THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1458
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2668

Ôn tập trắc nghiệm Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Loại mononucleotit nào sau đây là "tiền tệ" của tế bào có vai trò dự trữ năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào

A.
ATP
B.
GTP
C.
CTP
D.
UTP
Câu 2

Nguồn năng lượng nào sau đây trực tiếp cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển chủ động các chất trong cơ thể

A.
AMP
B.
ATP
C.
ADP
D.
Cả 3 nguồn năng lượng trên
Câu 3

Liên kết P~P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng, nó rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng. Nguyên nhân là do

A.
đây là liên kết yếu mang ít năng lượng nên dễ phá vỡ
B.
phân tử ATP là một chất giàu năng lượng
C.
phân tử ATP chứa ba nhóm photphat cao năng
D.
các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
Câu 4

Khi nói về phân tử ATP, phát biểu nào sau đây sai?

A.
ATP là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào. 
B.
ATP được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào. 
C.
ATP chỉ được cấu tạo từ hai thành phần là: đường ribose và 2 nhóm phosphate.
D.
ATP là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa 2 nhóm phosphate cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
Câu 5

ATP được coi là "đồng tiền năng lượng của tế bào" vì:

(1) ATP là một hợp chất cao năng.

(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP.

(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt đống sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào.

(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.

Có bao nhiêu giải thích phù hợp trong số các nhận định trên?

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 6

Cho các nhận định sau khi nói về phân tử ATP, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Bazonito trong phân tử ATP là Adenin.

(2) Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sản sinh và phân hủy 40 gam ATP.

(3) Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra protein với tốc độ cao có thể tiêu tốn khoảng 75% lượng ATP mà tế bào tạo ra.

A.
1
B.
2
C.
0
D.
3
Câu 7

Cho các nhận định sau khi nói về phân tử ATP, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.

(2) Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn rất ít ATP.

(3) Trong 1 phân tử ATP có 3 nhóm photphat cao năng.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
0
Câu 8

Trong 5 phân tử ATP có bao nhiêu nhóm photphat cao năng?

A.
5
B.
15
C.
10
D.
0
Câu 9

Trong 3 phân tử ATP và 3 phân tử ADP có:

(1) 9 nhóm photphat cao năng.

(2) 6 phân tử đường ribozo.

(3) 6 bazonito Adenin.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
0
Câu 10

Trong 6 phân tử ATP và 4 phân tử ADP có:

(1) 6 phân tử đường ribozo và 4 phân tử đường deoxiribozo.

(2) 26 nhóm photphat.

(3) 26 liên kết cao năng.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

A.
0
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 11

Trong 6 phân tử ATP có:

(1) 18 nhóm photphat cao năng.

(2) 12 liên kết cao năng.

(3) 6 phân tử đường deoxiribozo.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

A.
2
B.
1
C.
0
D.
3
Câu 12

Cho các nhận định sau khi nói về cấu tạo của ATP, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) ATP có 4 loại, được cấu tạo từ 4 loại bazonito khác nhau như Adenin, Guanin, Tinmin và Uraxin.

(2) ATP có 3 liên kết cao năng.

(3) Trong phân tử ATP có 3 thành phần là: bazonito, nhóm photphat và phân tử đường deoxiribozo.

A.
2
B.
0
C.
1
D.
3
Câu 13

Cho các nhận định sau khi nói về cấu tạo của ATP, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Liên kết giữa 2 nhóm photphat gần với phân tử đường nhất là các liên kết cao năng.

(2) ATP được cấu tạo từ 3 thành phần: đường ribozo, nhóm photphat và bazonito Alanin.

(3) Trong phân tử ADP, 1 nhóm phophat là trung tâm liên kết với cả bazonito và phân tử đường.

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 14

Năng lượng nào thuộc dòng năng lượng sinh học?

A.
Thế năng.
B.
Năng lượng trong các liên kết hóa học.
C.
Động năng.
D.
Dòng năng lượng trong tế bào.
Câu 15

Trong cấu trúc của phân tử ATP thì có bao nhiêu liên kết cao năng (liên kết hóa học khi được giải phóng cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào)?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 16

Cho các quá trình dưới đây, có bao nhiêu quá trình sử dụng năng lượng?

