ĐỀ THI Sinh học
Ôn tập trắc nghiệm Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Sinh Học Lớp 12 Phần 2
Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là:
Biết hàm lượng ADN nhân trong một hợp tử của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của nguyên phân là
Ở một loài 2n = 14, số nhiễm sắc thể đơn có trong 1 tế bào ở kì giữa của nguyên phân là
Ở một loài 2n = 24, số nhiễm sắc thể đơn có trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 4 ×108 cặp nucleotit. Khi bước vào kì sau của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
Ở đậu Hà Lan, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số cromatit ở kỳ giữa của nguyên phân là
Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
Trong thời gian 2 giờ 30 phút, hai tế bào I và II đều nguyên phân. Tốc độ nguyên phân của tế bào II gấp đôi so với tế bào I. Cuối quá trình, số tế bào con của cả hai tế bào là 72. Số lần nguyên phân của tế bào I và II lần lượt là
Bốn tế bào A, B, C, D đều thực hiện quá trình nguyên phân. Tế bào B có số lần nguyên phân gấp ba lần so với tế bào A và chỉ bằng 1/2 số lần nguyên phân của tế bào C. Tổng số lần nguyên phân của cả bốn tế bào là 15. Nếu quá trình trên cần được cung cấp 816 NST đơn cho cả 4 tế bào nguyên phân thì số NST trong bộ lưỡng bội của loài bằng
Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 78 NST lúc chưa nhân đôi. Các hợp tử nguyên phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 8112. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và hợp tử 2. Số lượng tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 là
Ở một loài, khi lai hai cơ thể lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 cromatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 48. Một số tế bào sinh sinh dục sơ khai tiến hành nguyên phân một số lần bằng nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp 1680 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào sinh dục sơ khai và số lần nguyên phân lần lượt là
Có 5 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào tương đương với 3720 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo thành từ nguyên liệu môi trường là 3600. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trên là
Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 5 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 1536 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, nguyên phân liên tiếp 4 lần. Nguyên liệu mà môi trường cần cung cấp có các tế bào khi chuẩn bị bước vào lần nguyên phân cuối cùng tương đương với số nhiễm sắc thể đơn là
Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 4278 nhiễm sắc thể đơn để một số tế bào ở người nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là
Có 8 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào tương đương với 1680 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo thành từ nguyên liệu môi trường là 1568. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
Ở một loài, khi lai hai cơ thể lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 cromatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 5 đợt. Ở kì sau của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 1536 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực tế bào. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 280 nhiễm sắc thể đơn để một số tế bào ở ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là
Quan sát 5 tế bào của 1 loài sinh vật có bộ NST 2n=24, đang nguyên phân 1 số lần như nhau thấy 3840 NST ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại. Tại thời điểm quan sát, tế bào đang ở kì nào và lần nguyên phân thứ mấy?
Ở một loài 2n = 14, 1 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần, số cromatit có trong tất cả các tế bào khi đang ở kì giữa của lần phân bào cuối cùng là
Ở lúa nước 2n = 24, số cromatit có trong 1 tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là:
Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:
Gen D có 3600 liên kết hidro và có số nucleotide loại A chiếm 30% tổng số nucleotide của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T tạo thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nucleotide mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
Một nhóm tế bào bước vào quá trình nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbXY. Khi tế bào này đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.Nếu quá trình phân li diễn ra bình thường. Số cách nhiễm sắc thể phân li về hai cực là
Một nhóm tế bào bước vào quá trình nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Khi tế bào này đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo
Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kỳ trung gian là
Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 46. Một tế bào sinh dưỡng đang ở kì trung gian. Số nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào ở pha G1 của kì trung gian là
Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào sinh dưỡng (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.
Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?
(1) Tế bào A đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
(3) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n = 2.
(4) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
(5) Tế bào A là tế bào của một loài thực vật bậc cao.
Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Một tế bảo sinh dưỡng ở mô phân sinh của cơ thể này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra 256 tế bào con. Số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiêm sắc thể không phân li nên đã tạo ra hai tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; các tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 448 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Một tế bào hợp tử mang bộ NST lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một NST kép không phân ly, các tế bào con mang bộ NST bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kỳ như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ NST bình thường. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ NST 2n -1
(2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỷ lệ tế bào mang bộ NST 2n +1 chiếm tỷ lệ 1/254
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của 2 tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.
Từ một tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n. Tế bào 4n này và các tế bào khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?
Từ 1 tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là
Ở một loài số nhiễm sắc thể có trong thể bốn khi tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là 52. Số nhóm gen liên kết của loài đó là
Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết , phát biểu sau đây đúng?
Gen M có 4050 liên kết hidrô và có hiệu số giữa tỉ lệ phần trăm nuclêôtit loại G và nucleôtit không bổ sung với nó là 20%. Gen M bị đột biến điểm thành gen m. Một tế bào chứa cặp gen Mm nguyên phân bình thường liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 2703 nuclêôtit loại T và 6297 nuclêôtit loại X. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Dạng đột biến xảy ra đối với gen M là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
II. Chiều dài của gen m là 5100Å.
III. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m là A= T= 499, G =X = 1051.
IV. Số chu kì xoắn của gen M nhiều hơn gen m.
Một tế bào xôma ở gà(2n = 78) trải qua quá trình nguyên phân. Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Ở kì giữa có 78 nhiễm sắc thể kép. II. Ở kì đầu có 156 tâm động.
III. Ở kì sau có 156 nhiễm sắc thể đơn. IV. ở kì sau có 156 crômatit.
Một hợp tử trải qua 10 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ 2 lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 956 tế bào con. Thứ đợt xảy ra đột biến lần thứ nhất và lần thứ 2 lần lượt là:
Phân bào nguyên nhiễm còn được gọi là
Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
Gà có 2n=78 vào kì trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
Hiện tượng sau đây xảy ra ở kì cuối là:
Các tế bào con tạo ra nguyên phân có số nhiễm sắc thể bằng với ở tế bào mẹ nhờ:
Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kì giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
Những kì nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành
Trong kì giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm