cách nhập bào.
Câu 22

Vì sao tế bào cần có cơ chế vận chuyển chủ động mặc dù chúng tốn năng lượng?

A.
Tế bào cần sử dụng bớt năng lượng dư thừa.
B.
Tế bào cần lấy các chất cần thiết và thải các chất cần được vận chuyển ra khỏi tế bào.
C.
Tế bào cần làm cho các bơm đặc hiệu được hoạt động.
D.
Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
Câu 23

Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì nguyên nhân nào?

A.
Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng.
B.
Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển.
C.
Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
D.
Các chất đuợc vận chuyển có năng lượng lớn.
Câu 24

Nhập bào bao gồm 2 loại là:

A.
ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B.
ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
C.
ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D.
ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Câu 25

Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử:

A.
Na+
B.
Prôtêin
C.
ATP
D.
ARN
Câu 26

Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định điều gì?

(1) Tế bào đang sống hay đã chết.

(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé.

(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.

(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể.

Phương án đúng là:

A.
(1), (2)  
B.
(2), (3)
C.
(3), (4)
D.
(1), (3)
Câu 27

Co nguyên sinh là hiện tượng gì?

A.
Cả tế bào co lại.
B.
Màng nguyên sinh bị dãn ra.
C.
Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại.
D.
Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào thu nhỏ lại.
Câu 28

Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có bên trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường:

A.
ưu trương
B.
đẳng trương
C.
nhược trương
D.
bão hòa    
Câu 29

Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) nhờ sự khuếch tán là:

A.
những chất tan trong lipit.
B.
chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
C.
các đại phân tử prôtêin có kích thước lớn.
D.
cả A và B đều đúng.
Câu 30

Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là:

A.
tế bào hồng cầu
B.
tế bào nấm men
C.
tế bào thực vật 
D.
tế bào vi khuẩn
Câu 31

Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách:

A.
xuất bào, nhập bào.
B.
xuất bào, nhập bào, khuếch tán.
C.
xuất bào, nhập bào, thẩm thấu.
D.
nhập bào, khuếch tán.
Câu 32

Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là:

A.
vận chuyển thụ động
B.
vận chuyển chủ động
C.
xuất nhập bào
D.
khuếch tán trực tiếp
Câu 33

Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách nào?

A.
Có thể khuếch tán qua kênh prôtêin (theo chiều građien nồng độ).
B.
Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtêin ngược chiều građien nồng độ.
C.
Có thể nhờ sự khuếch tán theo hiện tượng vật lý.
D.
Cả A và B đều đúng.
Câu 34

Các bơm đặc hiệu trong phương thức vận chuyển chủ động các chất có bản chất là:

A.
pôlisaccarit
B.
prôtêin
C.
lipit
D.
ARN
Câu 35

Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào:

A.
đặc điểm của chất tan.
B.
sự chênh lệch nồng độ của các chất tan giữa trong và ngoài màng tế bào.
C.
nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào.
D.
nhiệt độ.
Câu 36

Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là:

A.
vận chuyển chủ động
B.
vận chuyển tích cực
C.
vận chuyển qua kênh
D.
sự thẩm thấu     
Câu 37

Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là:

A.
sự thẩm thấu
B.
sự ẩm bào
C.
sự thực bào
D.
sự khuếch tán
Câu 38

Vận chuyển thụ động:

A.
cần tiêu tốn năng lượng.
B.
không cần tiêu tốn năng lượng.
C.
cần có các kênh prôtêin.
D.
cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 39

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?

A.
Hòa tan trong dung môi
B.
Thể rắn
C.
Thể nguyên tử
D.
Thể khí
Câu 40

Khi nói đến sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất, có bao nhiêu phát biểu đúng về sự khuyếch tán ion qua màng tế bào?

I. Có thể khuếch tán qua kênh prôtein (theo chiều Gradien nồng độ)

II. Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtein ngược chiều Gradien nồng độ.

III. Vận chuyển thụ động qua lớp phôtpholipit là với chất không phân cực và có kích thước nhỏ (O2, lipit, rượu...)

IV. Vận chuyển thụ động qua kênh prôtêin là với các chất phân cực, ion, các chất có kích thước lớn (K+, Na+, Cr...).

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 41

Khi nói đến sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Có bao nhiêu phát biểu đúng về sự vận chuyển thụ động?

I. Cần tiêu tốn ATP.

II. Không cần tiêu tốn năng lượng.

III. Phải qua kênh protein.

IV. Cần các bơm đặc biệt trên màng.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 42

Tế bào đặt trong môi trường có nồng độ chất tan cao (môi trường có áp suất thẩm thấu cao) thì tế bào sẽ như thế nào?

A.
Mất nước và vỡ.
B.
Mất nước và co nguyên sinh.
C.
Hấp thụ nước và phồng lên.
D.
Hấp thụ nước và phản co nguyên sinh.
Câu 43

Ở tế bào sống, các chất có thể được hấp thụ từ môi trường ngoài vào trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hấp thụ ở tế bào?

I. Nhờ sự khuyếch tán và thẩm thấu các chất qua màng tế bào theo cơ chế bị động.

II. Nhờ sự hoạt tải các chất qua màng tế bào một cách chủ động.

III. Nhờ khả năng biến dạng của màng tế bào mà các phân tử kích thước lớn được đưa vào.

IV. Nhờ khả năng vận chuyển chủ động mà các chất đi vào không cần tiêu tốn năng lượng.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 44

Ở tế bào sống, hiện tượng vận chuyển các chất chủ động qua màng sinh chất là gì?

A.
Các chất đi vào tế bào theo chiều građien nồng độ.
B.
Các chất đi vào tế bào theo chiều chênh lệch áp suất.
C.
Vận chuyển thụ động các chất vào tế bào.
D.
Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều građien nồng độ.
Câu 45

Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã thực hiện hình thức gì để đưa vào tế bào?

A.
Vận chuyển chủ động.
B.
Ẩm bào, uống bào.
C.
Thực bào và ăn bào.
D.
Ẩm bào và thực bào.
Câu 46

Trong phương thức vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào, các chất tan được khuếch tán phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A.
Đặc điểm của chất tan.
B.
Sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào.
C.
Đặc điểm của màng tế bào.
D.
Nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào.
Câu 47

Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

A.
Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
B.
Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
C.
Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
D.
Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 48

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A.
Thẩm thấu.
B.
Hấp thụ chủ động.
C.
Hấp thụ thụ động.
D.
Khuếch tán.
Câu 49

Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A.
saccrôzơ ưu trương
B.
saccrôzơ nhược trương.
C.
urê ưu trương.
D.
urê nhược trương.
Câu 50

Ngâm rau xà lách vào nước. Nước là môi trường gì?

A.
Đồng trương
B.
Ưu trương
C.
Nhược trương
D.
Đẳng trương