THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1450
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1638

Ôn tập trắc nghiệm Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A.
Anticodon
B.
Gen
C.
Mã di truyền.
D.
Codon.
Câu 2

Quan sát quá trình nguyên phân của một tế bào, người ta đếm được 38 NST kép, xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Cho biết tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

A.
Kì đầu
B.
Kì sau
C.
Kì giữa
D.
Kì cuối
Câu 3

Tế bào con được hình thành qua quá trình nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?

A.
Có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
B.
Có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn.
C.
Có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
D.
Có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn.
Câu 4

Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài A là bao nhiêu?

A.
Bộ nhiễm sắc thể của loài A có 2n= 4.
B.
Bộ nhiễm sắc thể của loài A có 2n= 18.
C.
Bộ nhiễm sắc thể của loài A có 2n= 8.
D.
Bộ nhiễm sắc thể của loài A có 2n= 16.
Câu 5

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết, hình ảnh này minh họa cho kì nào cùa quá trình phân bào?

A.
Kì sau của nguyên phân.   
B.
 Kì giữa của nguyên phân.
C.
Kì sau của giảm phân.    
D.
Kì giữa của giảm phân.
Câu 6

Trong tế bào động vật, gen nằm ở vị trí nào sau đây thường không được phân chia đồng đều khi phân bào?

A.
Lục lạp. 
B.
Ti thể. 
C.
NST thường.
D.
NST giới tính X.
Câu 7

Ớ các loài sinh sản vô tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào sau đây?

A.
Nguyên phân. 
B.
Giảm phân. 
C.
Thụ tinh. 
D.
Dịch mã.
Câu 8

Một tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 96 nhiễm sắc thể đơn. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

A.
2n = 8 
B.
2n = 12. 
C.
2n = 24. 
D.
2n = 48.
Câu 9

Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nuclêôxôm là 12,41 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nuclêôxôm của cặp nhiễm sắc thể này là

A.
4000
B.
2000 
C.
8000 
D.
6000
Câu 10

Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét 3 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kỳ sau nguyên phân theo thứ tự là:

A.
22,26,36
B.
10,14,18
C.
11,13,18
D.
5,7,15
Câu 11

Một tế bào nguyên phân 5 lần tạo ra các tế bào con có tổng số tâm động 1600. Hỏi giao tử của loài trên chứa bao nhiêu NST

A.
60. 
B.
50.
C.
25. 
D.
30.
Câu 12

Một loài có 2n = 24. Có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 30480 mạch pôlinuclêôtit mới. Số lần nguyên phân của các tế bào này là

A.
6 lần.
B.
4 lần. 
C.
5 lần.
D.
7 lần.
Câu 13

Ở một loài thực vật, bộ NST là 2n = 14. Một tế bào của cá thể B nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 240 NST đơn. Số lượng NST đơn trong mỗi tế bào trước khi bước vào quá trình phân bào là

A.
18
B.
16
C.
14
D.
15
Câu 14

Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 ;1 ;1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút.

A.
8-26-26.
B.
8-416-208.
C.
4-416-208. 
D.
8-16-26
Câu 15

Cơ chế di truyền nào sau đây không phải là cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A.
Nguyên phân.
B.
Điều hòa hoạt động của gen. 
C.
Nhân đôi ADN
D.
Dịch mã
Câu 16

Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử khuyết 1 NST?

A.
7
B.
1
C.
3
D.
5
Câu 17

Ớ các loài sinh sản vô tính, bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào sau đây?

A.
Giảm phân 1.
B.
Nguyên phân.
C.
Thụ tinh. 
D.
Giảm phân 2.
Câu 18

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kì giữa của lần phân bào thứ 5 trong tất cả tế bào con có 

A.
384 NST kép. 
B.
768 NST đơn. 
C.
768 NST kép.       
D.
384 crômatit 
Câu 19

Có 30 tế bào xôma của một loài nguyên phân, ở kì sau người ta đếm được 1440 NST. Số crômatit ở kì giữa và bộ NST ở kì cuối trong một tế bào là: 

A.
96 và 48. 
B.
96 và 24. 
C.
24 và 12. 
D.
48 và 24. 
Câu 20

Số NST môi trường cung cấp cho 4 tế bào của thỏ (2n = 44) nguyên phân 3 lần bằng nhau là : 

A.
1324 
B.
308 
C.
1232 
D.
176 
Câu 21

Sự khác bịêt chủ yếu trong quá trình nguyên phân của tế bào động vật và thực vật ở: 

A.
Kì cuối của nguyên phân ở tế bào thực vật trong tế bào chất hình thành 1 vách ngăn chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
B.
Tế bào thực vật không phá vỡ màng nhân trong quá trình phân bào
C.
Tế bào thực vật không thực hiện phân đôi nhiễm sắc thể trong giai đoạn chuẩn bị mà ở kì đầu
D.
Tế bào thực vật không tạo thoi vô sắc khi thực hiện nguyên phân 
Câu 22

Trong nguyên phân sự biến mất của màng nhân và nhân con xảy ra ở: 

A.
Kì sau 
B.
Kì giữa 
C.
Kì đầu 
D.
Kì cuối 
Câu 23

Trong quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì: 

A.
Kì cuối. 
B.
Kì đầu.       
C.
Kì sau. 
D.
Kì giữa.     
Câu 24

Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở : 

A.
Kỳ sau và kì giữa 
B.
Kỳ sau và kỳ cuối 
C.
Kỳ đầu và kì cuối 
D.
Kỳ cuối và kỳ giữa 
Câu 25

Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ? 

A.
Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không 
B.
Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất 
C.
Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia 
D.
Nhân và tế bào phân chia cùng lúc 
Câu 26

Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ? 

A.
Trung gian, đầu và cuối 
B.
Đầu, giữa , cuối 
C.
Đầu, giữa, sau và cuối
D.
Trung gian, đầu và giữa   
Câu 27

Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là 

A.
18
B.
24
C.
17
D.
9
Câu 28

Ở thể đột biến của một loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần liên tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng cộng 72 NST đơn. Bộ NST của loài có thể là 

A.
2n = 6 hoặc 2n = 8. 
B.
2n = 12 hoặc 2n = 14. 
C.
2n = 8 hoặc 2n = 16. 
D.
2n = 8 hoặc 2n =10. 
Câu 29

Tại vùng sinh sản ở 1 loài động vật, có 50 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 1 số đợt bằng nhau, đã tạo được 3200 tế bào con. Trong lần nguyên phân cuối cùng trên, người ta đếm được trong tất cả các tế bào có 249600 crômatit.Bộ NST 2n của loài, số loại giao tử và số loại hợp tử ( khi không có trao đổi chéo) lần lượt là là: 

A.
42 NST 221 loại giao tử, 242 loại hợp tử.
B.
36 NST 218 loại giao tử, 236 loại hợp tử. 
C.
78 NST, 239 loại giao tử, 278 loại hợp tử. 
D.
38 NST,219 loại giao tử, 238 loại hợp tử.
Câu 30

Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, tự đa bội gồm: 

A.
AB và AABB. 
B.
AAAA và  BBBB. 
C.
BBBB và AABB. 
D.
AABB và AAAA. 
Câu 31

Từ 1 hợp tử để hình thành cơ thể đa bào đòi hỏi quá trình: 

A.
Giảm phân và thụ tinh 
B.
Nguyên phân        
C.
Sinh sản hữu tính 
D.
Sinh sản dinh dưỡng 
Câu 32

Cơ chế nào sau đây giúp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con tạo ra từ nguyên phân giống với bộ nhiễm sắc thể ở tế bào mẹ? 

A.
Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể. 
B.
Tái tổ hợp nhiễm sắc thể. 
C.
Nhân đôi và tái tổ hợp nhiễm sắc thể. 
D.
Phân li và tái tổ hợp nhiễm sắc thể.    
Câu 33

Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử thiếu 1 NST? 

A.
1
B.
7
C.
5
D.
3
Câu 34

Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là 

A.
Không tách tâm động và dãn xoắn
B.
Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
C.
Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D.
Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào 
Câu 35

Một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật nguyên phân 3 lần liên tiếp đã nhận của môi trường 322 nhiễm sắc thể đơn. Loài sinh vật này là 

A.
ruồi giấm. 
B.
đậu Hà Lan.
C.
lúa nước. 
D.
người. 
Câu 36

Nguyên nhân có thể làm phát sinh thể đa bội là 

A.
do tất cả các cặp NST không phân ly. 
B.
do trao đổi chéo không cân giữa các NST. 
C.
do một hoặc một số cặp NST nào đó không phân ly. 
D.
do rối loạn nhân đôi của ADN. 
Câu 37

Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n tham gia nguyên phân, nếu một NST kép của cặp NST đồng dạng không phân li ở kì sau, hai tế bào con tạo ra có công thức bộ nhiễm sắc thể 

A.
2n + 1 và 2n. 
B.
2n + 1 và 2n – 1. 
C.
đều là 2n giống tế bào mẹ.      
D.
2n + 2 và 2n – 2. 
Câu 38

Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân

A.
Chỉ có đột biến xoma
B.
Đột biến giao tử và đột biến xoma
C.
Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi
D.
Đột biến xoma và đột biến tiền phôi
Câu 39

Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định màu quả vàng. Cho cây quả đỏ thuần chủng 2n giao phấn với cây quả vàng 2n thu được F1. Xử lí cônsixin ở tất cả các cây F1 được tạo ra. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về F1 nói trên? 

A.
Đều là các thể dị bội.
B.
Đều là các thể lưỡng bội.
C.
Đều là các thể tam bội.
D.
Đều là các thể dị hợp.
Câu 40

Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 ´ 108 cặp nuclêotit. Khi bước vào kì giữa của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm

A.
6 × 108 cặp nucleôtit.
B.
18 × 108 cặp nucleôtit.
C.
12 × 108 cặp nucleôtit.
D.
24 × 108 cặp nucleôtit.
Câu 41

Ở các loài sinh vật nhân thực, xét các trường hợp sau:

(1)      Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên 1 cặp NST có nhiều cặp gen.

(2)      Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mồi bào quan có nhiều gen.

(3)      Gen nằm trên NST thường và trên 1 cặp NST có nhiều cặp gen.

(4)      Gen nằm trên NST thường và trên 1 cặp NST có ít cặp gen.

(5)      Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mồi bào qua có ít gen.

(6)      Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên 1 NST có nhiều gen.

Trong các trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành từng cặp alen?

A.
4
B.
3
C.
5
D.
2
Câu 42

Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là 

A.
thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.    
B.
mất một cặp G-X 
C.
mất một cặp A-T 
D.
thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X 
Câu 43

Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 48 NST lúc chưa nhân đôi. Các hợp tử nguyên phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 19968. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và hợp tử 2. Số lần nguyên phân của hợp tử 1 là 

A.
5
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 44

Chu kì nguyên phân của tế bào Y bằng 1/3 thời gian so với chu kì nguyên phân của tế bào X. Quá trình nguyên phân của cả hai tế bào cần được cung cấp 3108 NST đơn. Số đợt nguyên phân của tế bào X và Y lần lượt là 

A.
9 và 3.
B.
3 và 9. 
C.
6 và 2. 
D.
2 và 6. 
Câu 45

Chu kì nguyên phân của tế bào Y bằng 1/3 thời gian so với chu kì nguyên phân của tế bào X. Quá trình nguyên phân của cả hai tế bào cần được cung cấp 3108 NST đơn. Có bao nhiêu NST trong bộ lưỡng bội của loài?

A.
12
B.
8
C.
4
D.
6
Câu 46

Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: 

A.
A = T = 1799; G = X = 1800. 
B.
A = T = 899; G = X = 600.    
C.
A = T = 1799; G = X = 1200. 
D.
A = T = 1800; G = X = 1200. 
Câu 47

Ở một loài 2n = 24, cách sắp xếp của nhiễm sắc thể khi tế bào ở kỳ giữa của nguyên phân là 

A.
212
B.
211 
C.
24
D.
1
Câu 48

Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 46. Một tế bào sinh dưỡng đang ở kì trung gian. Số nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào ở pha G1 của kì trung gian là 

A.
46.     
B.
92. 
C.
D.
23.
Câu 49

Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là: 

A.
128. 
B.
64. 
C.
512. 
D.
256. 
Câu 50

Quan sát 1 hợp tử của 1 loài động vật đang thực hiện nguyên phân, số tế bào có ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ ba là 

A.
4 tế bào. 
B.
8 tế bào. 
C.
6 tế bào.      
D.
2 tế bào.