(1) Vận chuyển chủ động.

(2) Vận chuyển thụ động.

(3) Truyền xung động thần kinh trong cơ thể.

(4) Điều hòa thân nhiệt.

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 17

Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất với ……. để tồn tại và phát triển.

A.
Máu
B.
Nước mô
C.
Cơ quan sinh sản
D.
Cả A và B
Câu 18

Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có đặc điểm

A.
Thức ăn, nước và muối khoáng... từ môi trường ngoài qua các hệ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng và có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ. B. Thức ăn, nước và muối khoáng... từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể và sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
B.
Các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.
C.
Các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.
D.
Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
Câu 19

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm:

A.
 Tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ.
B.
Tích luỹ năng lượng và giải phóng năng lượng.
C.
Đồng hoá và dị hoá.
D.
Tổng hợp và tích luỹ năng lượng.
Câu 20

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.

(2) Năng lượng trong tế bào chỉ tồn tại dưới dạng hóa năng.

(3) Nhiệt năng trong tế bào không có khả năng sinh công cơ học.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 21

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Thế năng là dạng năng lượng dự trữ, không có khả năng sinh công.

(2) Nhiệt năng trong tế bào là dạng năng lượng có ích, có thể sinh công.

(3) Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào là hóa năng.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
0
Câu 22

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

(2) Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt là đồng hợp và phân hủy.

(3) Đồng hóa là quá trình tạo ra và sử dụng ATP.

A.
2
B.
1
C.
0
D.
3
Câu 23

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Dị hóa là quá trình tạo ra và sử dụng ATP.

(2) Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.

(3) Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.

A.
1
B.
0
C.
2
D.
3
Câu 24

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Đồng hóa là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.

(2) Chuyển hóa vật chất có thể không kèm theo chuyển hóa năng lượng.

(3) Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng để tổng hợp ADP từ ATP.

A.
3
B.
1
C.
0
D.
2
Câu 25

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.

(2) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng.

(3) Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công.

A.
1
B.
3
C.
0
D.
2
Câu 26

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất vô cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

(2) Chuyển hóa vật chất bao gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa.

(3) Năng lượng chủ yếu trong tế bào là dạng hóa năng.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
0
Câu 27

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

I. Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và tích lũy năng lượng.

II. Vào thời điểm lao động, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa.

III. Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập nhưng lại thống nhất và gắn liền với nhau.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 28

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Vào lúc nghỉ ngơi, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa.

(2) Quá trình dị hóa xảy ra ở các bào quan như: lục lạp, riboxom …

(3) Nếu không có đồng hóa thì quá trình dị hóa vẫn xảy ra.

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 29

Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng, có bao nhiêu ý đúng?

(1) Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở các lứa tuổi khác nhau là khác nhau.

(2) Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cùng một độ tuổi là như nhau.

(3) Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
0
Câu 30

Đồng hóa cung cấp gì cho dị hóa?

A.
ATP
B.
Năng lượng
C.
Ôxi
D.
Nguyên liệu
Câu 31

Dị hóa cung cấp gì cho đồng hóa?

A.
Chỉ năng lượng
B.
Chỉ nguyên liệu
C.
Không cung cấp gì
D.
Năng lượng, nguyên liệu
Câu 32

Đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp … (1) cho dị hóa. Dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, … (2) cho đồng hóa.

A.
(1) là nguyên liệu; (2) là ATP
B.
(1) là năng lượng; (2) là nguyên liệu
C.
(1) và (2) đều là năng lượng
D.
(1) và (2) đều là nguyên liệu
Câu 33

Ý nào sau đây là đúng khi nói về đồng hoá, dị hoá?

A.
Dị hóa không cung cấp gì cho đồng hóa.
B.
Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau.
C.
Đồng hóa cung cấp năng lượng cho dị hóa.
D.
Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa.
Câu 34

Protein nào có vai trò như những "xe tải" vận chuyển các chất trong cơ thể?

