THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 29
Thời gian làm bài: 52 phút
Mã đề: #1443
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 10 - Động lực học chất điểm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4604

Ôn tập trắc nghiệm Bài toán về chuyển động ném ngang Vật Lý Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 10m/s từ độ cao h = 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Tìm khoảng cách từ điểm ném tới điểm vật chạm đất.

A.
17,3 m.
B.
14,1 m.
C.
24,1 m.
D.
30,0 m.
Câu 2

Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu vo. Biết sau 2s, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 30o. Tốc độ ban đầu của vật gần nhất giá trị nào sau đây?

A.
40 m/s.
B.
30 m/s.
C.
50 m/s.
D.
60 m/s.
Câu 3

Một vật được ném ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 với vận tốc ban đầu 40 m/s. Tốc độ của vật khi chạm đất là

A.
50 m/s.
B.
70 m/s.
C.
60 m/s.
D.
30 m/s.
Câu 4

Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi vo theo phương ngang ở độ cao 1500 m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s2. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng

A.
114,31 m/s.
B.
11, 431 m/s.
C.
228,62 m/s.
D.
22,86 m/s.
Câu 5

Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nên nhà, cách mép bàn theo phương ngang 2 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là

A.
3 m/s.
B.
4 m/s.
C.
2 m/s.
D.
1 m/s.
Câu 6

Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của viên bi là

A.
2,82 m.
B.
1 m.
C.
1,41 m.
D.
2 m.
Câu 7

Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là

A.
√3 s.
B.
4,5 s.
C.
9 s.
D.
3 s.
Câu 8

Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng

A.
100 m.
B.
140 m.
C.
125 m.
D.
80 m.
Câu 9

Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?

A.
Hai viên bi chạm đất cùng lúc
B.
Viên bi A chạm đất trước
C.
Viên vi B chạm đất trước
D.
Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 10

Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay xa của vật là

A.
\(L = v\sqrt {\frac{h}{{2g}}} \)
B.
\(L = v\frac{h}{{2g}}\)
C.
\(L = v\sqrt {\frac{2h}{{g}}} \)
D.
\(L = v\frac{2h}{{g}}\)
Câu 11

Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Thời gian chạm đất của vật là

A.
\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}}\)
B.
t = 2h/g.
C.
t = h/2g
D.
\(t = \sqrt {\frac{h}{{2g}}} \)
Câu 12

Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?. 

A.
A chạm đất trước.    
B.
A chạm đất sau.
C.
Cả hai chạm đất cùng một lúc.       
D.
Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 13

Chọn đáp án đúng.

Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là :

A.
Chuyển động thẳng đều.
B.
Chuyển động thẳng biến đổi đều.
C.
Chuyển động rơi tự do.
D.
Chuyển động thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.
Câu 14

Chọn phát biểu đúng .

Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 

A.
đường thẳng.   
B.
đường tròn. 
C.
đường gấp khúc.  
D.
đường parapol
Câu 15

Công thức tính tầm ném xa của vật ném ngang là:

A.
\(L={{v}_{0}}\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
B.
\(L={{v}_{0}}\sqrt{\frac{h}{g}}\)
C.
\(L={{v}_{0}}\sqrt{2h}\)
D.
\(L={{v}_{0}}\sqrt{2g}\)
Câu 16

Công thức tính thời gian chuyển động của vật ném ngang là:

A.
\(t=\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
B.
\(t=\sqrt{\frac{h}{g}}\)
C.
\(t=\sqrt{2h}\)
D.
\(t=\sqrt{2g}\)
Câu 17

Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc  nào đó. Bỏ qua sức cản của không khí. Tầm bay xa của vật là?

A.
\({v_0}\sqrt {\frac{h}{g}} \)
B.
\({v_0}\sqrt {\frac{2h}{g}} \)
C.
\(\frac{{v_0^2}}{g}\)
D.
\(\frac{{v_0^2}}{{2g}}\)
Câu 18

Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc  nào đó. Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian vật rơi đến mặt đất là?