A.
Hemoglobin
B.
Anbumin
C.
Insulin
D.
Miozin
Câu 35

Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn cacbon chủ yếu từ CO2 được gọi là:

A.
Hóa dị dưỡng
B.
Quang dị dưỡng
C.
 Hóa tự dưỡng
D.
Quang tự dưỡng
Câu 36

Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau:

“Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ …(1)… và nguồn cacbon chủ yếu được lấy từ …(2)…”

A.
1 – Chất vô cơ; 2 – Chất hữu cơ
B.
1 – Chất vô cơ; 2 – CO2
C.
1 – Chất hữu cơ; 2 – Chất hữu cơ
D.
1 – Chất hữu cơ; 2 – CO2
Câu 37

Dị hóa là quá trình cung cấp năng lượng để:

A.
tổng hợp ADP từ ATP.
B.
tổng hợp ADN từ gen.
C.
tổng hợp ATP từ ADP.
D.
tổng hợp ADN từ tế bào chất.
Câu 38

Cho hình vẽ sau, sau khi tổng hợp ATP, ATP sẽ phân hủy để cung cấp năng lượng cho quá trình gì?

A.
Quá trình phân bào.
B.
Quá trình dị hóa.
C.
Quá trình phân giải các chất hữu cơ.
D.
Quá trình đồng hóa và hoạt động sống của tế bào.
Câu 39

Điền từ còn thiếu vào chỗ "…":

Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình … (1) nhưng … (2) trong hoạt động sống của tế bào.

A.
(1) là cùng chiều nhau; (2) là thống nhất
B.
(1) là cùng chiều nhau; (2) là không thống nhất
C.
(1) là ngược chiều nhau; (2) là thống nhất
D.
(1) là ngược chiều nhau; (2) là không thống nhất
Câu 40

Điền từ còn thiếu vào chỗ "…":

Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình … (1) nhưng … (2) trong hoạt động sống của tế bào.

A.
(1) là cùng chiều nhau; (2) là thống nhất
B.
(1) là cùng chiều nhau; (2) là không thống nhất
C.
(1) là ngược chiều nhau; (2) là thống nhất
D.
(1) là ngược chiều nhau; (2) là không thống nhất
Câu 41

Điền từ còn thiếu vào chỗ "…":

… (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

A.
Quang hợp
B.
Quang hóa
C.
Dị hóa
D.
Tổng hợp
Câu 42

Điền từ còn thiếu vào chỗ "…":

Tổng hợp (đồng hóa) và … (dị hóa) là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

A.
Phân giải
B.
Quang hợp
C.
Đồng hóa
D.
Quang hoá
Câu 43

Điền từ còn thiếu vào chỗ "…":

Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (…) là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

A.
Đồng hóa
B.
Dị hóa
C.
Quang hợp
D.
Quang hóa
Câu 44

Co nguyên sinh là hiện tượng

A.
Cả tế bào co lại
B.
Màng nguyên sinh bị dãn ra
C.
Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại
D.
Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại
Câu 45

Loại sắc tố quang hợp mà cơ thể thực vật nào cũng có là

A.
clorophin a.
B.
clorophin b.
C.
carotenoit 
D.
phicobilin
Câu 46

Hoá tổng hợp là khả năng oxi hoá các chất

A.
hữu cơ lấy năng lượng tổng hợp cacbonhiđrat.
B.
hữu cơ lấy năng lượng tổng hợp protein.
C.
vô cơ lấy năng lượng tổng hợp cacbonhiđrat.
D.
vô cơ lấy năng lượng tổng hợp protein.
Câu 47

Khả năng hoá tổng hợp có ở một số

A.
thực vật bậc cao. 
B.
tảo
C.
nấm.
D.
vi khuẩn.
Câu 48

Pyruvate là sản phẩm cuối của quá trình đường phân. Vậy phát biểu nào dưới đây là đúng?

A.
Trong 2 phân tử Pyruvate có ít năng lượng hơn trong 1 phân tử glucô.
B.
Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 2 phân tử Pyruvate.
C.
Pyruvate là 1 chất oxi hoá mạnh hơn CO2.
D.
Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 1 phân tử Glucô
Câu 49

Thành phần cơ bản của ezim là

A.
lipit.
B.
axit nucleic.
C.
cacbon hiđrat.
D.
protein.
Câu 50

Dị hoá là

A.
tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. 
B.
tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C.
quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D.
quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.