A.
\(\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
B.
\(\sqrt {\frac{{h}}{g}} \)
C.
\(\sqrt {\frac{{2g}}{h}} \)
D.
\(\sqrt {\frac{{g}}{h}} \)
Câu 19

Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ quy chiếu Oxy tại mặt đất (Ox nằm ngang, Oy hướng thẳng đứng lên) thì phương trình quỹ đạo nào sau đây là đúng 

A.
\(y = \frac{1}{2}g{t^2}\)
B.
\(y = h + \frac{1}{2}g{t^2}\)
C.
\(y = h - \frac{1}{2}g{t^2}\)
D.
\(y = h - g{t^2}\)
Câu 20

Một pháo sáng được thả ra từ máy bay đang bay đều theo phương thẳng nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí, pháo sáng sẽ chuyển động ra sao?

A.
Bay phía sau máy bay trên cùng mặt ngang
B.
Giữ thẳng đứng dưới máy bay
C.
 Di chuyển phía trước máy bay trên cùng mặt ngang
D.
Phụ thuộc vào độ nhanh theo mặt ngang của máy bay.
Câu 21

Một phi công lái một máy bay trực thăng đang lên thẳng đứng với vận tốc không đổi v0. Đột nhiên trong khi bốc thẳng lên, phi công làm rơi cây một cây bút ra cửa sổ, bỏ qua sức cản của không khí. Cây bút sẽ:

A.
Cây bút chuyển động sang phương ngang rồi rơi xuống nhanh dần
B.
Hoàn toàn không đi lên nhưng ngay lập tức bắt đầu đi xuống đất.
C.
Di chuyển xuống với vận tốc không đổi.
D.
Ban đầu bay lên với vận tốc v0 , sau đó tốc độ giảm dần và dừng lại và cuối cùng đi xuống với tốc độ tăng dần.
Câu 22

Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có đặc điểm là hướng theo

A.
phương ngang, cùng chiều chuyển động.
B.
phương ngang, ngược chiều chuyển động
C.
phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên
D.
phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 23

Từ trên một máy bay đang chuyển động đều theo phương nằm ngang, người ta thả một vật rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhận xét nào sau đây là sai? 

A.
 Người quan sát đứng trên mặt đất nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parabol.
B.
Người quan sát đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parabol
C.
Người quan sát đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một đường thẳng đứng
D.
Vị trí chạm đất ở ngay phía dưới máy bay theo phương thẳng đứng.
Câu 24

Quả cầu I có khối lượng gấp đôi quả cầu II. Cùng một lúc tại độ cao h, quả cầu I được thả rơi còn quả cầu II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn phát biểu đúng?

A.
Quả cầu I chạm đất trước
B.
Quả cầu II chạm đất trước
C.
Cả hai quả cầu I và II chạm đất cùng một lúc
D.
Quả cầu II chạm đất trước, khi nó được ném với vận tốc đủ lớn.
Câu 25

Một vật ném nghiêng có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm bay cao của một vật ném xiên là đoạn

A.
IK
B.
OH
C.
OK
D.
OI
Câu 26

Một vật ném nghiêng có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm bay xa của vật là khoảng cách giữa

A.
điểm ném và điểm cao nhất của quỹ đạo
B.
điểm cao nhất của quỹ đạo và điếm rơi
C.
điểm cao nhất của quỹ đạo và điểm có gia tốc bằng 0
D.
điểm ném và điểm rơi trên mặt đất.
Câu 27

Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một

A.
đường tròn
B.
đường thẳng
C.
đường xoáy ốc
D.
nhánh parabol
Câu 28

Trong hình vẽ sau, gia tôc của vật tại đỉnh I có

 

A.
 hướng ngang theo chiều từ H đến I
B.
hướng thẳng đứng xuống dưới
C.
hướng ngang theo chiều từ I đến H
D.
hướng thẳng đứng lên trên.
Câu 29

Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu V ở độ cao h. Bỏ qua sức cản không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào

A.
M và V.
B.
M và h
C.
Vvà h
D.
M, V và h.